Tương ớt nổi tiếng của triệu phú gốc Việt bị thu hồi
Tương ớt Sriracha của hãng Huy Fong Foods bị Australia và New Zealand ban lệnh thu hồi vì lo ngại những chai nhựa này có thể phát nổ khi mở.
Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Australia New Zealand ( FSANZ), chịu trách nhiệm phát triển các tiêu chuẩn thực phẩm cho hai quốc gia này, hôm 26/12 khuyến cáo người tiêu dùng nên loại bỏ các chai tương ớt Sriracha 502 ml và 828 ml với hạn sử dụng tháng 3/2021.
“Đừng mở những chai mà bạn cảm thấy phình lên và hãy trả lại các sản phẩm này cho nơi bán để được hoàn tiền đầy đủ”, FSANZ cho biết trên website. Sự tích tụ axit lactic có thể khiến chai tương ớt “phình to” và tiếp tục lên men, gây ra một vụ nổ khí nén nước tương lên áo, mặt hay các bề mặt.
Các chai tương ớt Sriracha 828 ml của Huy Fong Foods. Ảnh: AFP
Việc thu hồi các chai Sriracha diễn ra sau động thái tương tự của Ireland tháng trước. Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland (FSAI) đã thu hồi loại tương ớt này khỏi các cửa hàng vì lo ngại “những chất bên trong có thể phát nổ khi mở chai”.
“Điều này dẫn tới nguy cơ tương ớt gây kích ứng mắt hoặc da”, FSAI cho biết.
Video đang HOT
Tương ớt Sriracha được làm từ ớt, giấm và tỏi, là sản phẩm nổi tiếng nhất của hãng Huy Fong Foods do David Trần, một người Mỹ gốc Việt ở bang California, thành lập vào năm 1980. Tương mang nhãn hiệu con gà trống vì ông David tuổi Dậu, trên bề mặt có 6 thứ tiếng gồm Việt, Anh, Thái, Hoa, Tây Ban Nha và Pháp.
Huy Fong Foods hiện kiểm soát 9,9% thị trường tương ớt 1,55 tỷ USD của Mỹ và Sriracha trở thành loại tương ớt được yêu thích tại nhiều nước trên thế giới. Từ năm 2012, doanh thu của Huy Fong đã vượt trên 60 triệu USD một năm.
Hồi tháng 10, một lô hàng gồm 768 chai Sriracha đã bị giới chức Australia tịch thu vì được dùng để giấu một lượng ma tuý đá trị giá 210 triệu USD.
Theo Anh Ngọc (VNE)
Câu chuyện đáng buồn: Cua ẩn sĩ đang "chết dần chết mòn" trong rác thải nhựa mà chúng ta đang vứt ngoài đại dương
Những mảnh nhựa trôi dạt tới các hòn đảo xa xôi ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đang vô tình giết chết những con cua ẩn sĩ vì chúng lầm tưởng rằng, những mảnh nhựa đó là vỏ sò.
Theo tờ Washington Post, các nhà nghiên cứu đã có dịp đến thăm đảo Cocos, một lãnh thổ của Úc ở Ấn Độ Dương và nằm ở phía tây đảo Giáng sinh. Nhắc đến hòn đảo này, người ta không nghĩ đến những bãi biển xinh đẹp mà chỉ biết rằng, đây là một "thiên đường chìm trong nhựa".
Thực tế, các nhà khoa học đã tìm thấy khoảng 414 triệu mảnh nhựa trên hòn đảo này. Bên cạnh đó, họ còn phát hiện thấy những con cua ẩn sĩ chết trong những chai nhựa và hộp đựng trôi dạt vào bờ.
Nhóm nghiên cứu ước tính, có khoảng 508 ngàn con cua ẩn sĩ chết vì tưởng nhầm vỏ nhựa là ngôi nhà mới. Trong khi đó cũng có khoảng 61 ngàn con cua ẩn sĩ khác chết trên đảo Henderson, phía nam Thái Bình Dương cũng vì nguyên nhân trên.
Jennifer Lavers, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Hàng hải và Nam Cực thuộc Đại học Tasmania cho biết: "Khi chúng tôi đang khảo sát các mảnh vỡ trôi dạt trên đảo, tôi đã bị bất ngờ khi có nhiều đồ nhựa chứa những con cua ẩn sĩ, có cả những con đã chết và còn sống".
Nhóm sau đó đã quyết định thực hiện thêm một số khảo sát về số lượng đồ nhựa hay số cua bị mắc kẹt.
Cua ẩn sĩ không có vỏ riêng nên chúng thường tận dụng các vật thể rỗng, ví dụ như vỏ sò hoặc vỏ ốc để làm nơi trú ẩn. Chúng dành phần lớn cuộc đời của mình để tìm kiếm "ngôi nhà" phù hợp nhất với cơ thể ngày càng phát triển của chúng.
Tuy nhiên khi những con cua ẩn sĩ gặp phải chai nhựa, chúng thường lầm tưởng đó là vỏ sò hoặc vỏ ốc. Nhưng khi bò vào chai nhựa, do bề mặt quá trơn nên chúng không thể tìm cách chui ra ngoài được. Kết cục là chúng chết vì không có thức ăn.
Theo Alex Bond, người phụ trách tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Luân Đôn, khi một con cua ẩn sĩ chết, cơ thể chúng bắt đầu tạo ra các phản ứng hóa học và phát ra mùi báo hiệu những con cua khác biết rằng có một chiếc vỏ mới. Do đó cái chết của một con cua ẩn sĩ thường kéo theo một loạt cái chết khác của loài cua ẩn sĩ.
Bond nhấn mạnh: "Nó không hẳn là hiệu ứng domino. Nó gần giống như một trận tuyết lở. Cua ẩn sĩ sau khi đi vào những cái chai vì nghĩ rằng nó sẽ là ngôi nhà tiếp theo của chúng nhưng thực tế thì, nó cũng là ngôi nhà cuối cùng của chúng".
Lavers cho rằng, vấn đề có thể không chỉ xảy ra trên đảo Cocos vì những mảnh nhựa có thể còn trôi dạt tới rất nhiều hòn đảo ngoài đại dương. Nghiên cứu trên phần nào cho thấy, rác thải nhựa đang tác động nguy hiểm đến như thế nào đối với hệ sinh thái biển.
Cua ẩn sĩ đóng một vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của hệ sinh thái nhiệt đới. Chúng thường sục khí và bón phân cho đất, phân tán hạt và loại bỏ các mảnh vụn. Đặc biệt cua ẩn sĩ còn là một phần quan trọng trong hệ sinh thái biển. Do đó nếu quần thể cua ẩn sĩ sụt giảm, nó sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển và xa hơn là những lợi ích kinh tế từ biển.
Nghiên cứu trên đã được đăng tải trên tạp chí Hazardous Materials mới đây.
Tham khảo Ecowatch
Theo Trí thức trẻ
Vì sao Đài Loan cần hàng trăm xe tăng chủ lực Mỹ ngăn TQ chiếm đảo? Liệu Đài Loan có phí tiền khi đặt mua hơn 100 xe tăng chiến đấu chủ lực của Mỹ để ngăn khả năng Trung Quốc thu hồi hòn đảo bằng vũ lực? Xe tăng được coi như lớp phòng thủ cuối cùng trên đảo Đài Loan. Tháng trước Đài Loan thông báo chi tiết kế hoạch mua 108 xe tăng chiến đấu chủ...