Tương quan lực lượng hải quân Nhật Trung
Tương quan lực lượng Hải Quân Nhật – Trung như thế nào trước khả năng có thể xảy ra chiến tranh Đông Bắc Á.
Trong bối cảnh khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang dần trở thành trung tâm kinh tế, chính trị thế giới, trọng lực trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang chuyển sang Đông Bắc Á, nơi tập trung lợi ích xung đột của các cường quốc lớn như – Trung Quốc, Nhật, Mỹ, Nga. Tại Bắc Á, khả năng xung đột chủ yếu tập trung tại Biển Đông giữa Trung Quốc và Nhật Bản – hai đối thủ chính.Đối tượng tranh cãi giữa hai nước là chủ quyền của các đảo Senkaku (mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) và phân định các vùng đặc quyền kinh tế.
Nguồn ảnh: Reuters
Hải quân Nhật
Lực lượng Quốc phòng Hải quân Nhật sẽ là một hạm đội hiện đại và đa dạng. Trên khu vực Senkaku, Nhật sẽ có thể triển khai ít nhất 4 bốn tàu khu trục Aegis từ các căn cứ tại Yokosuka, Sasebo and Kure. Tính năng đặc biệt của những tàu này bao gồm khả năng kiểm soát lực lượng hải quân và không quân, tỉ lệ phát hiện mục tiêu cao, khả năng vận hành tất cả vũ khí trên tàu.
Nhật cũng có thể sử dụng hàng chục tàu khu trục có khả năng chiến đấu khiêm tốn hơn để giải quyết những nhiệm vụ chống tàu ngầm và phòng không địa phương.
Đối với những nhiệm vụ chiến đấu chống lại Trung Quốc, chủ yếu là theo dõi các tàu ngầm hạt nhân, Nhật có thể cấp tới 8 tàu ngầm diesel để đối phó. Một tàu tiêu diệt trực thăng lớp Hyuga mới có thể được sử dụng nhằm thực hiện những nhiệm vụ chống tàu ngầm.
Video đang HOT
Nhật cũng sở hữu nhiều tàu chiến đổ độ. Tuy nhiên, một trận chiến trên đất liền trên đảo Senkaku chỉ cần sự tham gia của các nhóm binh lính nhở mà không cần trang bị vũ khí hạng nặng, tiếp đất từ trực thăng hay thủy phi cơ.
Tuy nhiên, để có thể thực hiện một cuộc chiến đổ bộ thành công, cả hai bên cần có có ưu thế cả trên biển và trên không, thực tế trong bối cảnh hiện nay chưa bên nào có khả năng đó.
Cũng cần lưu ý rằng nếu Nhật dựng một tiền đồn trên đảo Okinawa, Nhật sẽ phải vận chuyển một lượng lớn đạn dược, vũ khí và trang thiết bị bằng đường thủy. Thậm chí, nếu đi được tới cuối hành trình của “tuyến Thái Bình Dương” thì vẫn có khả năng những chuyến hàng này bị tấn công đáng kể. Vì vậy, Nhật sẽ phải đảm bảo các đoàn vận chuyển có khả năng chống tàu ngầm mạnh.
Cần lưu ý rằng, các tàu chiến của Nhật không có khả năng tấn công những căn cứ bên bờ biển thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời điểm nước này bị cấm sở hữu vũ khí liên quan tới hệ thống tên lửa.
Hải quân Trung Quốc
Lực lượng hải Quân Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc có khả năng chiến đấu khá ấn tượng. Hạm đội Biển Đông của Trung Quốc (với các căn cứ chính tại Ninh Ba và Thượng Hải) đã được triển khai trực tiếp trong khu vực có xung đột. Lực lượng chiến đấu thực sự nằm ở bốn tàu khu trục do Nga chế tạo được trang bị vũ khí chống tàu rất mạnh. Ngoài ra, Hạm đội Biển Đông cũng sở hữu 7 tàu ngầm diesel (trong đó có 4 tàu ngầm là do Nga sản xuất) có khả năng thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ chiến đấu, bao gồm theo dõi địch trên mặt đất và trên biển, tiêu diệt quân địch bằng tên lửa chống tầu, ngư lôi.
Hạm đội Biển Đông chưa có lực lượng chống tàu ngầm hiệu quả. Tuy nhiên, cần chú ý một điều rằng tên lửa của Trung Quốc (chưa có con số chính xác tên lửa tại khu vực này những có thể chắc chắn rằng không dưới 20 tên lửa) sẽ không cho phép những con tàu siêu hạng của Nhật tiếp cận bờ biển.
Có thể dự đoán rằng, trong trường hợp xảy ra xung đột trên Senkaku, một phần Hạm đội Biển Đông sẽ tham chiến, từ đó hoàn toàn có thể làm giảm những ưu thế của Nhật bản trên biển. Những con tàu được cải tiến mới nhất của Trung Quốc được trang bị của hệ thống đa nhiệm Aegis Trung Quốc tương đương, có thể tiêu diệt các mục tiêu địch trên không, trên biển nằm ngoài tầm bắn của vũ khí Nhật.
