Tướng quân đội Mỹ bất ngờ tự tử trước khi được thăng chức
Thiếu tướng quân đội Mỹ John Rossi đã tự tử, ông là sĩ quan cấp cao nhất trong quân đội Mỹ đã tự sát, tờ USA Today đưa tin.
Thiếu tướng Rossi 55 tuổi.
Thiếu tướng Rossi 55 tuổi, đã tự tử ngày 31.7, nhưng đến ngày 28.10 vụ này mới được tiết lộ. Tướng Rossi tự sát tại nhà riêng của ông ở Alabama ngay trước khi được thăng cấp.
Cuộc điều tra vẫn chưa biết nguyên nhân của vụ tự tử. Nguồn tin nói với tờ báo rằng vị tướng gặp khó khăn với các trách nhiệm khác nhau.
Hồi tháng Ba, ông Rossi đã phát biểu về vấn đề tự tử trong môi trường quân đội. Vị tướng nói rằng bốn quân nhân dưới quyền ông đã tự sát. Tự tử vẫn là một vấn đề với các cựu binh các lực lượng vũ trang Mỹ, chủ yếu là do trầm cảm và hội chứng stress sau chấn thương mà nhiều người trải qua trong chiến tranh.
Một thống kê được tờ USA Today cho biết, cứ 100.000 binh sĩ Mỹ thì có 23,9 binh sĩ tự sát, một tỷ lệ khá cao.
Cách đây 20 năm, một vụ tự sát gây chấn động hải quân Mỹ khi tướng Jeremy Boorda đã tự kết liễu đời mình bằng một phát súng vào họng.
Video đang HOT
Theo Danviet
Nga đang là người giữ cây gậy ở Trung Đông?
Giới phân tích cho rằng Nga đang là người giữu cây gậy ở Trung Đông sau khi hàng loạt các quốc gia tại đây lên tiếng ủng hộ và đứng về phía nước này.
Mỹ quan ngại hợp tác Nga-Iran tại Syria
Ngày 8/3, phát biểu tại một phiên điều trần của Quốc hội Mỹ, Tướng Lloyd Austin -Tư lệnh Bộ chỉ huy trung ương Mỹ bày tỏ quan ngại về việc hợp tác giữa Nga và Iran dường như đang có xu hướng bành trướng vượt quá giới hạn điều phối trong các chiến dịch quân sự ở Syria.
Theo tướng Lloyd Austin, các hoạt động hợp tác chặt chẽ, mạnh giữa Moskva và Tehran tại Syria là biểu hiện cho thấy hai nước này đang chuẩn bị nâng mức quan hệ lên cấp độ đối tác chiến lược trong tương lai không xa.
Tư lệnh Bộ chỉ huy trung ương Mỹ cho rằng, có các biểu hiện tiềm năng cho thấy, Nga và Iran có thể sẽ hợp tác sâu hơn thông qua một thoả thuận an ninh chiến lược và điều này có liên quan chặt chẽ đến chiếc ghế của Nga ở Hội đồng bảo An Liên Hợp Quốc và quan hệ của Iran với chính quyền Syria cũng như lực lượng Hezbollah ở Lebanon.
Vị tướng Mỹ chỉ rõ, Hoa Kỳ đã nhận thấy các tín hiệu này thông qua các thoả thuận mua bán vũ khí công nghệ cao cũng như hợp tác giữa Moskva và Tehran trên lĩnh vực kinh tế.
Gần đây mối quan hệ giữa Nga và Iran đang ngày càng được cải thiện rõ rệt thông qua các thỏa thuận hợp đồng vũ khí, hợp tác trao đổi trong nhiều lĩnh vực.
Còn nhớ, khi Nga bàn giao các tổ hợp tên lửa phòng không S-300 cho Iran, Hoa Kỳ đã bày tỏ quan ngại sâu sắc.
Mỹ bày tỏ quan ngại sâu sắc trước việc Nga và Iran đang đẩy mạnh các mối quan hệ hợp tác.
