Tướng Nguyễn Huy Hiệu: Chính nghĩa bao giờ cũng chiến thắng

Theo dõi VGT trên

Nhìn nhận về cuộc triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Chủ quyền Việt Nam”, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đánh giá: “Cuộc triển lãm có ý nghĩa rất lớn, giúp người Việt Nam cũng như quốc tế thấy rõ hơn cơ sở khoa học, pháp lý về chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam”.

Câu chuyện cảm động của nhân chứng lịch sử

Từ 15/7- 15/8, tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Chủ quyền Việt Nam”.

Tại triển lãm, hơn 300 hình ảnh, tư liệu, hiện vật giới thiệu những bằng chứng xác thực khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa, quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.

Nhìn lại những bức ảnh chụp của gia đình mình tại Hoàng Sa hơn 70 năm về trước, Đại tá Trần Quân Bảo – nhân chứng lịch sử tỏ ra vô cùng xúc động. ông kể: “Vào cuối năm 1938, bố tôi là cụ Trần Văn Phước (1906 – 1978) là cán bộ chuyên môn kỹ thuật về vô tuyến điện do Pháp đào tạo, được chính quyền bảo hộ Pháp bổ nhiệm làm ở trạm Vô tuyến điện đảo Hoàng Sa (khi đó gọi là đảo Paracels) thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngày nay. Họ đã đồng ý để bố tôi được đưa gia đình đi theo, vì lý do cả ba anh em tôi đều còn rất nhỏ, mình mẹ ở lại Hà Nội không thể chăm sóc được. Vì thế, gia đình tôi gồm bố mẹ và ba anh em chúng tôi đã trở thành những cư dân sinh sống và làm việc ở đảo Hoàng Sa từ những năm 1938 đến giữa năm 1940. Nhiệm vụ của bố tôi khi ấy là chuyển tải những thông tin về thủy văn của trạm thủy văn tại Hoàng Sa cũng như những thông tin về việc thực thi chủ quyền của người Việt dưới thời Pháp thuộc tại quần đảo này. Cảnh vật và cuộc sống trên đảo đã để lại trong ký ức tuổi thơ của tôi nhiều ấn tượng sâu đậm”.

Tướng Nguyễn Huy Hiệu: Chính nghĩa bao giờ cũng chiến thắng - Hình 1

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Anh hùng vũ trụ Liên xô Giéc-man-ti-tốp trên tàu Hải lâm đi thăm vùng biển Đông Bắc của Tổ quốc, tháng 1/1962.

Nhìn vào hình ảnh trưng bày khu Trung tâm hành chính của Quân đội Chính quyền Việt Nam Cộng hòa trên đảo Hoàng Sa, Đại tá Bảo nói, ông có thể nhận ra một số hình ảnh quen thuộc đã khắc sâu vào trí nhớ của ông, dù khi đó ông mới chỉ lên 5, lên 6. “Khi mới ra Hoàng Sa, cảnh vật trên đảo đều hết sức lạ lẫm với một đứa trẻ như tôi. Mẹ và hai em tôi cũng không giấu nổi sự ngạc nhiên, thích thú với những cột vô tuyến điện cao hàng chục mét, cao hơn cả những cột điện ở Hà Nội. Tôi cũng thắc mắc với bố về những “ngôi nhà không mái” dựng khắp đảo, sau đó ông giải thích tôi mới biết, nhà mái bằng là để tránh bị tốc gió và hứng được nhiều nước mưa. Dưới nền nhà bao giờ cũng có hầm chứa nước luôn, để tích trữ nước ngọt dùng quanh năm. Mỗi lần mẹ dắt ba anh em chúng tôi đi dạo quanh đảo là mọi người rất quý, hay bế chúng tôi đi chơi. Khi gia đình tôi bắt đầu ra đảo thì lúc đó tôi mới 5 tuổi, em gái thứ hai 3 tuổi, còn em trái út mới 1 tuổi. Hiện nay, hai em tôi đều đang sinh sống ở TP.Hồ Chí Minh”, vị Đại tá già nhớ lại.

