TƯỞNG NIỆM NGƯỜI DO THÁI BỊ PHÁT XÍT ĐỨC TÀN SÁT: Bài học chống phân biệt chủng tộc
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon kêu gọi bảo vệ trẻ em, đối tượng dễ bị sát hại nhất
27-1 là ngày quốc tế tưởng niệm các nạn nhân Do Thái bị phát xít Đức tàn sát trong chiến tranh thế giới thứ II. Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã lập ra ngày này để hằng năm tưởng nhớ 6 triệu người Do Thái, trong đó có khoảng 1,5 triệu trẻ em, đã bị phát xít Đức sát hại trong các trại tập trung. Ngày 27-1 có một ý nghĩa đáng kể về lịch sử vì vào ngày này năm 1945, Hồng quân Liên Xô đã giải phóng trại tập trung Auschwitz-Birkenau ở Ba Lan.
Trong lễ tưởng niệm tại trụ sở LHQ ở New York – Mỹ, Tổng Thư ký Ban Ki-moon kêu gọi tất cả mọi quốc gia bảo vệ những đối tượng dễ bị sát hại nhất, bất kể sắc tộc, màu da, giới tính và tín ngưỡng. Ông cho rằng trước bất kỳ hành động tàn sát nào, trẻ em luôn là đối tượng dễ bị tấn công nhất.
Các nạn nhân sống sót ở Ba Lan đặt vòng hoa tưởng niệm hôm 27-1. Ảnh: AP
Ngày 27-1 cũng đã được kỷ niệm khắp thế giới. Tổng thống Barack Obama cam kết Mỹ sẽ đấu tranh chống lại những ai phủ nhận thảm họa tàn sát người Do Thái kể trên. Ở Buenos Aires, Chính phủ Argentina đã cùng với Tổ chức Bảo trợ người Do Thái DAIA kỷ niệm ngày này. Argentina hiện là Chủ tịch Tổ chức Lực lượng đặc biệt hợp tác quốc tế về giáo dục, tưởng niệm và nghiên cứu sự kiện người Do Thái bị tàn sát.
Tại Ba Lan, các nạn nhân sống sót sau thảm họa tàn sát người Do Thái đã cùng với các giới chức Israel và Ba Lan tổ chức lễ kỷ niệm 67 năm ngày giải phóng trại tập trung Auschwitz-Birkenau của Đức quốc xã, nơi hơn 1 triệu người bị giết hại, chủ yếu là người Do Thái ở châu Âu. Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski nhấn mạnh: “Nơi này vẫn còn là một vết thương trong tâm khảm của châu Âu và cả thế giới”.
Đêm trước ngày tưởng niệm, theo hãng tin AFP, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia Hồi giáo đầu tiên phát sóng trên toàn quốc bộ phim tài liệu Shoah của các nhà làm phim Pháp năm 1985 về thảm họa tàn sát người Do Thái. Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ ra tuyên bố nhấn mạnh: “Ngày tưởng niệm này nhắc nhở mọi người cần rút ra các bài học về đấu tranh với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và sự bài ngoại”.
Na Uy xin lỗi
Video đang HOT
Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg đã lên tiếng xin lỗi về vai trò của Na Uy trong vụ trục xuất 532 người Do Thái vào năm 1942. Ông thú nhận: “Hôm nay, tôi cảm thấy thích hợp để bày tỏ lời xin lỗi sâu sắc về chuyện đã xảy ra trên đất Na Uy”.
Theo Người Lao Động
TG 24 giờ qua ảnh: Lễ hội thuần hóa bò
Lễ hội thuần hóa bò, cô dâu trong đám cưới tập thể, thắp nến tưởng niệm nạn nhân động đất... là những hình ảnh ấn tượng nhất thế giới 24 giờ qua.
Một người đàn ông bị cảnh sát bắt giữ khi tham gia biểu tình đòi việc làm ở New York, Mỹ.
Các tân binh chuẩn bị tham gia lớp học lái máy bay tại trường đại học không quân ở Kabul, Afghanistan.
Những người dân làng cố gắng khống chế một con bò trong lễ hội thuần hóa bò ở Madurai, Ấn Độ.
Manơcanh được sử dụng tại đại học nghệ thuật Edinburgh, Anh.
Hai thiếu nữ nhìn ra ngoài nhà thuyền của họ ở Srinagar, Kashmir, Ấn Độ.
Một người đàn ông đi qua nhà ga Thống nhất ở Connecticut, Mỹ.
Mọi người thắp nến để tưởng niệm những nạn nhân trong trận động đất ở Kobe, Nhật Bản.
Một con chim bơi dưới kênh Herengracht ở Amsterdam, Hà Lan.
Một vũ công biểu diễn trên sân khấu nước ở Berlin, Đức.
Một người đàn ông trượt tuyết ở Creswell, Mỹ.
Trẻ em cầm bóng bay cạnh tượng đài Eric Morecambe ở Morecambe, Anh.
Một cô dâu tại đám cưới tập thể ở Naushehra Dhala, Ấn Độ.
Theo Bee.net.vn
TG 24 giờ qua ảnh: Chim bồ câu ngủ gật ở Nepal Chơi bóng đá trong chiều hoàng hôn, chim bồ câu ngủ gật, biểu tình chống phân biệt chủng tộc... là những hình ảnh ấn tượng nhất thế giới 24 giờ qua. Những người Israel gốc Ethiopia tham gia một cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc ở Kiryat Malakhi, Israel. Một nữ luật sư người Palestin cưỡi ngựa tại trung tâm Al-Furusia...