Trước đó, điện Kremli đã dỡ bỏ lệnh cấm bán tên lửa S-300 cho quân đội của nước cộng hoà Hồi giáo sau khi Iran và 6 cường quốc khác đạt được một thoả thuận hạt nhân khung hồi tháng 7 năm ngoái. Theo đó, các lệnh trừng phạt chóng Iran đã được gỡ bỏ để đổi lại cam kết của Tehran trong các hoạt động sản xuất năng lượng hạt nhân vì hoà bình.
Trong khi đó, thực chất, liên minh Iran- Syria- Nga chống lại IS với người quản trò là Nga vốn đã được hình thành từ lâu.
Trong chuyến thăm Moskva hồi cuối tháng 7 năm ngoái, Tướng Qassem Soleimani- Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Al-Quds của Iran- đã bắn tín hiệu muốn hợp tác với Nga trong vấn đề Syria trong cuộc gặp bí mật với Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Kuzhugetovich Shoigu và hội kiến với Tổng thống Putin.
Tướng Qassem Soleimani sau đó đã được đích thân Thủ lĩnh tối cao Iran Khamenei "chọn mặt gửi vàng" vì có nhiều kinh nghiệm chiến trường và từ lâu đã được coi là chỉ huy thực sự của Iran trên chiến trường Syria. Tướng Soleimani cũng nằm trong danh sách đen của Mỹ và phương Tây.
Vấn đề chủ chốt trong liên minh Iran- Nga là cùng muốn duy trì vai trò của Tổng thống Bashar al-Assad, đồng minh Trung Đông duy nhất của Nga và nằm trong trục Shiite do Iran dẫn đầu.
Nga đang là người giữ cây gậy ở Trung Đông?
Giới phân tích cho rằng sự lo lắng của Nhà Trắng hoàn toàn có cơ sở khi gần đây Moskva đang ngày càng cải thiện cũng như mở rộng quan hệ hợp tác, nâng tầm đối tác chiến lược với các quốc gia Trung Đông.
Gần đây nhất là quan hệ với Israel. Ngày 25/2, truyền thông nước này dẫn nguồn tin chính phủ cho hay, Tổng thống Reuven Rivlin đã quyết định hủy chuyến công du chính thức đến Australia vốn dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 13-22/3 và thay vào đó sẽ tới thủ đô Moskva để gặp Tổng thống Nga Putin.
Theo nguồn tin, Thủ tướng Netanyahu đã nói với Tổng thống Rivlin rằng xét trên góc độ ngoại giao, thì cuộc gặp với nhà lãnh đạo Nga quan trọng hơn vào thời điểm hiện tại.
Mỹ và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đang cố tìm cách để ngăn chặn sức ảnh hưởng ngày càng lớn của Nga
"Do các diễn biến khu vực liên quan đến tình hình Trung Đông và nhu cầu về một cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo của Nga và Israel tại Moskva nên Tổng thống Rivlin đã buộc phải hoãn chuyến công du đến Australia. Quyết định này được đưa ra sau khi có sự tham vấn với các cơ quan hữu quan trong Bộ Ngoại giao và Thủ tướng Netanyahu", Phủ Tổng thống Israel cho hay.
Động thái này của Israel chứng tỏ, họ biết rõ vai trò cũng như những lợi ích sẽ đạt được khi bắt tay với điện Kremlin trong cuộc nội chiến kéo dài tại Syria.
Trước đó, hồi tháng 1 năm nay, Nga cũng tạo ra cơn địa chấn ở Trung Đông khi bắt tay Jordan thiết lập trung tâm chỉ huy tác chiến đặt tại Jordan, phụ trách chiến trường miền nam Syria. Đây được xem là bước chuyển đổi đột ngột trong chính sách của chính quyền Amman.
Theo_Báo Đất Việt
"Máy bay", "xe tăng" đậu đầy trên nóc nhà dân ở Ấn Độ Những mô hình lớn hình máy bay, xe tăng, con gà, hay thậm chí cả Nữ thần Tự do... đều được người dân ở bang Punjab, Ấn Độ xây trên nóc nhà. Nhiếp ảnh gia Rajesh Vora đã cảm thấy rất bất ngờ với sự đa dạng của kiến trúc trên nóc nhà ở các làng quê bang Punjab, Ấn Độ. Họ tạo...