Theo lời kể của ông Bảo, những năm gia đình ông ra ở Hoàng Sa, ông nghe người lớn nói, ở đó vốn có một trung đội lính Việt do một chỉ huy người Pháp giữ đảo. Tàu cá của các ngư dân Việt Nam cũng dừng chân trên đảo xin nước ngọt hay trú bão thường xuyên. Trong hồi ức của ông: “Trước khi gia đình tôi ra đảo Hoàng Sa đã có rất nhiều người Việt Nam ở ngoài đấy, có rất nhiều công trình kiên cố, ví dụ lúc đó Pháp đã xây xong trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện… Cả nhà tôi ra đảo ở gần hai năm, sau đó có người khác ra làm nhiệm vụ thay bố tôi thì cả gia đình lại về đất liền. Sau này, nghe bố kể lại, tôi mới biết, người ra đảo Hoàng Sa làm ở trạm Vô tuyến điện đầu tiên là ông Ngô Thế Duông, người Đáp Cầu, Bắc Ninh. ông Duông ra đó làm nhiệm vụ lắp đặt máy, khi lắp đặt xong thì chuyển giao cho bố tôi tiếp nhận và khai thác sử dụng”.

Những bằng chứng không thể chối cãi

Chia sẻ cảm xúc với chúng tôi, Đại tá Trần Quân Bảo khẳng định: “Những điều tôi được thấy, được biết trong hai năm gia đình mình ở Hoàng Sa là những bằng chứng khẳng định từ những năm 30, 40 của thế kỷ trước đã có rất nhiều người Việt Nam sinh sống và làm việc trên quần đảo Hoàng Sa thân yêu của Tổ quốc chúng ta. Cái gì đã là của Việt Nam, sẽ mãi mãi thuộc về Việt Nam”.

Video đang HOT

Tướng Nguyễn Huy Hiệu: Chính nghĩa bao giờ cũng chiến thắng - Hình 2

Thượng tướng, Viện sỹ Nguyễn Huy Hiệu cùng quan khách thăm triển lãm.

Trao đổi riêng với PV tại cuộc triển lãm, Thượng tướng, Viện sỹ Nguyễn Huy Hiệu cũng thẳng thắn: “Chúng ta khẳng định chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa trên cơ sở các tư liệu lịch sử của Việt Nam cũng như tư liệu lịch sử của quốc tế như Pháp, Đức, Ý…

Chủ quyền của chúng ta đối với hai quần đảo này là có cơ sở pháp lý, không thể tranh cãi. Về khách quan mà nói thì đó là cơ sở quốc tế, từ thời Pháp thuộc hoặc các nước thường xuyên có hoạt động giao thương trên Biển Đông, họ đã lưu lại các bản đồ trên sách đều thể hiện điểm cực Nam lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam. Thứ hai, về bản đồ của Trung Quốc cũng như của Việt Nam, ở các triều đại từ khi dựng nước đến bây giờ, thì bản đồ lãnh thổ của Trung Quốc, điểm cực Nam cũng chỉ đến đảo Hải Nam. Còn bãi cát vàng (nay gọi là Trường Sa, Hoàng Sa) thuộc về chủ quyền của Việt Nam.

Thứ ba, các nhân chứng lịch sử không chỉ của Việt Nam mà còn có cả các nhà khoa học, sử học của rất nhiều nước trên thế giới, họ vẽ bản đồ thế giới đều thể hiện chủ quyền của Trung Quốc điểm cực Nam chỉ đến đảo Hải Nam. Năm 1974, Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự để đánh chiếm Hoàng Sa của chúng ta, chủ quyền đó đã được Chính phủ của Việt Nam Cộng hòa làm chủ rồi, chứ không có cơ sở nào thể hiện Hoàng Sa là của Trung Quốc.

