Tướng quân đội Iran: Dù Mỹ khát khao hạ bệ, tổng thống Syria Bashar al-Assad vẫn tại vị
Trong khi phương Tây mà cụ thể là Mỹ muốn hạ bệ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, một quan chức quân sự hàng đầu của Iran khẳng định rằng, Mỹ và các đồng minh sẽ không thể đạt được mong muốn đó.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad vẫn tại vị, cho dù Mỹ không muốn
Ngày 12-5, Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Iran Hassan Firouzabadi nói rằng, mặc dù nỗ lực của Hoa Kỳ sử dụng cuộc nội chiến Syria để theo đuổi chương trình nghị sự của riêng mình là loại bỏ quyền lực hợp pháp của tổng thống Syria, song những cố gắng, mong muốn đó sẽ thất bại.
“Cho dù Mỹ mơ ước, mong muốn và khát khao hạ bệ ông Assad, thì vị tổng thống Syria sẽ vẫn nắm quyền, và những kẻ gây chiến sẽ phải hổ thẹn trước chiến thắng của dân tộc Syria. Đất nước này sẽ giành được thắng lợi từ cuộc khủng hoảng”, ông Hassan khẳng định.
Theo đặc phái viên Liên Hợp Quốc Staffan de Mistura, cuộc nội chiến ở Syria đã xảy ra gần 5 năm, giết chết hơn 400.000 người, hơn 12 triệu người đã bị mất nhà cửa trong cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra lớn nhất thế giới.
Trong khi chính phủ Mỹ và Nga đã cùng nhau bàn bạc đưa ra những nỗ lực chung nhằm chấm dứt xung đột, Washington lại nhiều lần làm suy yếu những nỗ lực đó bằng cách tài trợ các nhóm đối lập như là một phần của nỗ lực ngầm mong muốn lật đổ ông Assad.
Video đang HOT
Gửi viện trợ quân sự cho quân đội Syria tự do (FSA) và các nhóm đối lập “ôn hòa” khác, chính phủ Mỹ cũng đã vô tình trang bị vũ khí cho các tổ chức cực đoan. Hàng viện trợ thường xuyên rơi vào tay của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), và al-Nusra Front, một nhánh của mạng lưới al-Qaeda ở Syria.
Moscow, mặt khác, đã làm việc theo yêu cầu của chính phủ Syria hợp pháp, phát động các cuộc không kích chống lại các nhóm cực đoan bạo lực.
Tương lai của đất nước Trung Đông này sẽ phụ thuộc vào lệnh ngừng bắn phù hợp ở thành phố Aleppo.
Trong một cuộc phỏng vấn với Vzglyad, nhà phân tích chính trị Nga Azhdar Kurtov nói: “Nhóm Hồi giáo cực đoan có những vị trí mạnh gần Aleppo. Họ không sẵn sàng cho một sự thỏa hiệp với ông Assad. Nhiều nhóm trong số đó cũng có nhà tài trợ nước ngoài như Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Saudi. Ngay cả khi Moscow và Washington có cùng quan điểm thì Ankara và Riyadh vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ, chống lưng cho bọn khủng bố. Cuộc chiến ở Syria sẽ kết thúc chỉ sau khi các bên tham chiến bị đánh bại, còn nếu không xung đột vẫn sẽ tiếp tục xảy ra”.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ loay hoay "đọc vị" ý định thực sự của Putin tại Syria
Những động thái quân sự mới nhất của Nga tại Syria đã làm sâu sắc thêm sự chia rẽ trong chính quyền Mỹ về việc liệu Tổng thống Nga, Vladimir Putin, có thực sự ủng hộ sáng kiến của Liên Hợp Quốc để kết thúc cuộc nội chiến, hay ông sẽ sử dụng các cuộc đàm phán để che giấu việc hỗ trợ quân sự cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Chiến đấu cơ của Nga ở Syria. Theo thông tin của một số quan chức Mỹ nói với Reuters, Nga đã tái bố trí pháo binh gần thành phố Aleppo. Mặc dù đã rút một số chiến đấu cơ vào tháng 3, nhưng Nga cũng đã củng cố lực lượng tại Syria với hệ thống trực thăng vũ trang tiên tiến, và hệ thống phòng không hiện đại để chống lại các nhóm đối lập ôn hòa - một số quan chức Mỹ giấu tên cáo buộc.
Việc Nga tái khẳng định ủng hộ quân sự với Syria đã khiến một số quan chức Mỹ cảnh báo rằng, Washington rất có thể bị mang tiếng nhút nhát nếu không đáp trả động thái của Mátxcơva. Việc đó có thể khiến Nga leo thang thách thức với Mỹ và đồng minh thông qua các hoạt động không quân và hải quân.
