Tướng Mỹ: Trung Quốc lợi dụng Covid-19 thúc đẩy yêu sách lãnh thổ

Theo dõi VGT trên

Trung Quốc dùng Covid-19 làm vỏ bọc để thúc đẩy các yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông, chỉ huy lực lượng Mỹ tại Nhật Bản Schneider cảnh báo.

Trung Quốc gia tăng đột biến hoạt động quấy rối tàu thuyền tại Biển Đông bằng tàu hải quân, hải cảnh và tàu đ.ánh cá của dân binh, chỉ huy Lực lượng Mỹ tại Nhật Bản, trung tướng Kevin Schneider nói với Reuters hôm nay.

“Chúng tôi phát hiện hoạt động hàng hải gia tăng đột biến suốt cuộc khủng hoảng Covid-19″, tướng Schneider nói và cho biết Trung Quốc cũng tăng hoạt động tại Biển Hoa Đông, nơi nước này tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản.

Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng hoạt động như trên. “Tôi không thấy các vùng trũng, tôi chỉ thấy trạng thái không thay đổi”, Schneider nói.

Trung Quốc tuyên bố các hoạt động hàng hải của nước này trong khu vực là hòa bình. Văn phòng báo chí của đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo chưa bình luận về thông tin.

Tướng Mỹ: Trung Quốc lợi dụng Covid-19 thúc đẩy yêu sách lãnh thổ - Hình 1

Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, ngày 27/3. Ảnh: CSIS.

Video đang HOT

Nhật Bản là nơi tập trung lực lượng lớn nhất của Mỹ ở châu Á, gồm một nhóm tác chiến tàu sân bay, một nhóm viễn chinh đổ bộ và nhiều phi đội tiêm kích. Ngoài bảo vệ đồng minh Nhật Bản, các lực lượng này có nhiệm vụ ngăn chặn Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng trong khu vực, trong đó có Biển Đông.

Những chỉ trích mới nhất của Mỹ nhằm vào Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh quan hệ hai nước căng thẳng. Mỹ cáo buộc Trung Quốc không cảnh báo về nCoV đủ nhanh. Trung Quốc bác bỏ và gọi đó là nỗ lực của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm “che đậy sai lầm của chính họ”.

Trung Quốc gần đây thực hiện một loạt hoạt động gây hấn ở Biển Đông trong bối cảnh các nước tập trung đối phó với Covid-19. Bắc Kinh điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sau đó bám sát tàu khoan của Malaysia. Tàu Trung Quốc cũng đ.âm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam. Bắc Kinh đơn phương tuyên bố thành lập các đơn vị hành chính ở Biển Đông, đặt tên cho các thực thể và cấm đ.ánh bắt cá. Việt Nam và các nước kiên quyết phản đối các hành động phi pháp này của Trung Quốc.

Trung Quốc gia tăng hành vi sai trái 'chưa từng có' ở Biển Đông

Trung Quốc đang lợi dụng dịch bệnh Covid-19 để đẩy mạnh một loạt các hành vi sai trái ở mức độ "chưa từng có t.iền lệ" trên Biển Đông.

Đây là nhận định được bà Sumathy Permal, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hàng hải eo biển Malacca, Malaysia đưa ra tại Hội thảo trực tuyến về vấn đề Biển Đông có chủ đề "Đi qua những vùng biển tranh chấp" diễn ra ngày 15/5 vừa qua.

Trung Quốc gia tăng hành vi sai trái chưa từng có ở Biển Đông - Hình 1
Bà Sumathy Permal, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hàng hải eo biển Malacca, Malaysia tại Hội thảo.

Những hành vi gây hấn nguy hiểm

Theo nữ chuyên gia người Malaysia, từ đầu năm 2020, Biển Đông đã trở thành "điểm nóng" chứng kiến những hành vi khiêu khích và gây hấn của Trung Quốc nhằm vào các quốc gia trong khu vực. Trung Quốc đã triển khai số lượng lớn tàu tới các Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước và có những hành vi khiêu khích và quấy rối nguy hiểm.