Thứ tư, khi khẳng định chủ quyền thì phải tôn trọng các văn bản mà chính Trung Quốc đã ký như: ở Hiệp định Giơ-ne-vơ (Thụy Sỹ) năm 1954, chính Chính phủ Trung Quốc đã ký, họ thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam; rồi Luật Biển 1982 Trung Quốc cũng ký hay Hiệp ước DOC họ cũng ký… Ta có cơ sở pháp lý liên tục, chứng cứ đầy đủ về lịch sử cũng như các văn bản”.

Theo tướng Hiệu, cuộc triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Chủ quyền Việt Nam” rất có ý nghĩa để cho không những người Việt Nam, kiều bào ta ở nước ngoài cũng như quốc tế thông qua đó thấy rõ hơn cơ sở khoa học và pháp lý về vấn đề chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vấn đề này chính những học giả và các nhà khoa học Trung Quốc họ cũng thừa nhận.

“Tôi tin tưởng cuộc triển lãm sẽ giúp người Việt Nam cũng như người nước ngoài, trong đó có cả người Trung Quốc có cái nhìn khách quan, trung thực về cơ sở khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Chân lý, pháp lý và chính nghĩa bao giờ cũng chiến thắng”, tướng Hiệu khẳng định.

Thượng tá Phạm Văn Phi, Trưởng phòng Nghiên cứu, sưu tầm và hướng dẫn nghiệp vụ thuộc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cho biết, để có hơn 300 hiện vật, tư liệu, hình ảnh trưng bày trong cuộc triển lãm, các cán bộ chiến sỹ của Phòng phải đi sưu tầm rất nhiều nơi trong thời gian ngắn như Bộ Tư lệnh Hải quân, vào tận Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng…

Trong đó, có rất nhiều hiện vật quý giá, lần đầu tiên công bố, như những hiện vật phản ánh hoạt động từ năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Rồi, những hiện vật phản ánh Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma năm 1988, có 64 chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam hy sinh, những hiện vật liên quan vẫn lưu giữ được đến bây giờ như: Cáng thương, bi đông, mặt nạ, ống thở của chiến sỹ dùng… Dự kiến, cuộc triển lãm mở cửa trong vòng một tháng.

Tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc

Chính ủy Tổng cục Hậu cần (Bộ Quốc phòng), Thiếu tướng Lê Văn Hoàng chia sẻ: “Tôi thực sự xúc động trước những hình ảnh, tư liệu, hiện vật đã tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc. Đây là những bằng chứng xác thực khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đồng thời, đã tôn vinh, tri ân những cống hiến, đóng góp to lớn của các lực lượng giữ gìn, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, ghi nhận sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình, bạn bè quốc tế”.

Theo Đời sống Pháp luật

"Kỳ quan Điện Biên Phủ" qua góc nhìn của nhà bảo tồn di tích

Cuốn sách "Điện Biên Phủ- Một kỳ quan lịch sử" góp phần phục dựng lại một Điện Biên Phủ "bằng xương bằng thịt" để gìn giữ cho đời sau.

Tác phẩm "Điện Biên Phủ - Một kỳ quan lịch sử" là một trong 15 cuốn sách được đưa vào Bộ sách kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành. Đáng lưu ý, tác phẩm đã góp phần phục dựng lại một Điện Biên Phủ "bằng xương, bằng thịt" để gìn giữ cho muôn đời sau, với công tác bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử.

Phóng viên VOV đã có cuộc trao đổi với Đại tá Hoàng Lâm, Nguyên cán bộ Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, nguyên thư kí tổ tư vấn chuyên gia Ban quản lý dự án Di tích Điện Biên Phủ về vấn đề khảo sát, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích Điện Biên Phủ.

Kỳ quan Điện Biên Phủ qua góc nhìn của nhà bảo tồn di tích - Hình 1

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã ghi dấu ấn vào lịch sử (Ảnh: Internet)

PV: Thưa đại tá Hoàng Lâm, ông có thể cho biết lý do vì sao góc tiếp cận Điện Biên Phủ là "một kỳ quan lịch sử"?

