Tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới trở lại Việt Nam
Pho tượng Phật khắc từ đá ngọc thạch 18 tấn sẽ được cung nghinh đến chùa Hoằng Phúc (Quảng Bình) để phật tử, nhân dân chiêm bái.
Chiều 16/3, thượng tọa Thích Đức Thiện, Tổng thư ký hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, từ ngày 27/3 đến 5/4, tượng Phật ngọc hòa bình thế giới sẽ được trưng bày tại chùa Hoằng Phúc (Lệ Thủy, Quảng Bình).
Phật tử, du khách thập phương sẽ được chiêm bái pho tượng được đánh giá là tuyệt tác về kích thước và vẻ đẹp. Cùng với việc chiêm bái, chùa cũng tổ chức các chương trình thuyết pháp với chủ đề Phật giáo và hòa bình thế giới, Thiền và cuộc sống, thắp nến cầu nguyện quốc thái dân an.
Hình ảnh tượng Phật ngọc lần đầu tiên đến Việt Nam vào năm 2009. Ảnh: Đào Phúc Long Phi.
Phật ngọc là pho tượng lớn nhất thế giới được khắc từ khối ngọc thạch 18 tấn, do các nghệ nhân Thái Lan và một số nước khác thực hiện trong 8 năm. Tượng mô phỏng hình dáng tượng Phật Thích Ca được thờ ở Ấn Độ. Tượng cao 2,7 m, nặng hơn 4 tấn, ngồi trên ngai bằng thạch cao, được đưa đi cung nghinh vòng quanh thế giới nhằm mục đích nguyện cầu cho hoà bình, chúng sinh an lạc.
Tháng 3/2009, tượng Phật ngọc lần đầu được cung nghinh đến Việt Nam tại một số chùa ở Đà Nẵng, Bà Rịa Vũng Tàu, TP HCM, Đồng Tháp và Bắc Ninh.
Chùa Hoằng Phúc – nơi sắp tới trưng bày pho tượng là quốc tự cổ xưa nhất miền Trung, gắn với cuộc đời hoằng pháp của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Thời kỳ kháng chiến, chùa là nơi nuôi dưỡng, che giấu cán bộ cách mạng.
Phương Hòa
Theo VNE
Video đang HOT
Hà Nội: Chùa mọc trên nóc chung cư 30 tầng
Ngay trên nóc các tòa nhà cao tầng giữa Thủ đô xuất hiện những ngôi chùa khá rộng rãi với đầy đủ tượng phật, có cả người bảo vệ.
Chùa rộng 40m trên tầng thượng
Khu tổ hợp chung cư Nam Xa La (phường Phúc La, quận Hà Đông, TP Hà Nội) có diện tích 7.395m2, cao hơn 30 tầng. Điều đặc biệt tại khu chung cư này là có một ngôi chùa trên nóc tòa nhà.
Chung cư Nam Xa La (Hà Đông, Hà Nội) và ngôi chùa ở tầng trên cùng của tòa nhà này (ảnh dưới). Ngôi chùa khá rộng rãi, khang trang. Ảnh: Nhị Tiến
Muốn lên được ngôi chùa phải đi vào khu thang máy của tòa nhà. Vừa bước vào khu chờ thang máy thì đập ngay vào mắt là một tờ giấy dán trên tường, thông báo việc "cúng dâng sao giải hạn" tại tầng mái của tòa nhà CT2, dành cho cho các hộ gia đình tại tòa nhà CT1 và CT2 chung cư Nam Xa La.
Cũng tại thông báo này, ngôi chùa được đặt tên là "Nam Xa Tự". Việc giải hạn cũng được ban tổ chức tòa nhà mời thầy về cúng và bắt đầu từ 14g ngày 24/2 (tức 17/1 âm lịch).
Thông báo về lễ dâng sao giải hạn được dán ở khu vực chờ thang máy của tòa chung cư. Ảnh: Nhị Tiến
Để tìm hiểu kỹ hơn về ngôi chùa, phóng viên đã tìm lên tầng thượng của tòa nhà. Khi đi kịch thang máy của tòa nhà (tầng 30) phóng viên bước ra ngoài thì tiếp tục gặp ngay một mảnh giấy dán bên hành lang chỉ dẫn lên ngôi chùa.
Theo hướng dẫn trên mảnh giấy, từ tầng 30 phóng viên đi tiếp (bằng thang bộ) thêm 1 tầng nữa. Tại khuôn viên tầng này có một cầu đi bộ bằng sắt. Tiếp tục đi lên chiếc cầu này thì đến được ngôi chùa ở trên tầng trên cùng của tòa nhà.
