Tướng Myanmar: Quân đội nắm quyền là ‘điều không thể tránh khỏi’
Một ngày sau khi nắm quyền, quân đội Myanmar tiếp tục siết chặt kiểm soát. Hãng tin AP cho biết các nghị sĩ Myanmar đang bị giam lỏng trong khu nhà chính phủ ở thủ đô Naypyitaw.
Binh lính canh gác tại lối vào khu Quốc hội ở thủ đô Naypyitaw, Myanmar ngày 1-2 – Ảnh: REUTERS
Hãng tin AP ngày 2-2 dẫn lời một nghị sĩ Myanmar cho biết ông và khoảng 400 người khác trải qua một đêm không ngủ khi bị giam lỏng trong một khu nhà chính phủ ở thủ đô, lo sợ họ có thể bị đưa đi bất cứ lúc nào.
Trong khu nhà, họ được nói chuyện với nhau và chỉ được liên lạc với bên ngoài bằng điện thoại, tuy nhiên không được phép rời khỏi đây. Những người bị giam thuộc Đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi và một số đảng nhỏ hơn.
“Chúng tôi phải thức và ở trong tình trạng cảnh giác”, nghị sĩ này cho biết thêm là cảnh sát có mặt bên trong khu nhà trong khi binh lính canh gác phía ngoài.
Video đang HOT
Trong khi đó, tại cuộc họp đầu tiên với chính phủ ngày 2-2, Tướng Min Aung Hlaing cho biết việc quân đội nắm quyền là “điều không thể tránh khỏi” sau khi đã nhiều lần cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử cuối năm ngoái.
“Dù quân đội đã liên tiếp lần yêu cầu, đây là con đường không thể tránh khỏi cho đất nước chúng ta. Cho đến khi chính phủ mới thành lập sau cuộc bầu cử sắp tới, chúng tôi cần phải lèo lái đất nước. Trong giai đoạn áp đặt tình trạng khẩn cấp, ưu tiên sẽ là tổ chức bầu cử và chống dịch COVID-19″, Hãng tin Reuters dẫn lời ông Min Aung Hlaing.
Hôm 1-2, quân đội Myanmar tuyên bố áp đặt tình trạng khẩn cấp tại nước này trong một năm. Tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh quân đội Myanmar, tạm thời nắm quyền điều hành đất nước sau cuộc đảo chính của quân đội Myanmar (theo cách gọi của truyền thông phương Tây) chống lại chính quyền dân sự cùng ngày.
Tổng thống Win Myint, Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và các nhân vật khác của NLD đã bị quân đội Myanmar bắt. Họ được cho là đang bị quản thúc tại gia ở thủ đô Naypyitaw.
Quân đội cho biết các hành động đều phù hợp với hiến pháp và hầu như không phản ứng trước các chỉ trích từ nước ngoài. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã dọa sẽ trừng phạt Myanmar và kêu gọi các nước tham gia đòi Naypyitaw thả các chính trị gia.
Theo báo Guardian , nhịp sống ở các thành phố như Yangon dường như vẫn bình thường sau chính biến và không có sự gia tăng hiện diện của lực lượng an ninh trên đường phố.
Tuy nhiên, Myanmar đã ngưng các chuyến bay đến và rời khỏi đất nước đến 31-5-2021, theo báo Myanmar Times ngày 2-2. Hãng tin AP dẫn thông tin từ nhà chức trách Myanmar cũng cho biết Myanmar đã ngừng tất cả chuyến bay chở khách ở nước này.
Trong khi đó, hãng tin Reuters dẫn lời quản lý sân bay quốc tế ở Yangon xác nhận sân bay này sẽ đóng cửa đến tháng 5-2021.
Lính Myanmar quản thúc 400 nghị sĩ tại nhà công vụ
Các thành viên quốc hội Myanmar vẫn bị giữ tại nhà công vụ dưới sự giám sát của binh sĩ ở Naypyitaw, một ngày sau khi quân đội đảo chính.
Một nhà lập pháp cho hay ông và khoảng 400 thành viên quốc hội vẫn nói chuyện được với nhau bên trong khu nhà công vụ và liên lạc với cử tri qua điện thoại, nhưng không được phép rời khỏi nhà công vụ ở Naypyitaw. Ông cho biết cảnh sát canh chừng bên trong khu nhà, còn binh sĩ đứng gác bên ngoài.
Nghị sĩ này cho hay các chính trị gia, bao gồm thành viên trong đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và những đảng nhỏ khác, mất ngủ suốt đêm vì lo lắng có thể bị bắt, nhưng bây giờ đã ổn.
"Chúng tôi phải thức để giữ cảnh giác", nhà lập pháp giấu tên nói. Ông cho hay bà Suu Kyi không bị giam cùng với họ.
Bà Aung San Suu Kyi (trái) đi cạnh tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar, tại thủ đô Naipyidaw hôm 6/5/2016. Ảnh: AP
Binh lính ập tới vào buổi sáng, khi các nghị sĩ từ khắp đất nước tập trung tại thủ đô để khai mạc kỳ họp quốc hội mới, trong bối cảnh lo ngại đảo chính có thể xảy ra. Quân đội tuyên bố việc giam các quan chức là cần thiết vì chính phủ đã không hành động để xem xét cáo buộc gian lận bầu cử mà họ đưa ra.
Trong cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái, NLD giành được 346 trên tổng số 412 ghế quốc hội Myanmar. Tuy nhiên, quân đội Myanmar tuyên bố đã phát hiện hơn 10 triệu trường hợp gian lận cử tri, yêu cầu uỷ ban bầu cử của chính quyền công bố danh sách cử tri để kiểm tra chéo nhưng ủy ban không đồng ý.
Quân đội Myanmar sáng 1/2 bắt bà Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và một số lãnh đạo cấp cao trong đảng NLD, tuyên bố tình trạng khẩn cấp để điều hành đất nước trong một năm. Chính quyền quân sự sau đó cách chức 24 bộ trưởng và thứ trưởng, công bố danh sách 11 người được bổ nhiệm vị trí lãnh đạo các bộ gồm tài chính, y tế, thông tin, ngoại giao, quốc phòng, nội vụ và biên phòng.
Cuộc sống tại Yangon, thành phố lớn thứ ba đất nước, ngày hôm nay diễn ra vắng lặng hơn bình thường nhưng chợ vẫn mở, người bán hàng rong vẫn nấu nướng trên phố, xe buýt và taxi vẫn đi lại bình thường.
Không có dấu hiệu nào cho thấy tình hình an ninh đang diễn ra theo chiều hướng nghiêm trọng, nhưng bầu không khí bất an do cuộc binh biến vẫn kéo dài. Nhiều người dân đang gỡ cờ đảng NLD khỏi nhà và cơ sở kinh doanh.
Mỹ, Australia và Liên Hợp Quốc phát thông điệp cảnh báo mạnh mẽ, yêu cầu quân đội Myanmar thả bà Suu Kyi và các quan chức chính phủ cũng như tôn trọng ý chí của người dân, giải quyết khác biệt thông qua đối thoại hòa bình. Trung Quốc kêu gọi tất cả các bên giải quyết bất đồng theo khuôn khổ hiến pháp và pháp lý, cũng như bảo vệ ổn định chính trị và xã hội.
Đảo chính quân sự: Vẫn còn giải pháp cho Myanmar Chuyên gia nhận định việc ban bố tình trạng khẩn cấp và bắt giam Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi sẽ tác động lớn đối với quân đội và đất nước Myanmar thời gian tới. Quyết định bất ngờ của quân đội Myanmar khi bắt giữ Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi cũng như tuyên bố tình trạng...