Bà Sumathy Permal cũng cho biết, Trung Quốc cũng đã lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại các nước trong khu vực để tiếp tục có những hành động leo thang căng thẳng khiến cộng đồng quốc tế hết sức quan ngại mà điển hình là vụ tàu Hải cảnh Trung Quốc đ.âm chìm tàu cá QNg 90617 TS của Việt Nam với 8 ngư dân trên tàu ngày 2/4.

Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc có hành vi hết sức nguy hiểm và đáng lên án như trên. Gần một năm trước đó, hồi tháng 6/2019, tàu cá mang số hiệu F/B GIMVER1 của Philippines với 22 ngư dân trên tàu cũng đã bị tàu Trung Quốc đ.âm chìm ở gần bãi Cỏ Rong trên Biển Đông.

Trung Quốc gia tăng hành vi sai trái chưa từng có ở Biển Đông - Hình 2
Trung Quốc liên tục triển khai tàu thực hiện hành vi khiêu khích nguy hiểm trên Biển Đông. Ảnh: AP

"Những hành vi gây hấn nói trên cùng với việc Trung Quốc từ nhiều năm qua liên tục cải tạo phi pháp các bãi đá ở Biển Đông và xây dựng các công trình trái phép trên đó, đồng thời ngang nhiên tuyên bố thành lập cái gọi là "khu Nam Sa" và "khu Tây Sa" trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam được cho là những bước đi đầy toan tính của Trung Quốc nhằm hiện thực hoá tham vọng độc chiếm Biển Đông của nước này thông qua chiến lược Biển xanh 2020, bà Sumathy Permal nhấn mạnh.

Vị nữ chuyên gia này nêu rõ, một trong những chiến thuật chính mà Trung Quốc thường xuyên sử dụng trong suốt hơn 10 năm qua là triển khai các nhóm tàu hỗn hợp gồm các tàu cá, tàu hải cảnh và hải giám tới vùng biển của các quốc gia trong khu vực nhằm thực hiện hành vi khai thác trái phép, quấy rối thậm chí gây hấn và tấn công tàu các nước khác.

Đáng lo ngại hơn, hành vi này của Trung Quốc không những duy trì liên tục trong suốt nhiều năm qua mà còn tăng cường cả về tần suất, mức độ và số lượng tàu tham gia và đã đạt ngưỡng "chưa từng có t.iền lệ" trong khoảng đầu năm 2020 và dự kiến sẽ tăng mạnh trong thời gian tới khi Trung Quốc đã "rảnh tay" hơn trong việc đối phó với Covid-19.

Trung Quốc gia tăng hành vi sai trái chưa từng có ở Biển Đông - Hình 3
Cùng với việc ngang nhiên tuyên bố thành lập cái gọi là "khu Nam Sa" và "khu Tây Sa" trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc cũng đã công bố cái gọi là "danh xưng tiêu chuẩn" cho 80 thực thể mới ở Biển Đông. Ảnh: AFP

Duy trì biện pháp pháp lý và ngoại giao

Trước những diễn biến phức tạp và khó lường trên Biển Đông trong thời gian qua, bà Sumathy Permal cho rằng, điều quan trọng nhất hiện nay là các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam, Philippines và Malaysia - vốn chịu nhiều tác động nhất từ các hành vi sai trái của Trung Quốc - cần tiếp tục duy trì các biện pháp pháp lý và ngoại giao cứng rắn hơn nữa nhằm đối phó với Trung Quốc.

Cụ thể, các nước trong khu vực đã nhất trí về một khuôn khổ pháp lý trong việc bảo vệ các tài nguyên, khoáng sản ở Biển Đông nhằm ngăn chặn những hành vi khai thác trái phép của Trung Quốc cũng như không để Trung Quốc tiếp tục có những động thái gây rối, cản trở hoạt động khai thái, đ.ánh bắt cá và thăm dò dầu khí hợp pháp của các nước trong khu vực cùng các đối tác khác. Ngoài ra, một số quốc gia trong khu vực, dù không có tranh chấp trực tiếp ở Biển Đông như Indonesia cũng tham gia đề xuất các giải pháp và khuôn khổ pháp lý và ngoại giao để giải quyết căng thẳng ở Biển Đông.