Mảnh giấy dán ở hành lang tầng 30 của tòa chung cư, hướng dẫn lối lên chùa ở tầng trên cùng. Ảnh: Nhị Tiến
Điều khiến phóng viên hết sức ngạc nhiên là một ngôi chùa khang trang rộng khoảng 40m2, bên trong đầy đủ tượng phật như một ngôi chùa ở dưới đất và có cả người bảo vệ.
Bên trong ngôi chùa có đầy đủ tượng phật và các vật dụng cần thiết. Ảnh: Nhị Tiến
Được hỏi về việc ngôi chùa được xây dựng trên nóc chung cư có phiền phức, bất tiện, ảnh hưởngđến cuộc sống người dân hay không, cô Mai sống tại tòa nhà CT2 - Nam Xa La cho hay: Ngôi chùa trên nóc tòa nhà tạo thuận lợi cho các hộ dân nơi đây không phải đi đâu xa, tiệncho việc cúng bái. Đây cũng là nhu cầu thiết yếu của người dân.
Tro bụi bay tứ tung
Một ngôi chùa khác tọa lạc ngay trên nóc tòa nhà cao tầng tại số 27 đường Huỳnh Thúc Kháng (Đống Đa, Hà Nội). Không rõ từ khi nào trên nóc tòa chung cư, thương mại hỗn hợp này xuất hiện một ngôi chùa có cấu trúc truyền thống, hướng vào trung tâm thành phố.
Ngôi chùa trên nóc toa nha 27 Huynh Thuc Khang (Hà Nội).
Những ngày thường thì không sao, nhưng cứ đến ngày rằm hay lễ tết, thì từ chỗ ngôi chùa này ngự trị lại có nhiều tro bụi bay xuống tứ tung bên dưới khiến những người dân xung quanh lên tiếng phản ánh.
Cho rằng đây là một điều lạ lùng, nhiều người dân sống quanh khu vực này cho biết, khi tòa nhà này mới khánh thành thì không thấy có ngôi chùa, rồi sau đó mới "bỗng nhiên" xuất hiện.
Chị Thúy (30 tuổi), một cư dân sống trong tòa nhà cho biết: Cầu thang dẫn lên sân thờ ngày thường thì được khóa kỹ càng, chỉ những ngày như mùng một, ngày Rằm, lễ tết thì mới mở cửa để người dân mang lễ lên thắp hương, hóa vàng".
"Ngôi chùa này do ai xây dựng thì tôi không biết, nhưng vì gần và tiện nên các cư dân tòa nhà bảo nhau sử dụng ngôi chùa cho việc lễ lạt, lâu dần thành quen" - chị Thúy nói.
Cũng theo chị Thúy, tòa nhà này được Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng UDIC thi công xây dựng, sau đó phối hợp với UBND quận Đông Đa thành lập ban quản lý.
Theo tìm hiểu của phóng viên, trong biên bản bàn giao của công ty với ban quản lý không có sự xuất hiện của một dự án nào như chùa hay điện. Tuy nhiên, đại diện của UDIC cho rằng sự hiện diện của ngôi chùa trên thực chất cũng chỉ để phục vụ cho đời sống tín ngưỡng nhân dân.
Trao đôi vơi PV, một can bô quan ly toa nha 27 Huynh Thuc Kháng cho biêt: "Thưc ra đó chi la cai điên thơ, nêu goi la chua thi hơi qua. Vi thưc ra đo la chô đê phuc vu viêc thơ cung, thăp hương cua toa nha ma thôi. Đên bây giơ tôi cung chưa biêt điên thơ nay do ai xây dưng hay ai câp phep. Khi tôi vê lam can bô quan ly ơ đây hôi thang 5/2015 thi công trinh nay đa co săn". Vị này cho răng khoi bui toa ra tư trên noc toa nha vao môi ngay Răm, mung môt xuât phat tư lư hương chung cua cư dân đăt trên noc nha, bên canh công trinh ma ông goi la "điên thơ". Cung theo vi này, nhin bên ngoai thi co hai mai nhưng thưc chât môt bên ngôi chua đa không con đươc sư dung. Co điêu kha hai hươc là cả cư dân đã sinh sống khá dài ở tòa nhà cũng như ban quản lý nhưng không ai biêt công trinh nay đươc xây lên tư khi nao!
Nhị Tiến
Theo_VietNamNet
Tượng Phật từng sang Nhật Bản cầu an sóng thần Sở hữu hàng trăm cổ vật quý, nhưng lần đầu tiên hòa thượng ở chùa Quán Thế Âm (Đà Nẵng) nhìn thấy pho tượng Bồ tát Quan Âm cưỡi trên đầu rồng một sừng, mình cá. Pho tượng sau đó được đưa sang Nhật Bản để làm mẫu tượng cầu an sóng thần. Hòa thượng Thích Huệ Hưng, người sống lâu năm ở...