Đại tá Hoàng Lâm: Nếu xét về mặt tự nhiên, chúng ta có vịnh Hạ Long rất đáng tự hào, thì về mặt lịch sử - xã hội chúng ta có Điện Biên Phủ, một kỳ quan lịch sử. Vì ở đó có dấu tích về võ công, trí tuệ, bản lĩnh, phẩm chất tốt đẹp của Việt Nam nói chung và võ công, trí tuệ, bản chất, phẩm chất tốt đẹp của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam nói riêng.

PV: Được biết ông là người đã gắn bó với công tác bảo tàng hơn 30 năm, trong đó đã có 10 năm theo dõi sát sao việc bảo tồn những cụm di tích Điện Biên Phủ. Phải chăng, quá trình này đã giúp ông viết nên cuốn sách "Điện Biên Phủ- Một kỳ quan lịch sử"?

Kỳ quan Điện Biên Phủ qua góc nhìn của nhà bảo tồn di tích - Hình 2

Đại tá Hoàng Lâm là người đã có 10 năm gắn bó với công tác bảo tồn di tích

Điện Biên Phủ

Đại tá Hoàng Lâm: Tôi hoạt động ở lĩnh vực bảo tồn di tích nên có điều kiện tích lũy qua con đường này. Tôi cũng phát hiện ra rằng còn nhiều điều chưa đủ, chưa chính xác về Điện Biên Phủ. Sau đó, năm 2004, tôi được phân công tham gia vào tổ tư vấn chuyên gia, giúp ban quản lý dự án di tích Điện Biên Phủ. Như vậy, từ năm 2004 đến năm 2007, tiếp đến một vài năm nữa, tôi thường xuyên trở lại nơi này, cùng với nhân chứng khảo sát các điểm di tích. Chính quá trình đi khảo sát, cộng với những tài liệu tôi đã lưu giữ và nghiên cứu, kết hợp với gặp các nhân chứng thì tôi thấy có rất nhiều vấn đề có thể làm cho sáng tỏ.

PV: Đó là những vấn đề gì vậy, thưa ông?

Đại tá Hoàng Lâm: Nhiều người nhầm lẫn việc Điện Biên Phủ có 3 nơi đặt sở chỉ huy. Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang làm việc cùng với những người cộng sự trên một hòn đá lớn ở suối, có những sách báo đề rằng đó là ở hang Thẩm Púa. Đó đâu phải là hang mà là dòng suối rất đẹp. Chính tôi là người tham gia đi tìm sở chỉ huy đó - sở chỉ huy thứ 2 của chiến dịch- Huổi Hẹ Ộ. Còn Thẩm Púa là sở chỉ huy thứ nhất. Sở chỉ huy thứ 3 đặt ở Mường Phăng.

Ngoài ra, người ta nói Tô Vĩnh Diện là anh hùng cứu pháo, nhưng cụ thể địa điểm cứu pháo ở chỗ nào cũng không được xác định. Phải đến năm 2004, 50 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, nhân chứng lịch sử cùng với ban quản lý dự án di tích Điện Biên Phủ và với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đã phải tìm kiếm vị trí chính xác nơi Tô Vĩnh Diện đã hy sinh cứu pháo, đó chính là ở xã Nả Nhạn, bên sườn núi Quả Chua.

PV: Là người gắn bó với công tác bảo tồn, đặc biệt là đã có 10 năm gắn bó với di tích Điện Biên Phủ, theo ông, chúng ta cần có những khuyến nghị như thế nào trong vấn đề bảo tồn để sao cho cụm di tích này ngày càng hoàn thiện hơn. Và đặc biệt là để cho mỗi du khách khi đặt chân đến Điện Biên Phủ đều cảm nhận được không khí của chiến trường xưa?