Hiện đã có ít nhất 3 cơ chế và khuôn khổ pháp lý và ngoại giao khác nhau có sự tham gia của cả các nước có tranh chấp như Trung Quốc, Malaysia, Philippines và Việt Nam và các nước không có tranh chấp ở Biển Đông như Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc... nhằm giải quyết tình hình căng thẳng hiện nay.

Tuy nhiên, bà Sumathy Permal cho rằng, các khuôn khổ pháp lý và ngoại giao nói trên dù khá đầy đủ và đồng bộ nhưng vẫn chưa đủ sức buộc Trung Quốc từ bỏ tham vọng sai trái của mình. Trên thực tế, dù nhiều lần tuyên bố tôn trọng các thoả thuận hợp tác, đối thoại và tránh có các hoạt động làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông, Trung Quốc vẫn liên tục khiến các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế hết sức quan ngại về những hành vi gây hấn khiến tình hình khu vực trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết.

Điều này cho thấy, các khuôn khổ pháp lý và ngoại giao này vẫn chưa đủ tính ràng buộc pháp lý cần thiết để buộc Trung Quốc chấm dứt những hành động sai trái của mình. Tương tự như vậy, Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC) dù đã được Trung Quốc và ASEAN thông qua năm 2012 và được coi là một văn kiện quan trọng trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông vẫn chưa thể phát huy hết tác dụng bởi cũng không mang tính ràng buộc.

Trong khi đó, việc đẩy nhanh tiến trình đàm phán thông qua Bộ Quy tắc Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (COC) - với tính ràng buộc pháp lý cao - được kỳ vọng sẽ ngăn ngừa căng thẳng tại những khu vực tranh chấp ở Biển Đông lại đang gặp rào cản lớn cũng do đại dịch Covid-19 khiến các cuộc đàm phán về COC không thể diễn ra trực tiếp theo lộ trình đã được các bên nhất trí thông qua.

"Tôi vẫn cho rằng, việc tiếp tục thúc đẩy tiến trình đàm phán COC trong thời gian tới [khi dịch Covid-19 qua đi-PV] là rất quan trọng. Tuy nhiên, kết quả đàm phán có thể sẽ rất khác biệt so với trước đây nếu xét đến những gì đang diễn ra trên thực địa để đảm bảo rằng sự thành công trong việc thông qua COC là một kết quả xứng đáng với những nỗ lực và quyết tâm chính trị của các nước tham gia đàm phán", bà Sumathy Permal nêu rõ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Khách Trung Quốc đi tour 0 đồng, bị hướng dẫn viên đ.ánh vì không mua hàng
20:53:55 22/09/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump từ chối tham gia cuộc tranh luận thứ hai với bà Harris
18:10:44 22/09/2024
'Cuộc chiến' thêm ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
17:37:20 22/09/2024
Tiếp tục khám phá hang động dài nhất châu Á
07:33:43 23/09/2024
Khó khăn nhiều, sức ép lớn
13:08:35 23/09/2024
Lực lượng Houthi nêu các điều kiện đàm phán hòa bình với Chính phủ Yemen
16:11:38 21/09/2024
Việt Nam và Cuba - Biểu tượng của tình hữu nghị, tình anh em, sự đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau
07:41:37 23/09/2024
B.é g.ái Trung Quốc nghi bị bạn học dùng dùi khâu đ.âm vào chân cả trăm nhát
05:47:59 23/09/2024

Tin đang nóng

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn vét t.iền hưu từ quỹ gia đình, tặng đồng bào lũ lụt: "Các con tôi nói ba lớn rồi, ba giữ t.iền làm gì, ba đóng hết đi, có gì tụi con lo cho"
12:56:03 23/09/2024
Thảo Nhi Lê sượng trân khi thấy "người cũ" đi hẹn hò với nữ diễn viên Vbiz
11:01:22 23/09/2024
Câu trả lời chính thức vụ Diệp Lâm Anh và chồng cũ cùng ăn tối sau phiên đấu giá 120 triệu
14:14:24 23/09/2024
Thanh niên phụ vợ bán xôi "hữu duyên" viral khắp cõi mạng: Outfit đi làm đa dạng nhưng bộ nào cũng ám ảnh
13:00:21 23/09/2024
Hôn lễ 73 tỷ: Trần Kiều Ân và chồng thiếu gia visual đỉnh cao, nhưng Minh Đạo và dàn phù rể toàn nam thần Đài Loan mới hot
15:08:07 23/09/2024
Nam ca sĩ từng bị vợ cũ tố quen đại gia, nói xấu Hoài Linh: 9 năm độc thân, không hận thù vợ
12:47:30 23/09/2024
Nhà phố trong ngõ nhỏ Hà Nội của gia đình 3 thế hệ
11:20:17 23/09/2024
Nhan sắc g.ây s.ốc của mỹ nhân đẹp nhất Hoàn Châu Cách Cách
10:56:50 23/09/2024

