Tượng Phật bằng đá quý gần 7 tỷ đồng tại Festival Huế
Bức tượng Phật Di Lặc ngũ quỷ chạm từ sapphire nguyên khối, nặng 33 kg, trị giá 300.000 USD; tác phẩm bầu bí bằng đá aquamarine trị giá 250.000 USD… đang được trưng bày tại Festival Huế 2016.
Triển lãm điêu khắc từ đá quý, với hàng chục tác phẩm độc đáo, đang được trưng bày tại Bảo tàng Văn hóa Huế trong khuôn khổ Festival Huế 2016, khai mạc vào tối 29/4. Chủ sở hữu những tác phẩm này thuộc một công ty cổ phần. Các tác phẩm được triển lãm có niêm yết giá, để có thể bán cho du khách có nhu cầu.
Thu hút đông người xem nhất là bức tượng Phật Di Lặc ngũ quỷ, được chế tác từ đá black sapphire nguyên khối, nặng 33 kg, đang được ra giá 300.000 USD (gần 7 tỷ đồng). Để làm được bức tượng này, hai nghệ nhân đã phải dùng loại máy chuyên dụng của Mỹ, vòng quay 35.000 vòng/phút, mũi đính kim cương để đủ độ cứng khoan cắt sapphire, làm liên tục trong gần một năm.
Nhiều tác phẩm điêu khắc bằng đá quý tại triển lãm thể hiện sự tài hoa của nghệ nhân.
Từ một khối đá sapphire thô, qua bàn tay tùy tác đã tạo ra tác phẩm “quần ngư vọng nguyệt” trị giá 40.000 USD.
Video đang HOT
Tác phẩm điêu khắc hình sọ người được làm từ đá ruby nguyên khối nặng 2 kg. Ý nghĩa của bức tượng muốn nói lên sự vĩnh cửu. Khi ở đời, con người có thể làm vua, làm tướng nhưng khi chết đi cũng chỉ còn lại chiếc sọ người. Qua thời gian, sọ người cũng sẽ hư nát, nhưng khi làm bằng đá thì trở lên vĩnh cửu.
Tác phẩm bầu bí, với việc tạo hình bầu bí quấn lấy nhau, phía trên có một chú mèo đang leo trèo, làm bằng đá aquamarine, đang được ra giá 250.000 USD và là tác phẩm có giá cao thứ nhì tại triển lãm.
Tác phẩm “Văn hóa Huế” làm từ đá tourmaline, với hơn 10 biểu tượng của cố đô như cầu Trường Tiền, chùa Thiên Mụ, Ngọ Môn… được chạm khắc đan xen, đang ra giá 50.000 USD.
Từ những khối đá, nghệ nhân đã tạo ra các tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt.
Theo ông Dương Bá Dũng, chuyên gia về đá quý, tùy thuộc vào hình dáng từng loại đá tự nhiên, nghệ nhân sẽ điêu khắc ra những bức tượng với hình thù riêng.
“Do bản thân đá có giá trị kinh tế lớn, nên không thể đục đẽo chế tác như gỗ mà phải ứng tác dựa vào thế của từng viên đá để làm ra tác phẩm điêu khắc”, ông Dũng nói.
“Qua những tác phẩm như thế này, cho thấy sự tài hoa của nghệ nhân Việt Nam không hề thua kém với bất cứ quốc gia nào. Những khối đá thô sơ, khi có tác động từ bàn tay con người, sẽ mang lại giá trị rất lớn”, ông Dũng nói thêm.
Những khối thiên thạch nhỏ dù từng là vật để massage, nhưng khi được nghệ nhân chế tác, đã trở thành vật lưu niệm khi được khắc những di tích của cố đô Huế, hay hình trống đồng Đông Sơn. Triển lãm đang thu hút đông đảo du khách đến thưởng lãm.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Nghìn người đón tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới ở Bái Đính
Pho tượng Phật ngọc hòa bình thế giới bằng đá quý nặng 4 tấn đã đến ngôi chùa lớn nhất Việt Nam (Bái Đính, Ninh Bình) trong sự cung nghinh của hàng nghìn phật tử và du khách.
Tượng Phật ngọc hòa bình thế giới được cung nghinh tại chùa Bái Đính sáng nay. Ảnh: Phương Vy.
Ngày 23/4, tượng Phật ngọc hòa bình thế giới được rước đến trưng tại chùa Bái Đính (xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình). Mặc dù 9h mới diễn ra đại lễ chiêm bái nhưng từ sáng sớm, hàng nghìn người đã nườm nượp đổ về ngôi chùa lớn nhất Việt Nam này.
Theo kế hoạch, tượng Phật ngọc hòa bình thế giới sẽ được trưng bày tại chùa Bái Đính đến hết ngày 30/3 Âm lịch trước khi an trì vĩnh viễn tại Australia. Thời gian này, người dân cùng các phật tử còn được tham gia vào các hoạt động giảng pháp, thắp nến, tụng kinh cầu quốc thái dân an, lễ hội hoa đăng, dâng hoa cúng phật...
Hàng nghìn phật tử đã đổ về chùa Bái Đính cung nghinh Phật ngọc. Ảnh: Phương Vy.
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Trưởng Ban trụ trì Đại lễ Phật ngọc hòa bình thế giới cho biết, đây là lần thứ hai tượng Phật ngọc đến Việt Nam, lần đầu vào năm 2009. Các tín đồ, phật tử chiêm bái có dịp thể hiện sự thành kính với Đức Phật A Di Đà, cầu bình yên cho mỗi gia đình, bè bạn, sự thanh thản trong tâm hồn mỗi người và cầu nguyện cho thế giới hòa bình, mưa thuận gió hoà.
Trước đó năm 2000, một nhà sư ở Australia sang Canada tu nghiệp tình cờ phát hiện khối đá cẩm thạch nặng 18 tấn đang được một gia đình nông dân ở phía Bắc Canada sở hữu. Thấy tảng đá quý, nhà sư đã bỏ tiền ra mua với mục đích tạc tượng Phật.
Tảng đá được xẻ ra thành các phiến nhỏ hơn, trong đó một phiến nặng 4 tấn được chuyển sang Thái Lan chế tác thành pho tượng Phật ngọc hòa bình thế giới. Sau 8 tháng chế tác, tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới hoàn thành với chiều cao 2,7 m, nặng hơn 4 tấn, ngồi trên ngai bằng thạch cao. Tượng được làm lễ chú nguyện và đặt tên là tượng Phật ngọc hòa bình thế giới.
Nhiều em nhỏ cũng theo cha mẹ đến chiêm ngưỡng tượng Phật ngọc ở chùa Bái Đính. Ảnh: Phương Vy.
Tượng được đưa đi cung nghinh vòng quanh thế giới nhằm mục đích nguyện cầu cho hoà bình, chúng sinh an lạc.
Phương Vy
Theo VNE
Tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới về Hải Phòng Trước khi được cung nghinh về ngôi chùa tại Australia an vị, pho tượng Phật ngọc hòa bình thế giới bằng đá quý nặng 4 tấn, đã ghé thăm thành phố Cảng. Tượng Phật ngọc hòa bình thế giới đang được trưng bày tại chùa Hồng Phúc, Kiến An, Hải Phòng. Ảnh: CTV Tối 8/4, Thành hội Phật giáo Hải Phòng khai mạc...