Đại tá Hoàng Lâm: Từ năm 2003 - 2013, tỉnh Điện Biên đã làm một khối lượng rất lớn công việc về di tích Điện Biên Phủ, nhưng công việc ở phía trước còn rất nhiều. Trước hết, cần phải lập hồ sơ trình với cơ quan chức năng để thực hiện xếp hạng di tích thành phần Điện Biên Phủ, trong đó có một nửa số thành phần chưa được xếp hạng và khoanh vùng bảo vệ. Thứ hai, trong việc phục hồi tôn tạo, cần lưu ý những vị trí, những thành phần di tích ở ngay thành phố Điện Biên Phủ bây giờ. Ví dụ như vị trí Đồi Cháy, vị trí C1, C2, vị trí Đồi E, vị trí cứ điểm 206, và một số vị trí về trận địa bao vây tiến công...

Về phía kinh phí, chúng ta nên xã hội hóa để huy động thêm nguồn lực, đẩy nhanh quy mô tiến độ phục hồi tôn tạo di tích. Cuối cùng, đội ngũ làm nhiệm vụ quản lý, phục hồi tôn tạo, hướng dẫn khách tham quan... cần chuyên nghiệp, kể cả trình độ văn hóa, ngoại ngữ; đảm bảo môi trường thật sạch, thật tốt. Điều kiện ở đây là vùng văn hóa của người Thái Tây Bắc. Vậy thì biểu hiện của văn hóa ấy kết hợp trong bảo tồn di tích phải làm sao cho hài hòa, đúng nghĩa nền văn hóa hoa ban.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Theo VOV

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hiện trường hơn 200 bộ hài cốt vừa được phát hiện giữa Hà Nội
10:18:38 22/11/2024
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn
17:34:26 21/11/2024
Clip xe khách xoay 180 độ trên đường ở Bình Dương, tông chết một phụ nữ
09:54:31 21/11/2024
Tai nạn giao thông nghiêm trọng trên cao tốc khiến 1 người chết, 10 người bị thương
11:18:02 21/11/2024
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
18:18:27 21/11/2024
Vĩnh Phúc: Bé gái 5 tuổi bị 2 con chó becgie tấn công tử vong
19:43:29 21/11/2024
Hiện trường tìm kiếm 2 người mất tích trên xe rác rơi xuống sông Bình Thành
13:20:19 21/11/2024
Vụ ô tô rơi khỏi cầu ở Huế: "Người nhái" và tàu lặn tìm kiếm 2 nạn nhân
13:56:55 22/11/2024

Tin đang nóng

Bắt đối tượng tẩm xăng thiêu chết bố mẹ ở Hà Giang
14:38:34 22/11/2024
Lindsay Lohan hiện tại: Lấy lại nhan sắc "nữ thần", hạnh phúc bên chồng con
14:03:02 22/11/2024
Kiểm tra cặp của con sau khi đi học về, phụ huynh TP.HCM bàng hoàng phát hiện ra thứ bên trong: Sao lại có thể như thế?
15:33:19 22/11/2024
Cảnh tượng khiến "tiên nữ đồng quê" Lý Tử Thất bị tố giả tạo
14:45:13 22/11/2024
Chàng trai Pháp gốc Việt tìm mẹ ở Bắc Kạn, ít giờ sau đã có tin, cha dượng lên tiếng khiến tất cả lặng đi
14:36:54 22/11/2024
Mỹ nhân Hàn tan sự nghiệp vì "phông bạt": Cái giá chạy theo sự hào nhoáng
14:05:58 22/11/2024
Lộ vóc dáng Yến Xuân khi mang bầu, một khoảnh khắc hé lộ luôn tình cảm của Đặng Văn Lâm dành cho vợ
13:14:17 22/11/2024
Ly hôn 20 năm, biết chồng cũ bị liệt, người vợ quay về làm điều cảm động
13:46:42 22/11/2024

Tin mới nhất

Bị bất tỉnh sau cú tông xe máy vào ô tô đang dừng đèn đỏ

10:33:51 22/11/2024
Khi tài xế ô tô cho xe dừng đèn đỏ tại ngã tư Bồn Nước (phường An Bình, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) thì bị xe máy, biển số: 60M1-37xx do một người đàn ông điều khiển, lưu thông hướng cùng chiều tông vào đuôi.