Tương quan hải quân
Giữa hai lực lượng Trung – Nhật, hải hạm đội của hai bên đều có khoảng 20 tàu chiến đổ bộ các loại tuy nhiên dự đoán khả năng có thể nổ ra một cuộc chiến trên bộ quy mô lớn tại khu vực Senkaku là gần như không tồn tại.
Đối với các con tàu chiến thuộc hạm đội Biển bắc, Trung Quốc có lẽ sẽ quyết định lưu kho tất cả trang thiết bị trên ngoại trừ tàu ngầm hạt nhân đa mục tiêu.
Chưa có con số chính xác nào cho biết về số lượng các tàu ngầm hạt nhân mới mà Hải Quân Trung Quốc sở hữu (có lẽ là ba) và mức độ sẵn sàng chiến đấu của bốn tàu ngầm đã lỗi thời của nước này. Tuy nhiên, có thể dự đoán rằng ít nhất hai tàu ngầm sẽ tham gia vào nhiệm vụ cắt đứt nguồn viện trợ tới Okinawa.
Hiện, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung quốc đang trong quá trình thử nghiệm và chưa thể thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ngay.
Vì vậy, nếu xảy ra một cuộc xung đột Trung – Nhật quy mô lớn, trừ khi có bên thứ ba tham gia, nếu không Trung Quốc có lẽ sẽ giành được ưu thế mặc dù tổn thất sẽ là rất lớn.
Theo Người đưa tin
Đánh giá tương quan lực lượng hải quân Mỹ-Trung
Sau khi từ chối so sánh quan hệ quân sự Mỹ-Trung với thời Chiến tranh Lạnh và nói rằng quan hệ quân sự Mỹ-Trung là quan hệ hợp tác, trung tướng hải quân Mỹ Scott Swift cho biết thêm tất cả hải quân Trung Quốc hợp lại mới bằng Hạm đội 7.
Trong một phát biểu mới đây tại Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc tế Lowy của Astralia, Tư lệnh Hạm đội 7, tướng Swift cho rằng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động thương mại và công cuộc hiện đại hóa quân sự, an ninh biển đã trở thành vấn đề ngày càng quan trọng ở khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Hiện nay, nhiều quốc gia ở khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đang chuyển hóa thực lực kinh tế thành sức mạnh quân sự. Việc này có thể dẫn tới khả năng sử dụng vũ lực để giải quyết bất đồng giữa các quốc gia tại đây.
Tuy nhiên, vị Phó Đô đốc Hải quân này cảm thấy "rất khích lệ" trước những mối liên hệ về quân sự trong khu vực được xây dựng trong bối cảnh căng thẳng không ngừng leo thang gây ra bởi một số vấn đề, bao gồm vấn đề Biển Đông.
Theo tướng Swift, trọng tâm của ông nằm ở các hành động quân sự đa phương và tìm kiếm những cuộc diễn tập đa phương được mở rộng tới phạm vi tối đa có thể.
Hợp tác hải quân Mỹ-Trung khiến quan hệ quân sự giữa hai nước trở nên chặt chẽ hơn, hiểu nhau hơn, tránh được xung đột hải quân giống như xung đột hải quân Mỹ-Xô trong thời Chiến tranh Lạnh.
Tuy nhiên, tướng Swift đã từ chối so sánh quan hệ quân sự Mỹ-Trung hiện nay với quan hệ quân sự Mỹ-Xô trước đây và nhấn mạnh bối cảnh hiện nay rất khác so với thời Chiến tranh Lạnh.
Chiến tranh Lạnh là cạnh tranh giữa các chính phủ, giữa các quân đội và ai mạnh nhất là vấn đề quan trọng nhất lúc bấy giờ. Trong khi đó, tình hình trên biển hiện nay đã khác và tướng Swift cho rằng mình không nhìn thấy vấn đề trên trong môi trường biển hiện nay.
Tướng Swift cũng chỉ rõ tất cả hải quân Trung Quốc hợp lại mới bằng Hạm đội 7, nhưng điểm tương đồng giữa hải quân Mỹ và hải quân Trung Quốc nhiều hơn điểm cạnh tranh.
Theo Báo tin tức
Kịch bản giả định chiến tranh Đông Bắc Á - Kỳ 1: Ai sẽ tham chiến? Trong bối cảnh khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang ngày càng trở thành trung tâm chính trị và kinh tế thế giới, Đông Bắc Á là nơi mà quyền lợi của 4 cường quốc thế giới: Mỹ, Nga,Trung Quốc và Nhật Bản hội tụ, xung đột lẫn nhau, tờ Russia Beyond the Headlines (Nga) nhận định. Nếu chiến tranh có...