Tưởng nhiệt miệng hóa ung thư
Nhiều tháng liền miệng có vết loét như bị nhiệt, người đàn ông đến bệnh viện khám mới biết bị ung thư khoang miệng.
Bệnh nhân 60 tuổi ở Thường Tín, Hà Nội, cho biết mấy chục năm nay ông hút thuốc lá. Vài năm gần đây, tần suất hút tăng lên một bao thuốc lá một ngày.
Cách đây vài tháng, trong miệng ông xuất hiện vết loét nhỏ nhưng không đau đớn, nghĩ bị nhiệt nên không điều trị. Chỗ loét ngày càng dày và to lên nhanh. Cuối tháng 2, ông đến Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba, Hà Nội, thăm khám thì khối u ở má trái đã to 3-4 cm. Bác sĩ chẩn đoán ông bị ung thư khoang miệng giai đoạn 2.
Bác sĩ đã mổ lấy u, vét hạch rộng ra vùng xung quanh má và cắt tuyến dưới hàm. Một kíp bác sĩ khác lấy vạt tự do má ngoài đùi bệnh nhân để phẫu tích, nối vi phẫu lên vùng má vừa bị cắt u, diện tích miếng da lên tới 12×8 cm.
Ca phẫu thuật kéo dài 6 tiếng đồng hồ. Sau 6 ngày phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân tiến triển tốt, có thể ăn uống, nói chuyện bình thường, mảng da ghép sống tốt. Sau 3-6 tháng nữa bệnh nhân sẽ được phẫu thuật tái tạo viền môi.
Bệnh nhân phải cắt một góc má do ung thư khoang miệng. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Bác sĩ cho biết, thống kê của các Trung tâm kiểm soát dịch bệnh, 75% trường hợp ung thư khoang miệng có liên quan đến hút thuốc lá, kể cả hút thuốc lá bị động (hít phải khói thuốc), tiếp theo là sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn. Đây là loại ung thư nam giới mắc nhiều hơn nữ; tuổi càng cao nguy cơ càng lớn.
So với nhiều loại ung thư khác, ung thư khoang miệng dễ chẩn đoán và điều trị rất tốt ở giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể khỏi hoàn toàn sau phẫu thuật. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân đến bệnh viện khi đã ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị kém hiệu quả. Ở giai đoạn muộn, tổn thương trong miệng có thể lan rộng gây những cơn đau kéo dài, mất chức năng ăn uống, nói chuyện, bị biến dạng khuôn mặt do phẫu thuật cắt u, thậm chí tử vong.
Số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2018, ung thư khoang miệng tại Việt Nam xếp thứ 18 trong số các loại ung thư phổ biến với gần 1.900 ca mắc mới, tỷ lệ tử vong 50%.
Các bác sĩ cảnh báo người dân cần tự thường xuyên kiểm tra răng miệng. Khi bị loét miệng kéo dài không khỏi, xuất hiện màu lạ, u cục trong miệng, xuất huyết trong khoang miệng, nổi hạch vùng cổ, khó nuốt, khó nói… cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra, chữa trị.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
13 dấu hiệu ung thư nam giới không được bỏ qua
Nhiều dấu hiệu ung thư ở nam giới có thể rất giống với triệu chứng của những bệnh khác mà đàn ông thì vốn nổi tiếng vì ngại đi khám bác sĩ - do đó họ rất dễ bỏ qua những triệu chứng này. Nhưng hiểu rõ cơ thể và đến gặp bác sĩ khi thấy bất kỳ dấu hiệu đau hoặc thay đổi bất thường nào khác là điều rất quan trọng.
Video đang HOT
Tiểu khó
Nếu thường xuyên khó đi tiểu, hoặc thấy có máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch, hoặc nếu bị rối loạn cương dương không giải thích được, hãy đi khám bác sĩ; đây có thể là triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt.
Thật không may là ung thư tuyến tiền liệt thường không có triệu chứng đáng chú ý nào cho đến giai đoạn muộn. Do đó bệnh nhân thường bỏ qua những triệu chứng này trong tới sáu tháng trước khi tìm kiếm sự giúp đỡ, nhưng các triệu chứng càng sớm được kiểm tra thì càng tốt.