Xe khách đâm trúng cột điện và tông tử vong người phụ nữ đứng bên đường

10:30:25 22/11/2024
Khi đến địa điểm trên đã tông vào trụ điện và tông trúng bà Phạm Thị Quốc (SN 1950, trú phường Hoài Đức, thị xã Hoài Nhơn) đang đứng trong lề đường. Xe khách tiếp tục lao xuống rãnh thoát nước bên đường.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại nhiều khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên

10:28:08 22/11/2024
Đáng chú ý, mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.

Xưởng làm biển quảng cáo bốc cháy trong đêm, lan sang 2 nhà liền kề

07:09:28 22/11/2024
Theo thông tin ban đầu, khoảng 23h ngày 21/11, một cơ sở làm biển quảng cáo tại hẻm 172/69/30 đường Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bất ngờ bốc cháy.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

05:47:52 22/11/2024
Có lẽ cũng vì thế, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung khẳng định với chuyến thăm lần này, Việt Nam và Malaysia sẽ tăng cường hiểu biết, bổ sung cho nhau và cùng phát triển với tầm nhìn cho giai đoạn mớ...

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia

05:39:56 22/11/2024
Chủ tịch Thượng viện vui mừng đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia; bày tỏ hết sức coi trọng chuyến thăm của Tổng Bí thư, cho rằng chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Tp.HCM: Xử lý các trường hợp kinh doanh hóa chất độc hại ra sao?

21:02:10 21/11/2024
Việc xử lý các trường hợp kinh doanh các hóa chất độc hại trên địa bàn Tp.HCM vẫn đang quyết liệt, khẩn trương xác minh, truy xét, đấu tranh xử lý.

Cận cảnh việc trục vớt chiếc xe chở rác bị rơi xuống sông ở Thừa Thiên Huế

20:45:24 21/11/2024
Do địa hình khó khăn, để trục vớt được chiếc xe rác, lực lượng chức năng đã huy động nhiều máy móc mở đường để đưa xe cẩu vận hành đến sát bờ sông.

Ứng cứu 5 thuyền viên tàu cá bị chìm trên biển

19:46:26 21/11/2024
Ngay sau đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Trị đưa tàu CN09 của đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ tại đảo Cồn Cỏ tiếp cận, đưa 5 thuyền viên bị nạn lên đảo an toàn.

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình Ukraine

18:22:06 21/11/2024
Bộ Ngoại giao Việt Nam đặc biệt khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến Ukraine trừ trường hợp thực sự cần thiết.

Vụ học sinh 'đầu trần' điều khiển mô tô ở Hà Nội: Lập biên bản xử phạt phụ huynh

17:40:12 21/11/2024
Sau khi nhận được clip phản ánh, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Hà Nội) đã lập biên bản xử phạt 10 học sinh cùng phụ huynh vi phạm các lỗi: Giao xe cho người chưa đủ tuổi điều khiển; không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy...

Vụ xe chở rác rơi xuống sông khiến 2 người mất tích: Vợ bầu mong ngóng tin chồng

17:37:00 21/11/2024
Nhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Hải Nam/Trung Quốc cam kết giảm đau cho phụ nữ khi sinh con để tăng tỷ lệ sinh

Uncat

18:00:40 22/11/2024
Theo truyền thống, nhiều phụ nữ thường không lựa chọn điều trị giảm đau trong quá trình sinh con tự nhiện vì lo ngại về tác dụng phụ. Nếu sử dụng dịch vụ này, toàn bộ chi phí thường do bệnh nhân chi trả.