Tin mới nhất

Áp lực đè nặng lên Chính phủ mới của Pháp

16:14:11 23/09/2024
Trước đó, ngày 21/9, hưởng ứng kêu gọi của các lực lượng cánh tả, hàng nghìn người đã xuống đường ở Paris và nhiều thành phố khác của Pháp để biểu tình phản đối Chính phủ mới.

Nga nhắm đến nguồn lithium của Bolivia với thoả thuận gần 1 tỷ USD

16:12:38 23/09/2024
Với nhu cầu về lithium ngày càng tăng cao, Bolivia đã thực hiện một bước đi chiến lược khi hợp tác với Uranium One Group, một công ty con của tập đoàn nhà nước Nga Rosatom, với thỏa thuận trị giá gần một tỷ USD.

Hezbollah đã phóng bao nhiêu rocket vào Israel từ khi cuộc chiến ở Gaza bùng phát?

16:07:52 23/09/2024
Theo ông Danon, Israel sẽ sử dụng tất cả các phương tiện có trong tay để bảo vệ người dân của mình. Khoảng 70.000 người đã buộc phải rời bỏ nhà cửa ở miền Bắc Israel và đang trở thành người tị nạn ngay trên chính đất nước mình.

Nga không muốn bấm nút đỏ hạt nhân

15:29:16 23/09/2024
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định Nga không bao giờ muốn một cuộc chiến hạt nhân và cho rằng các cuộc thảo luận về thời điểm nhấn nút đỏ là không phù hợp.

Ukraine lên tiếng về kế hoạch chấm dứt chiến sự của "phó tướng" ông Trump

15:10:07 23/09/2024
Ukraine bình luận về những đề xuất khép lại chiến sự với Nga từ ứng cử viên phó tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa J.D. Vance.

LHQ và các nước kêu gọi Israel và Hezbollah tránh leo thang xung đột

14:58:28 23/09/2024
Trên mạng xã hội X, điều phối viên đặc biệt của LHQ về Liban Jeanine Hennis-Plasschaert cảnh báo rằng khu vực Trung Đông đang ở bên miệng hố của một thảm họa sắp xảy ra và không có giải pháp quân sự nào có thể đảm bảo an toàn cho cả hai...

Hạn hán khiến cháy rừng lan rộng ở Mỹ Latinh

14:56:34 23/09/2024
Nhiều chuyên gia nhận định biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hạn hán hiện nay tại Mỹ Latinh, khiến cháy rừng bùng phát trên diện rộng.

Lãnh đạo quân đội Israel phát cảnh báo cứng rắn với Hezbollah

14:43:05 23/09/2024
Tại căn cứ Tel Hanof của Không quân Israel, Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi cam kết sẽ đưa người dân Israel quay trở lại nhà của họ ở phía Bắc.

Trung Quốc cắt giảm lãi suất chính sách ngắn hạn

14:33:41 23/09/2024
Tuy vậy, bà Frances Cheung, trưởng bộ phận chiến lược ngoại hối và lãi suất tại Oversea-Chinese Banking Corp nhận xét động thái này không gây bất ngờ cho thị trường vì điều này đã được dự báo trước.

Việt kiều tại Pháp hướng về quê hương dịp Tết Trung Thu

14:07:42 23/09/2024
Ngay sau khi bão tan, UGVF đã vận động ủng hộ và chuyển khoản lần một số t.iền 10.000 euro về ủng hộ đồng bào. Sau đợt vận động này, hội sẽ tổng hợp để sớm chuyển tiếp lần thứ hai.

