Tướng Ngọ qua đời, có thể đình chỉ điều tra vụ làm lộ bí mật
“Thẩm quyền xử lý vụ án cố ý làm lộ bí mật nhà nước giờ thuộc Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an. Có thể sẽ đình chỉ vụ án nếu xác định ông Ngọ là người liên quan duy nhất”.
Ông Trương Việt Toàn (giữa) – chủ tọa phiên xét xử Dương Tự Trọng (em trai ông Dương Chí Dũng) hồi tháng 1 vừa qua
Đó là khẳng định của thẩm phán Trương Việt Toàn – Phó Chánh Tòa Hình sự, TAND TP Hà Nội khi trao đổi với Tiền Phong. Ông Toàn chính là chủ tọa phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng, em trai ông Dương Chí Dũng, người ra quyết định khởi tố vụ án trên ngày 8/1.
Ông là người ra quyết định khởi tố vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước”, sau khi xem xét các yếu tố, nhất là lời khai của bị án Dương Chí Dũng cho rằng được Thứ trưởng Bộ Công an – ông Phạm Quý Ngọ “mật báo” bị bắt giam để bỏ trốn. Vụ án đó đang ở giai đoạn nào rồi, thưa ông?
Ngay khi khởi tố vụ án, tôi đã chuyển toàn bộ hồ sơ cùng các tài liệu liên quan sang Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an để họ xử lý tiếp theo, căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự. Thẩm quyền giải quyết vụ án này giờ thuộc cơ quan ANĐT – Bộ Công an.
Việc Thượng tướng Phạm Quý Ngọ vừa qua đời, vậy hướng xử lý tiếp theo của vụ án này sẽ như thế nào, theo thẩm phán?
Tôi đang nghĩ nhiều đến Điều 107 của Bộ luật Tố tụng Hình sự (những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự – PV), theo đó, nếu ông Ngọ được xác định là người duy nhất liên quan vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước”, vụ án sẽ phải đình chỉ.
Video đang HOT
Còn nếu cơ quan điều tra, qua xác minh, nhận thấy còn những đối tượng khác liên quan, nhưng chưa rõ là ai, họ vẫn tiếp tục thụ lý quyết định khởi tố vụ án để điều tra bình thường. Khi hết thời hạn điều tra mà vẫn chưa làm rõ được bị can, cơ quan điều tra có thể sẽ áp dụng Điều 160 Bộ luật Tố tụng Hình sự để tạm đình chỉ điều tra, xử lý sau.
Cảm ơn ông.
Theo Bảo Thắng
Tiền Phong
"Thông tin Dương Chí Dũng đưa ra chắc phải có căn cứ!"
"Những thông tin Dương Chí Dũng đưa ra trước tòa chắc phải có những căn cứ. Nếu biết 100% lời khai không có căn cứ thì tòa sẽ không khởi tố vụ án mới" - Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội nhận định.
>> Bộ Công an khẩn trương điều tra lời khai của Dương Chí Dũng
>> Khởi tố vụ án làm lộ bí mật khiến Dương Chí Dũng bỏ trốn
Ngày 9/1, ông Lê Như Tiến - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội - có những chia sẻ với phóng viên Dân trí trước những tình tiết mới diễn ra tại phiên xử Dương Tự Trọng và đồng phạm tổ chức cho Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Ông Lê Như Tiến nhận định những lời khai của Dương Chi Dũng trước tòa chắc phải có căn cứ
Ông có bất ngờ không khi Dương Chí Dũng khai trước tòa rằng được ông Phạm Quý Ngọ (Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Vinalines, Thứ trưởng Bộ Công an) báo tin mật?
Đây là tin mật, chưa ai biết nên tôi thấy chắc chắn phải có một ai đó ở một cơ quan có trách nhiệm, có thẩm quyền báo cho Dương Chí Dũng bỏ trốn. Tôi bất ngờ là bất ngờ với một người cụ thể mà Dương Chí Dũng đã khai. Còn ai ở cấp cao báo cho Dương Chí Dũng thì tôi đã tiên lượng được trước sẽ có người như thế!
Lời khai của một bị án như Dương Chí Dũng có đáng tin không, thưa ông?
Những thông tin Dương Chí Dũng đưa ra trước tòa chắc phải có những căn cứ. Nếu không có căn cứ thì sẽ không tuyên bố khởi tố vụ án mới. Chắc là có căn cứ nào đó nhất định thì họ mới đề xuất như thế. Nếu biết 100% không có như thế thì chắc chắn sẽ không đề xuất như thế.
Ông nhìn nhận thế nào việc Hội đồng xét xử tuyên bố khởi tố vụ án hình sự về tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước theo quy định tại điều 263 Bộ luật hình sự?
Khi khởi tố điều tra thì các đương sự có quyền chứng minh những vấn đề liên quan đến mình. Còn trong quá trình điều tra, chính người bị nghi ngờ sẽ phải chứng minh mình hoàn toàn vô tội, không nhận hối lộ, không lộ lọt bí mật công tác, để cho Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài. Anh phải chứng minh được điều ấy, còn nếu không thì rõ ràng sẽ là tội phạm.
Để đảm bảo tính khách quan, theo ông vụ án hình sự về tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước nên giao cho cơ quan nào làm rõ?
Dư luận e ngại nếu giao cho Bộ Công an làm thì thiếu khách quan vì một đồng chí là lãnh đạo của bộ. Nhưng tôi vẫn tin tưởng vào lãnh đạo ngành công an, nhất là Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang và tập thể Đảng ủy công an Trung ương chắc cũng đủ sáng suốt để điều tra một cách khách quan.
Bên ngành công an cũng có hai cơ quan điều tra đó là cảnh sát điều tra và an ninh điều tra. Nếu bình thường cơ quan cảnh sát điều tra sẽ làm vụ việc này, nhưng nếu cần thì cơ quan anh ninh điều tra cũng có thể vào cuộc.
Ngoài ra, chúng ta còn có các cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát, không những thế các cơ quan khác cũng có thể sử dụng bộ máy của cơ quan điều tra để vừa đảm bảo đúng pháp luật, vừa đảm bảo khách quan. Cũng có thể đề xuất thành lập một cơ quan điều tra độc lập về vụ án mới này. Còn cơ quan nào chủ trì chính, chắc cơ quan nhà nước sẽ phải nghiên cứu rất kỹ. Các cơ quan bảo vệ pháp luật (ngành điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án...) sẽ ngồi với nhau để tìm ra lời giải này.
Bộ Công an cũng vừa khẳng định sẽ điều tra lời khai của Dương Chí Dũng, ông đánh giá thế nào về động thái tích cực này?
Tôi rất tin lãnh đạo Bộ Công an, đặc biệt là Đại tướng Trần Đại Quang, sẽ rất vô tư, khách quan và sẽ chỉ đạo nghiêm túc vụ án này.
Còn qua việc xét xử các vụ án tham nhũng lớn gần đây tôi thấy hoạt động của bộ máy phòng chống tham nhũng khá quyết liệt, tạo nên hiệu quả như chúng ta đã thấy. Điều đó thể hiện sự quyết liệt và cũng thể hiện cam kết của Đảng, nhà nước ta về việc tuyên chiến với tham nhũng đã có kết quả.
Xin cảm ơn ông!
Theo Dantri
Khởi tố nghi phạm sát hại 2 người trong khu nhà trọ Cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Bình Phước vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Đinh Văn Chuyên (26 tuổi, ngụ ấp 1, xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài, Bình Phước) về hành vi "Giết người". Khu nhà trọ tên Chuyên gây án khiến 2 người thiệt mạng Liên quan đến vụ...