1 phụ nữ suýt tử vong vì ngộ độc thuốc tê khi nhổ răng khôn

Sức khỏe

18:00:38 22/11/2024
Người nhà bệnh nhân cho biết, trước đó chị M có đến một phòng khám nha tư nhân để nhổ răng khôn. Sau khi chích thuốc tê được 20 phút thì bệnh nhân cảm thấy rất mệt, tức ngực nên được chuyển đến Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc.

Lý do Nga sử dụng tên lửa IRBM đáp trả việc Ukraine tấn công bằng tên lửa tầm xa

Thế giới

18:00:35 22/11/2024
Trong khi đó, tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) lớn hơn nhiều, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và được thiết kế để tấn công các mục tiêu ở khoảng cách xa hơn rất nhiều.

Bộ đôi APT. vừa xuất hiện đã náo loạn MAMA: Bruno Mars một mình một kiểu giữa rừng sao, Rosé nói gì mà vui thế?

Sao châu á

17:54:02 22/11/2024
Dù không đi thảm đỏ nhưng Bruno Mars - Rosé vẫn trở thành nhân vật nhận được nhiều sự chú ý nhất lễ trao giải MAMA 2024.

Hoa sữa về trong gió - Tập cuối: Ông Tùng gặp lại con trai bất hiếu

Phim việt

17:44:36 22/11/2024
Ông Tùng từ quê lên Hà Nội gấp và bất ngờ khi thấy con trai của mình đã chờ sẵn ở bến xe khách. Từ khi về quê ở, ông không còn liên lạc với con trai của mình nữa.

Bị cáo Trương Mỹ Lan nói về quan hệ với 'chúa đảo' Tuần Châu

Pháp luật

17:29:01 22/11/2024
Bị cáo Trương Mỹ Lan cho biết quan hệ làm ăn với Tập đoàn Tuần Châu Quảng Ninh của ông Đào Hồng Tuyển từ năm 2016, và hai bên đã có giao dịch mua bán cổ phần, dự án bất động sản.

Messi ảnh hưởng đến ghế nóng Inter Miami, Xavi có ý định từ chối

Sao thể thao

17:20:41 22/11/2024
Ghế nóng tại Inter Miami nhiều khả năng được quyết định bởi Messi khi các lựa chọn hàng đầu điều có liên hệ mật thiết với siêu sao Argentina

Sao Việt 22/11: Hoa hậu Ý Nhi về nước, Trương Ngọc Ánh hội ngộ chồng cũ

Sao việt

17:07:18 22/11/2024
Hoa hậu Ý Nhi về Việt Nam thăm gia đình, Trương Ngọc Ánh và Trần Bảo Sơn vui vẻ gặp gỡ trong tiệc sinh nhật con gái.

Không phải em út BTS, đây mới là người mà Rosé viết hẳn 1 ca khúc kể tội thao túng, chiếm hữu, tệ bạc?

Nhạc quốc tế

17:01:12 22/11/2024
Rosé thừa nhận nhân vật từng khiến cô trải qua mối quan hệ độc hại là nguồn cảm hứng rất lớn khi sáng tác những ca khúc cho album lần này khiến các fan càng thêm tò mò người này là ai

Chị Đẹp "máu chiến" nhất kiệt sức đến mức không còn muốn cạnh tranh

Tv show

16:52:12 22/11/2024
Từ Vòng solo đến Công diễn 1, giọng ca Em Không Là Duy Nhất thể hiện phong độ vượt trội với 2 màn trình diễn Mashup 3 Nàng và HOT.

Món ngon mùa Đông bổ, rẻ: Loại trứng nhỏ xíu chỉ hơn 1000k/quả nhưng bổ hơn trứng gà, ngày lạnh làm những món này ngon tuyệt lại dễ làm

Ẩm thực

16:41:44 22/11/2024
Ngày lạnh, bạn có thể tham khảo cách chế biến món ngon dưới đây, tạo nên các món ăn tốt cho bệnh mất ngủ hay quên, cao huyết áp...