Tướng Nga nói Ukraine “thất bại”, mất hơn 50% vũ khí ở Kursk
Tướng Nga nói rằng Ukraine đã chịu thiệt hại nặng về vũ khí trong trận chiến ở Kursk.
Binh sĩ Ukraine cùng với các xe bọc thép từ tỉnh Sumy vượt qua biên giới, đột kích vào vùng Kursk của Nga (Ảnh: Reuters).
Lực lượng vũ trang Ukraine đã mất hơn một nửa số thiết bị quân sự được sử dụng trong cuộc tấn công vào vùng Kursk, chỉ huy đơn vị đặc nhiệm Akhmat của Nga, Thiếu tướng Apti Alaudinov, nói với Sputnik vào hôm 22/9.
“Ukraine đã chịu tổn thất đáng kể do bị Nga chặn lại và phá hủy vũ khí. Họ đã mất hơn một nửa số vũ khí được sử dụng trong cuộc tấn công này. Do đó, tôi tin rằng trận chiến Kursk rất khó khăn đối với họ. Cuối cùng, xét đến việc nhiệm vụ không được hoàn thành, có thể cho rằng đó là một thất bại”, ông Alaudinov nói.
Vào ngày 6/8, lực lượng Ukraine đã phát động một cuộc tấn công vào Vùng Kursk của Nga. Ukraine tuyên bố đã kiểm soát hơn 100 khu định cư và hơn 1.300km2 lãnh thổ Nga.
Video đang HOT
Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi động thái này là hành động khiêu khích quy mô lớn nhằm vào dân thường và tuyên bố sẽ có phản ứng thích đáng. Lực lượng Nga đã phát động một cuộc phản công.
Trong thông báo ngày 22/9, Bộ Quốc phòng Nga nói rằng, Ukraine đã mất hơn 16.000 quân, 126 xe tăng, 57 xe chiến đấu bọc thép, 95 xe bọc thép chở quân, 795 xe bọc thép, 492 ô tô, 124 hệ thống pháo, 29 hệ thống tên lửa phóng loạt, bao gồm 8 hệ thống HIMARS, 6 MLRS do Mỹ sản xuất, 8 hệ thống phòng không, 5 xe vận tải và nạp đạn, 31 trạm tác chiến điện tử, 7 trạm radar phản pháo, 2 trạm radar phòng không, 17 xe công binh, bao gồm mười xe dọn chướng ngại vật và một xe rà phá bom mìn UR-77, cũng như một xe cứu hộ bọc thép.
Ukraine chưa bình luận về tuyên bố của Nga. Rất khó để một bên thứ 3 xác minh thông tin do 1 trong 2 bên của cuộc chiến công bố, vì đó có thể là đòn tâm lý chiến.
Theo giới phân tích, Ukraine có thể chỉ duy trì kiểm soát một phần lãnh thổ Kursk thêm vài tháng nữa trước khi bị đẩy lùi hoặc phải rút lui khỏi mặt trận này để tập trung cho phòng tuyến Donbass ở miền Đông và giảm tổn thất nhân lực.
Trên thực tế, vụ tấn công của Ukraine vào khu vực Kursk của Nga cho đến nay vẫn chưa đạt được một trong những mục tiêu chính: Chuyển hướng quân đội Nga khỏi tiền tuyến miền Đông nhằm định hình lại chiến trường.
Mặt khác, Ukraine đang đối mặt với sự hoài nghi lan rộng khi họ tập trung nguồn lực lên Kursk và đang để lại tiền tuyến miền Đông với đầy những lỗ hổng mà có thể khiến Kiev phải trả giá đắt khi Nga liên tiếp đạt được đà tiến trong thời gian qua.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở ở Mỹ nhận định rằng Nga dường như đang quyết tâm giành được Pokrovsk bằng việc trì hoãn dồn lực lượng đẩy quân Ukraine khỏi Kursk.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong khi đó nhận định cuộc tấn công Kursk là một phần quan trọng trong chiến lược của Kiev và sẽ được đưa vào kế hoạch chiến thắng mà ông dự định sẽ thảo luận với Mỹ vào thời gian tới.
Washington Post: Mỹ chần chừ hỗ trợ Ukraine trong chiến dịch Kursk
Theo tờ Washington Post, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn chưa nắm rõ được mục tiêu của Kiev trong chiến dịch tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Lô tên lửa do Mỹ viện trợ được chuyển tới sân bay ở Kiev, Ukraine. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Dẫn các nguồn tin thân cận với chính quyền, tờ báo trên cho rằng Washington không tin vào chiến lược của Ukraine tại Kursk và lo ngại về khả năng leo thang với Moskva.
Trong một tuyên bố ngày 22/8, phó phát ngôn viên Lầu Năm Góc Sabrina Singh cho biết Washington vẫn đang đánh giá xem cuộc tấn công của Kiev tại Kursk "phù hợp như thế nào với các mục tiêu chiến lược trên chiến trường".
Trước đó, vào ngày 6/8, Kiev đã tiến hành hoạt động quân sự lớn nhất từ trước đến nay vào lãnh thổ Nga. Bộ Quốc phòng Nga cho biết đã ngăn chặn được đà tiến công của Ukraine tại khu vực Kursk song lực lượng Kiev vẫn giành được quyền kiểm soát tại một số khu định cư tại đây.
Về phần mình, Kiev cho biết mục tiêu trong lần tấn công này của họ là thiết lập một "vùng đệm" trên đất Nga và coi vùng đất nà như một "lá bài mặc cả" tiềm năng cho các cuộc đàm phán hoà bình trong tương lai.
Tuy nhiên, sau khi Ukraine tiến hành tấn công vào Kursk, phía Nga khẳng định sẽ không có bất kỳ cuộc đàm phán nào nếu như Kiev tiếp tập "tấn công vào dân thường".
Một nhà ngoại giao giấu tên nói với tờ Washington Post rằng Mỹ vẫn chưa chắc chắn liệu có nên giúp Kiev giữ và thậm chí có thể mở rộng vùng đất mà họ đang chiếm đóng hay không.
Trong một báo cáo cập nhật công bố ngày 23/8 của Bộ Quốc phòng Nga, lực lượng vũ trang Ukraine đã thiệt hại hơn 5.000 binh sĩ, cũng như 69 xe tăng, 27 xe chiến đấu bộ binh, 55 xe bọc thép, 34 hệ thống pháo binh, 5 hệ thống tên lửa phòng không và 11 bệ phóng MLRS (bao gồm 3 hệ thống HIMARS do Mỹ sản xuất), cùng với các thiết bị hạng nặng khác kể từ khi bắt đầu chiếndịch Kursk.
Cùng ngày, Mỹ tuyên bố 125 triệu USD vũ khí, bao gồm đạn pháo, tên lửa chống tăng TOW, thiết bị bay không người lái và đạn dược.
Đầu tuần này, ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump nói rằng kho dự trữ đạn dược của Washington hiện "trống rỗng" do viện trợ cho Ukraine. Hồi tháng 6, ông Trump cũng nói rõ ông sẽ ngừng viện trợ hàng chục tỷ USD cho Ukraine.
Oanh tạc cơ Su-34 của Nga gây áp lực lớn lên lực lượng Ukraine trên chiến trường Máy bay ném bom chiến đấu Su-34 là yếu tố then chốt trong chiến lược quân sự của Nga tại Ukraine, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các cuộc tấn công bằng bom lượn. Su-34 được gọi là "kẻ trừng phạt" trên không, gây áp lực lớn lên lực lượng Ukraine. Máy bay Sukhoi Su-34 của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN Theo...