Thay đổi ở tinh hoàn
Cũng giống như phụ nữ cần biết rõ về hình dạng và cảm giác về bộ ngực, đàn ông nên chú ý đến tinh hoàn. Nếu bạn nhận thấy có sự thay đổi về kích thước (một hoặc cả hai bên), nếu chúng có vẻ sưng hoặc nặng thêm, hoặc nếu bạn sờ thấy khối u, thì những triệu chứng đó có thể là biểu hiện của ung thư tinh hoàn. Ung thư tinh hoàn hay gặp nhất ở nam giới trẻ và trung niên.
Vết loét hoặc đau ở miệng
Một vết nhiệt miệng đang lành có lẽ là không có gì phải lo lắng, cũng như một cái răng đau đã khỏi sau khi bạn đến nha sĩ. Nhưng nếu bạn nhận thấy vết loét không liền, đau dai dẳng, những mảng trắng hoặc đỏ trên nướu răng hoặc lưỡi, và sưng hoặc tê hàm, thì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh ung thư miệng.
Nam giới hút thuốc hoặc nhai thuốc lá có nguy cơ phát triển ung thư miệng cao hơn, và họ cần lo lắng về các vết loét trong miệng lâu liền nhiều hơn so với những người không hút thuốc.
Ho mạn tính
Ho kéo dài từ ba tuần trở lên - không kèm theo các triệu chứng khác, như cảm lạnh hoặc dị ứng - có thể là triệu chứng sớm của ung thư phổi. Bệnh bạch cầu cũng có thể dẫn đến các triệu chứng giống như viêm phế quản. Nếu ho khác bình thường và nếu nó diễn ra dai dẳng, hoặc nếu bạn ho ra một chút máu, thì rất đáng chú ý. Một số bệnh nhân ung thư phổi cũng cho biết bị đau ngực kéo dài lan lên vai hoặc xuống cánh tay.
Máu trong phân
Có thể là bệnh trĩ hoặc một tình trạng gì đó lành tính - nhưng đó cũng có thể là một triệu chứng của ung thư đại tràng.
Sàng lọc định kỳ thường bắt đầu ở tuổi 50, nhưng số ca bệnh đang trở nên phổ biến hơn ở người trẻ hơn, đó là lý do tại sao cần đi khám bác sĩ vì bất kỳ triệu chứng đáng ngờ nào có thể là dấu hiệu ung thư ở nam giới. Rất dễ nhầm triệu chứng này với trĩ hoặc táo bón, và nếu vấn đề tái đi tái lại, mọi người thường tự an ủi bản thân rằng không có gì đáng lo, đặc biệt là ở người trẻ. Nhưng máu trong phân không bao giờ là bình thường, vì vậy hãy đi kiểm tra.
Đau dạ dày hoặc buồn nôn
Rối loạn tiêu hóa hàng ngày hiếm khi là ung thư - nhưng bạn nên đi khám bác sĩ nếu bạn nhận thấy những cơn co thắt dạ dày kéo dài hoặc bắt đầu lúc nào cũng cảm thấy buồn nôn. Đó có thể chỉ đơn giản là một vết loét, nhưng cũng có thể báo hiệu bệnh bạch cầu hoặc ung thư thực quản, gan, tụy, hoặc ung thư đại trực tràng.
Thay đổi dễ nhận thấy ở da
Nam giới trên 50 tuổi dễ mắc và chết vì ung thư da gấp hai lần phụ nữ; nam giới trẻ tuổi chiếm 40% số trường hợp u hắc tố ác tính, nhưng chiếm 60% số tử vong, theo Quỹ Ung thư da.
Tại sao? Một nghiên cứu của Hội đồng tư vấn chống nắng quốc gia Mỹ cho thấy đàn ông ở ngoài trời nhiều hơn phụ nữ và ít mang đồ chống nắng hơn; đàn ông cũng có ít tóc che phủ da đầu và tai, hai vùng dễ phát triển ung thư hơn. Ngoài ra, nam giới cũng thường ít đến gặp bác sĩ hơn phụ nữ, vì vậy ung thư da có thể không được phát hiện sớm.
