Tượng Phật 1.700 năm bị phá hủy tại Pakistan
Một tượng Phật niên đại 1.700 năm hiển lộ tại Gandhra (Càn-đà-la) đã bị một nhóm thợ hồ phá hủy vì cho là ‘phi Hồi giáo’.
Một tượng Đức Phật hiển lộ tại Gandhra đang trưng bày tại Bảo tàng quốc gia Tokyo (Nhật Bản) – Ảnh: Wikipedia
Ngày 17-7-2020, khi đào móng xây nhà tại Takht Bahi (Mardan, Pakistan) và phát hiện một tượng Phật, một người thợ đã dùng búa tạ đập vỡ bức tượng trước sự tán thành của một số thợ khác. Sau khi video về sự kiện được đưa lên mạng, nhà thầu và năm người thợ đã bị cảnh sát địa phương tạm giam.
Hiện tại, nhà chức trách đang tập hợp các mảnh vỡ của bức tượng để ước lượng giá trị khảo cổ. Theo ông Abdus Samad Khan – trưởng cơ quan khảo cổ tỉnh Khyber Pakhtunkhwa (phần Gandhra thuộc Pakistan ngày nay), tượng Phật bị phá hủy được tạc cách đây 1.700 năm và thuộc về nền văn minh Gandhara.
Thuộc Afghanistan và Pakistan ngày nay, Gandhra ngày xưa thuộc Tây Bắc Ấn Độ, là ngã ba thương mại kết nối Ấn Độ, Trung Á, Trung Đông và là trung tâm văn hóa, nghệ thuật Phật giáo.
Phật giáo hiện diện tại Pakistan từ thời A-dục vương (Ashoka) cách đây 2.300 năm và đóng vai trò quan trọng trong lịch sử nước này – vốn lần lượt là một phần của các đế quốc Ấn – Hy lạp, Kushan (Quý Sương), Khổng Tước (Maurya) và Pala.
Video đang HOT
Đặc biệt, Phật giáo Đại thừa hiện diện tại Gandhra từ cuối thế kỷ 1, đầu thế kỷ 2 và có ảnh hưởng đến Phật giáo Tây Tạng thông qua Duy thức tông (Yogcra) do hai anh em Đại sư Vô Trước (Asaga) và Thế Thân (Vasubandhu) sáng lập. Hồ Dhanakosha – nơi ra đời của Đại sư Liên Hoa Sinh (Padmasambhava) – được cho là tọa lạc trong phạm vi của Gandhra.
Năm 2012, NADRA (cơ quan đăng ký và cơ sở dữ liệu quốc gia) ghi nhận Pakistan có 1.492 người trưởng thành là Phật tử. Năm 2017, chính phủ Pakistan tuyên bố có 1.884 cử tri là Phật tử. Như vậy, tổng số Phật tử tại Pakistan ngày nay chỉ vào khoảng vài nghìn so với hơn 233 triệu dân.
Năm 2017, người ta đã phát hiện ở Gandhra hai tượng Phật cổ thuộc loại quý hiếm: tượng thứ nhất thể hiện Đức Phật nhập Niết-bàn và là bức tượng Phật cổ lớn nhất hiện nay; tượng Phật thứ hai có vầng hào quang kép.
Hiến pháp Pakistan xem đạo Hồi là quốc giáo nhưng cho phép công dân có quyền thờ cúng, tu tập và tuyên truyền các tôn giáo khác theo quy định của pháp luật. Ông Abdus Samad Khan gọi hành động phá hủy tượng Phật của nhóm thợ đào móng là “tội ác” và “thiếu tôn trọng tôn giáo”. Le Figaro – nhật báo lâu đời nhất nước Pháp – tổng quát hóa rằng “sự dốt nát về lịch sử là một tai họa không biên giới”.
Bí mật bất ngờ trong chiếc tủ đông lạnh chứa đầy hải sản
Thật bất ngờ khi mở chiếc tủ hải sản đông lạnh lại có nhiều bí mật đến thế.
Cổ vật luôn tỏa ra sức hút kỳ lạ khiến cả những người khó tính cũng trở thành nô lệ cho những báu vật hàng trăm, hàng ngàn năm tuổi.
Hai cha con buôn bán sản phẩm đông lạnh cũng không ngoại lệ, mặc dù cảnh sát chỉ tình nghi họ nhưng chắc chắn phía sau câu chuyện ẩn chứa nhiều tình tiết thú vị.
Câu chuyện bắt đầu vào một ngày tháng 7/2020, cảnh sát Tây Ban Nha đã tiến hành kiểm tra định kỳ tất cả các cửa hàng thủy hải sản.
Thẩm định sơ bộ cho thấy các bình gốm có từ thời La Mã với niên đại có thể từ thế kỷ I SCN.
Sau khi dừng chân tại cửa hàng hải sản đông lạnh ở thị trấn ven biển Santa Pola, Alicante, cảnh sát môi trường Tây Ban Nha đã phát hiện thấy những thứ thực sự đáng chú ý hơn là mực, cá hay hải sản được bày biện.
Tiến đến gần tủ đông lạnh, cảnh sát thấy có rất nhiều loại amphora gốm khác nhau tại cửa hàng, một mỏ neo kim loại có niên đại từ thế kỷ 18, trong khi mảng đá được khắc chữ "ESTE", có nghĩa là phía Đông.
Được biết, con trai của chủ cửa hàng đã tình cờ tìm thấy các cổ vật này trong khi đi câu cá và mang chúng tới cửa hàng để trang trí.
Sau khi phát hiện nhóm cổ vật quý giá, cơ quan văn hóa của chính quyền đã tiến hành tịch thu và đưa đến trung tâm khảo cổ.
Tại đây, các nhà khảo cổ đưa ra một kết luật giật gân rằng tất cả số cổ vật trên có từ thế kỷ thứ I sau công nguyên (SCN).
Những chiếc bình có lẽ lưu lạc sau các vụ đắm tàu ngoài khơi Địa Trung Hải và được bảo vệ bởi luật di sản khảo cổ.
Phần lớn cổ vật là đựng dầu sản xuất ở Andalucia và chuyển tới Rome từ Portus Ilicitanus, ngày nay là cảng Santa Pola, trong khi vài vò khác chứa rượu và nước mắm garum - một loại đặc sản ở thế giới La Mã.
Sau đó, số cổ vật trên đã được đưa đến bảo tàng biển Santa Pola theo quy định của luật pháp nước này.
Sau khi thẩm vấn, cảnh sát xác định các vò được lấy từ hai chiếc tàu đắm khác nhau. Chính quyền địa phương đang cố gắng xác định vị trí tàu để thu thập nốt cổ vật còn sót lại và có biện pháp bảo vệ con tàu cổ.
Theo cảnh sát, các thủ tục tố tụng đã được đưa ra để cáo buộc chủ cửa hàng và con trai ông vì nghi ngờ vi phạm luật di sản lịch sử và cố ý mua hoặc sở hữu các đồ vật có nguồn gốc đáng ngờ hay bất hợp pháp.
Bí ẩn những quan tài bằng chì cực nặng của người xưa Một nhóm chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Khảo cổ Quốc gia Pháp tiến hành khai quật nghĩa địa cổ ở Burgundy-Franche- Comté, Pháp. Tại đây, họ phát hiện những quan tài bằng chì hiếm gặp. Trong cuộc khai quật một nghĩa địa cổ ở Burgundy-Franche- Comté, Pháp, các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Khảo cổ Quốc gia Pháp (INRAP) phát hiện...