Các quan chức Mỹ cũng cho rằng, sự chậm trễ trong việc phản hồi của Mỹ cũng có thể dẫn đến những tổn hại trong mối quan hệ giữa Washington với Saudi Arabia và các quốc gia vùng Vịnh khác đang cố gắng để lật đổ Tổng thống Assad, và cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, nước đã bắn pháo quân sự vào các mục tiêu Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria.
Một số quan chức Mỹ tranh luận rằng, Mỹ cần tăng cường hỗ trợ cho phe nổi dậy Syria bằng việc gửi tên lửa chống tăng và súng phóng lựu thông qua các nước thứ ba. Tuy nhiên, các quan chức khác, bao gồm Cố vấn An Ninh quốc gia Susan Rice, đã bác bỏ bất kỳ những ý kiến nào về sự leo thang trong đó có dính líu đến Mỹ tại Syria.
Bản thân Tổng thống Obama từ lâu đã miễn cưỡng can dự thêm vào cuộc chiến Syria. Hồi tháng 10 năm ngoái, ông Obama nói rằng Washington không muốn bị kéo vào cuộc "chiến tranh ủy nhiệm" với Mátxcơva. Thay vào đó, chính quyền Mỹ đã tập trung nhiều hơn vào việc thúc đẩy cuộc chiến chống IS ở đông bắc Syria.
Nhà Trắng từ chối bình luận cho biết thông tin liên quan đến bất kỳ cuộc tranh luận nội bộ nào về Syria hay ý đồ của Tổng thống Putin. Mỹ và các nước phương Tây khác đã phải vật lộn để phán đoán những ý đồ của Putin kể từ khi lực lượng Nga bất ngờ triển khai quân để hỗ trợ chính quyền Assad từ tháng 9 năm ngoái. Sự thông báo đột ngột của Putin vào tháng 3 về việc rút quân từng phần và các bước khác càng làm cho Mỹ và phương Tây bối rối với ý định thực sự của Putin.
"Đọc vị" Putin
Những cuộc tranh luận hiện nay trong nội bộ Chính phủ Mỹ về việc Washington sẽ phản ứng như thế nào trước những động thái quân sự của Moskva cho thấy, Mỹ vẫn hoài nghi liệu Tổng thống Putin có ủng hộ một cách thực sự đối với tiến trình hòa bình của Liên Hợp Quốc trong cuộc xung đột Syria hay không.
Các chức quan Mỹ và giới chuyên gia đặt câu hỏi tại sao ông Putin không thể, hoặc không sẵn sàng, thúc giục Assad nhượng bộ nhiều hơn trong các cuộc đàm phán. "Hoặc là Nga đã qua mặt được Obama và Ngoại trưởng John Kerry, hoặc là Nga cố gắng làm cho Mỹ ngừng tìm hiểu điều đó" - một nhà ngoại giao giấu tên cho hay.
Một bên là nhóm quan chức quân sự và tình báo Mỹ, những người nghĩ ông Putin ủng hộ các cuộc đàm phán do Liên Hợp Quốc đứng đầu. Những quan chức này lập luận rằng, Assad phá tan nỗ lực của Liên Hợp Quốc khi cản trở tiến trình hòa đàm ở Geneva, phớt lờ thỏa thuận ngừng bắn, kích động phiến quân và biến lệnh ngừng bắn thành mớ giấy vụn. Kết quả là, Putin không có lựa chọn nào khác là tăng cường hỗ trợ đồng minh Syria.
Trong khi đó, một bên kia là nhóm các quan chức và chuyên gia khác của Mỹ cho rằng Tổng thống Putin chưa bao giờ chân thành về ngoại giao, và cho biết Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Kerry quá ngây thơ khi tin vào những tuyên bố ủng hộ của Nga. Nhóm này lập luận, Putin vẫn kiên trì với việc ủng hộ Assad nắm quyền, và đảm bảo rằng, Nga vẫn duy trì một một quân cảng trên bờ biển Địa Trung Hải và một sân bay ở miền bắc Syria, căn cứ quân sự chủ lực duy nhất nằm ngoài địa phận Liên Xô cũ.
"Đây đã là một trò giương đông kích tây ngay từ đầu của Putin" - Jeffrey While, cựu chuyên gia phân tích cao cấp của của Cơ quan Tình báo Quốc phòng, hiện là nhà phân tích tại Viện Chính sách cận Đông của Mỹ - cho biết. "Tôi không tin Putin bị Assad gây sức ép. Tôi tin rằng họ đang liên minh với nhau".
Theolaodong.com.vn
Theo_Giáo dục thời đại
Hồ sơ Panama: Putin lại giành chiến thắng ngoại mục trước phương Tây Chiến dịch hạ bệ uy tín Tổng thống Putin của Mỹ và phương Tây thông qua bê bối Hồ sơ Panama thất bại thảm hại khi không thể gây nên phản ứng dữ dội trong lòng nước Nga. Uy tín của Tổng thống Nga Putin trong lòng người dân Nga không hề bị ảnh hưởng bởi Vụ bê bối mang tên Hồ sơ...