Quân đội Hàn Quốc ra thông điệp cứng rắn với Triều Tiên về việc thả bóng bay mang rác

14:05:42 23/09/2024
Quân đội Hàn Quốc vốn đã kiềm chế không b.ắn hạ trực tiếp bóng bay mang rác, với lập luận rằng chúng có thể dẫn đến những vấn đề lớn hơn đối với an toàn của người dân.

Tổng thống Ukraine đến Mỹ trình bày kế hoạch chấm dứt xung đột

14:03:48 23/09/2024
Ngay khi đến Mỹ, Tổng thống Ukraine đã đến thăm một nhà máy sản xuất đạn pháo 155mm ở Pennsylvania. Điểm dừng chân tiếp theo trong chuyến thăm Mỹ sẽ là New York và thủ đô Washington.

Có thể bạn quan tâm

Phương Phương Thảo không ngại bị so sánh khi hát hit cũ của Mỹ Tâm, Bằng Kiều

Nhạc việt

16:13:28 23/09/2024
Nữ ca sĩ không ngại nếu bị so sánh với Mỹ Tâm hay Bằng Kiều vì là một ca sĩ trẻ, việc khán giả so sánh với bậc đàn anh, đàn chị là điều may mắn và rất đáng tự hào.

Thêm một siêu phẩm thế giới mở chuẩn bị ra mắt, là sự kết hợp giữa Palworld cùng Genshin Impact

Mọt game

16:13:27 23/09/2024
Tựa game đang được nhắc tới trong câu chuyện là Azur Promilia - một cái tên đang nhận được rất nhiều sự chú ý ở thời điểm hiện tại.

Bữa cơm nhà nấu ngay món canh giàu protein, ít chất béo lại giúp cải thiện khả năng miễn dịch và giảm bệnh tật

Ẩm thực

16:08:09 23/09/2024
Vào những bữa cơm gia đình bạn hãy chuẩn bị một bát canh nấm cá cơm cho bản thân và gia đình mình thưởng thức nhé.

Tử vi hôm nay thứ 3 ngày 24/9/2024 của 12 cung hoàng đạo: Cự Giải kết quả theo ý trời, Sư Tử vướng drama

Trắc nghiệm

16:07:08 23/09/2024
Bạch Dương: Một ngày nhiều may mắnKim Ngưu: Công việc thuận lợi, trôi chảySong Tử: Đạt nhiều thành tích trong công việcCự Giải: Kết quả theo ý

Pulisic làm lu mờ Leao

Sao thể thao

15:59:19 23/09/2024
Trên sân Meazza rạng sáng 23/9 (giờ Hà Nội), Christian Pulisic có bàn thắng để đời trong trận Derby della Madonnina thuộc vòng 5 Serie A mùa 2024/25.

Chàng Tây quyết ở rể Việt Nam vì mê kiểu gia đình nhiều thế hệ

Netizen

15:56:05 23/09/2024
Vốn định đưa vợ con về Anh, cuối cùng Richard đồng ý ở lại Việt Nam và ở rể vì coi trọng văn hóa gia đình nhiều thế hệ chung sống, muốn con mình gần gũi ông bà.

Lũ trên sông Mã, sông Chu dâng cao, nhiều nhà dân bị ngập lụt

Tin nổi bật

15:40:54 23/09/2024
Sáng 23.9, hầu khắp các nơi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có mưa, nước lũ trên các sông lớn ở tỉnh này dâng cao, nhiều nơi đã vượt quá báo động 3.

Cựu Chủ tịch NXB Giáo dục Việt Nam nhận hối lộ hơn 24 tỉ đồng

Pháp luật

15:34:17 23/09/2024
Ông Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch NXB Giáo dục Việt Nam, bị đề nghị truy tố với cáo buộc đã nhận hối lộ hơn 24 tỉ đồng để giúp doanh nghiệp trúng thầu trái quy định.

IU - Nữ ca sĩ đầu tiên tổ chức concert tại sân vận động lớn nhất Hàn Quốc

Sao việt

14:59:26 23/09/2024
Concert mang tính lịch sử của IU không chỉ thu hút người hâm mộ mà còn có sự tham gia của nhiều ngôi sao K-Pop nổi tiếng.