Tượng Quan Vũ cao 30 m gây tranh cãi ở Indonesia
Indonesia kêu gọi quan chức vững vàng trước áp lực của cộng đồng Hồi giáo muốn phá bỏ tượng Quan Vũ mới xây dựng.
Tượng Quan Vũ cao 30 mét bị che lại. Ảnh: Reuters.
Bức tượng Quan Vũ cao 30 m, lớn nhất Đông Nam Á, được dựng lên hồi tháng 7 tại một khu đền ở làng chài Tuban, tỉnh Đông Java. Quan Vũ là một vị tướng thời Tam Quốc và được người gốc Hoa thờ cúng ở nhiều nơi, nhưng bức tượng khổng lồ này lại đang gây tranh cãi ở Indonesia, theo Reuters.
Bức tượng trị giá 190.000 USD đã bị che lại sau khi cộng đồng người Hồi giáo biểu tình phản đối. Người biểu tình đã tụ tập bên ngoài trụ sở chính quyền thành phố Surabaya, mang áp phích “hãy phá bỏ nó” và “chúng ta không thờ tượng thần”.
Video đang HOT
“Cho phép dựng tượng một tướng ngoại quốc là ‘biểu tượng của sự phản bội quốc gia’”, một người biểu tình giấu tên nói.
Đại diện của đền Kwan Sing Bio từ chối bình luận, trong khi truyền thông dẫn ý kiến của người dân Surabaya cho rằng bức tượng đem lại tác động tích cực đối với du lịch địa phương.
“Nếu họ yêu cầu phá dỡ bức tượng, chính quyền không được phép khuất phục”, ông Teten Masduki, chánh văn phòng Phủ Tổng thống Indonesia, nói.
Hiến pháp Indonesia bảo vệ tự do và đa dạng tôn giáo. Dù vậy, các nhà quan sát lo ngại sự thiếu bao dung ngày càng tăng với các tôn giáo khác trong thời gian gần đây có thể đe dọa danh tiếng Hồi giáo ôn hòa của đất nước này. Người Hồi giáo chiếm 85% dân số Indonesia, ngoài ra còn có người theo đạo Phật, Công giáo, Hindu và một số tôn giáo khác.
Căng thẳng tôn giáo gia tăng trong năm nay sau khi ông Purnama, thị trưởng gốc Hoa theo đạo Cơ đốc đầu tiên điều hành thủ đô Indonesia, bị cáo buộc lăng mạ đạo Hồi trong bài phát biểu vận động bầu cử năm ngoái. Ông đã chỉ trích đối thủ sử dụng đoạn kinh Koran để kêu gọi người theo đạo Hồi bầu cho mình. Hồi tháng 5, ông bị kết án hai năm tù vì tội báng bổ.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Philippines kêu gọi ASEAN đoàn kết trước mối đe dọa khu vực
Tổng thống Rodrigo Duterte kêu gọi lãnh đạo các nước ASEAN đoàn kết trước các phần tử bất hợp pháp, tham nhũng và tội phạm xuyên quốc gia.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phát biểu tại lễ bế mạc kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN. Ảnh: Reuters.
"Chúng ta muốn một khu vực an toàn, nơi nhân dân của chúng ta có thể sống tự do, không lo sợ những phần tử bất hợp pháp, tham nhũng và tội phạm xuyên quốc gia", Manila Times dẫn lời ông Duterte hôm nay phát biểu tại bế mạc kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN ở Trung tâm Hội nghị Quốc tế Philippines, thành phố Pasay.
Trước bộ trưởng các nước thành viên hiệp hội Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, ông Duterte cũng cho rằng cần có sự tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau và pháp quyền phải có vị trí tối thượng trong quan hệ giữa các thành viên.
"Chúng ta muốn một khu vực bền vững, có sự tham gia của tất cả các bên, nơi không ai bị bỏ lại phía sau", ông Duterte nói. "Chúng ta mạnh mẽ hơn, năng động hơn, cường tráng hơn với tư cách cộng đồng ASEAN".
Ngày 8/8 đánh dấu chặng đường 50 năm hình thành và phát triển của ASEAN. Từ một tổ chức với 5 thành viên đầu tiên gồm Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Philippines, ASEAN đã kết nạp thêm Brunei (1984), Việt Nam (1995), Lào và Myanmar (1997) và Campuchia (1999). Năm 2015, Cộng đồng ASEAN được thành lập với mục đích đưa hiệp hội trở thành "một nhóm hài hòa các dân tộc Đông Nam Á, gắn bó trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau".
Năm 2016, tổng GDP của ASEAN đứng thứ 6 trên thế giới và đứng thứ ba ở châu Á với 2,55 nghìn tỷ USD, tăng gấp 4 lần so với năm 1999, năm ASEAN kết nạp thành viên cuối cùng. Dự báo ASEAN sẽ vươn lên ở vị trí thứ năm thế giới vào năm 2020.
Trọng Giáp
Theo VNE
Nga có thể đổi 11 tiêm kích Su-35 lấy nông sản Indonesia Nga ký biên bản ghi nhớ về thương vụ bán chiến đấu cơ Su-35 cho Indonesia theo nguyên tắc hàng đổi hàng. Tiêm kích đa năng Su-35 của Nga. Ảnh: Sputnik. Tập đoàn vũ khí Rostec của Nga và tập đoàn quốc doanh Perusahaan Perdagangan của Indonesia vừa ký thỏa thuận sơ bộ về việc trao đổi các tiêm kích đa năng Su-35...