Rất dễ bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư da ở nam giới. Nhiều người nghĩ rằng vết tàn nhang, nốt ruồi, vết đồi mồi sẫm màu hơn cũng chỉ giống như những cái khác mà họ đã có. Nếu bạn nhận thấy nốt ruồi trở nên sẫm màu hơn, to hơn hoặc nổi gồ lên, hãy đi kiểm tra. Với u hắc tố ác tính, các nốt thường có hình dạng không đều (không tròn), màu sẫm hơn đáng kể, hoặc thậm chí có hai màu khác biệt rõ rệt trong cùng một nốt. U hắc tố ác tính ít phổ biến hơn các loại ung thư da khác, nhưng có khả năng gây chết người nhiều hơn. Tuy nhiên, nhiều khối u ác tính có một thời gian dài không xâm lấn và dễ chữa, miễn là được phát hiện sớm.
Sốt hoặc nhiễm trùng thường xuyên
Nếu bạn thường khỏe mạnh nhưng nhận thấy mình hay bị ốm hoặc sốt thường xuyên hơn, đó có thể là dấu hiệu sớm của bệnh bạch cầu. Căn bệnh ung thư máu này kích thích cơ thể tạo ra các tế bào bạch cầu bất thường, làm suy yếu khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Hãy cảnh giác với những triệu chứng giống cảm cúm mà không biến mất - đó có thể là một trong những dấu hiệu của ung thư ở nam giới.
Khó nuốt
Đau họng thường không phải là vấn đề gì nghiêm trọng, và có thể chỉ cần điều tị bằng những bài thuốc dân gian tại nhà là đủ. Tuy nhiên, đau họng kéo dài vài tuần và ngày càng nặng hơn có thể là triệu chứng của ung thư họng hoặc ung thư dạ dày, cũng như dấu hiệu sớm của ung thư phổi.
Bầm tím quá mức
Một vết bầm tím ngẫu nhiên có lẽ không đáng lo. Tuy nhiên, nếu bạn bắt đầu nhận thấy vết bầm tím xuất hiện mọi lúc, đặc biệt là ở những mà bình thường sẽ không bị, như bàn tay hoặc ngón tay, hãy đi khám bác sĩ. Bầm tím bất thường có thể là một triệu chứng bệnh bạch cầu. Theo thời gian, bệnh bạch cầu làm suy yếu khả năng vận chuyển oxy và tạo thành huyết khối.
Sụt cân không rõ nguyên nhân
Đối với nhiều người, giảm cân là một điều tốt - nhờ ăn kiêng - nhưng nếu bạn mất cảm giác ngon miệng trong khi vẫn thường ăn ngon, và không có sự kiện hoặc các vấn đề lớn nào gây ra điều đó, hãy kiểm tra. Giảm cân có thể là tác dụng phụ của nhiều loại ung thư khác nhau như ung thư thực quản, tuyến tụy, gan và đại tràng, nhưng đó là một triệu chứng đặc biệt phổ biến của bệnh bạch cầu hoặc ung thư hạch. Tăng cân không rõ lý do cũng có thể báo hiệu một vấn đề nghiêm trọng.
Mệt mỏi trường diễn
Ai cũng có những ngày kém sức sống. Tuy nhiên, nếu ngày nào bạn cũng cảm thấy mệt mỏi mỗi ngày trong hơn một tháng, hoặc cảm thấy khó thở khi bạn chưa từng trước đó, hãy đến gặp bác sĩ. Bệnh bạch cầu và ung thư hạch thường gây mệt mỏi dai dẳng. Đa phần thì đó không phải là ung thư, nhưng nếu không kiểm tra thì sẽ không thể biết được.
Đau đầu mạn tính
Nếu bạn không dễ bị đau nửa đầu và không bao giờ bị đau đầu, nhưng đột nhiên thấy mình lúc nào cũng phải dùng thuốc giảm đau, thì đó có thể là dấu hiệu của khối u não, gây đau do chèn ép vào dây thần kinh.
Cẩm Tú
Theo RD
Tưởng nhiệt miệng, chàng trai 19 tuổi phát hiện ung thư lưỡi Nam thanh niên tại TP HCM phát hiện ung thư lưỡi sau thời gian bị vết loét như nhiệt miệng, uống thuốc không khỏi. Cách đây khoảng 4 tháng, bệnh nhân xuất hiện vết loét nhỏ ở lưỡi, tưởng nhiệt miệng nên mua thuốc uống. Gần đây lưỡi loét hơn, ăn uống khó khăn, anh đến Bệnh viện Ung bướu TP HCM thăm...