Tướng Mỹ thừa nhận thất bại, “Taliban là kẻ thắng cuộc ở Trung Đông”
Một vị tướng người Mỹ đã từng chứng kiến 69 binh sĩ của mình tử trận tại Afghanistan mới đây đã tuyên bố rằng “Taliban là kẻ thắng cuộc thực sự” ở quốc gia Trung Đông này.
Thiếu tướng Quân đội Mỹ đã nghỉ hưu Don Bolduc mới đây đã trả lời hãng tin Yahoo News rằng việc chấp nhận rằng Mỹ đã thua cuộc trên phương diện quân sự ở Afghanistan là một “liều thuốc đắng” cho tất cả các binh sĩ từng dưới quyền của ông.
“Họ đã làm những điều được yêu cầu, họ đã làm điều đúng đắn để rồi cuối cùng phải nhìn đồng đội mình bị thương tật hoặc bị sát hại, và chính sự thất bại của những người đứng đầu chính phủ và các tướng lĩnh, họ đang phải chấp nhận những gì xấu nhất đang xảy ra với mình”, ông Bolduc nói.
Vị tướng đã nghỉ hưu của Lực lượng Đặc nhiệm Mỹ này cũng tiết lộ rằng ông vẫn giữ thẻ bài quân nhân của toàn bộ 69 người đã mất mạng trong 5 năm ông hoạt động ở Afghanistan để làm minh chứng cho “cái giá phải trả vì những chính sách và chiến lược sai lầm”.
Video đang HOT
Trung tướng Mỹ đã nghỉ hưu Jeff Schloesser, người từng chỉ huy Sư đoàn Không quân số 101 tại Afghanistan từ đầu năm 2008 đến giữa năm 2009 đã nói rằng “tôi đã mất 184 binh lính ở đó”.
Yahoo News cũng cho biết, ông Bolduc tin rằng nếu Mỹ chấp thuận sự đầu hàng của Taliban vào cuối năm 2001, “có lẽ cuộc chiến sẽ kết thúc có lợi cho chúng ta”. Giờ đây, “nó đang kết thúc theo mong muốn của Taliban”.
“Quân đội Afghanistan hiện nay không thể thắng trận mà không có sự hỗ trợ theo sát của máy bay và những binh lính của chúng ta. Cứ mỗi lần lâm trận đánh Taliban là họ thua đau đớn”, ông Bolduc nói.
Một số quan chức Afghanistan mới đây đã tiết lộ rằng Không quân Afghanistan đã tiêu diệt 3 phiến quân Taliban vào ngày 8/2, trong đó có thủ lĩnh phụ trách do thám Mullah Ahmad. Ahmad được cho là đã lên kế hoạch cho các cuộc tấn công tại tỉnh Helmand ở Afghanistan.
Tuần này, lực lượng Taliban và các quan chức Afghanistan đã tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình tại thủ đô Moscow của Nga. Tại đây, ông Abdul Salam Hanafi, phó giám đốc văn phòng duy nhất của Taliban tại Doha (Qatar) nói rằng Mỹ “đã thông báo cho chúng tôi rằng một nửa quân số của họ sẽ được rút về bắt đầu từ tháng 2 cho đến hết tháng 4 này”. Ông Hanafi cũng nhắc lại rằng các lực lượng nước ngoài không nên can thiệp vào Afghanistan.
Mỹ đã đẩy mạnh các hoạt động đối thoại với lực lượng Taliban. Tuần trước, Đặc phái viên Mỹ phụ trách Hòa giải Tình hình Afghanistan Zalmay Khalilzad xác nhận rằng các cuộc thảo luận giữa Taliban và đại diện Mỹ tại Qatar đã mang lại những bước tiến rõ ràng khi hai bên đã nhất trí cơ bản về một thỏa thuận hòa bình.
Theo Infornet
Mỹ lên kế hoạch rút quân khỏi Syria vào tháng 4
Tờ Wall Street Journal dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết quân đội Mỹ đang chuẩn bị cho kế hoạch rút các lực lượng Mỹ khỏi Syria trước cuối tháng 4 năm nay, trong đó một phần đáng kể sẽ rời khỏi quốc gia Trung Đông vào giữa tháng 3.
Binh sĩ Mỹ làm nhiệm vụ gần làng Yalanli, ngoại ô phía tây thành phố Manbij, Syria, ngày 5/3/2017. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo báo trên, một quan chức Mỹ xác nhận kế hoạch rút quân sẽ bao gồm việc rút toàn bộ quân tại căn cứ của Mỹ ở At Tanf, gần biên giới giữa Syria với Iraq và Jordan.
Trước đó, hồi tháng 12/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi cuối năm ngoái bất ngờ tuyên bố sẽ rút toàn bộ lực lượng khỏi Syria sau hơn 3 năm can thiệp quân sự vào quốc gia này với chiến dịch chống tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng. Tổng thống Trump nói rằng quân đội Mỹ đã hoàn thành mục tiêu đánh bại IS ở Syria, và bất chấp việc rút quân khỏi Syria, Mỹ vẫn tiếp tục hỗ trợ cho chiến dịch tiêu diệt khủng bố và cứu trợ nhân đạo tại quốc gia bị chiến tranh tàn phá này.
Thông báo này của Mỹ đã gây bất ngờ cho nhiều đồng minh. Hầu hết các ý kiến phản đối cho rằng việc rút quân có thể tác động đến tình hình thực địa, tạo ra những phân nhánh địa chính trị bất thường. Bên cạnh đó, quyết định này còn khiến số phận của liên minh giữa các tay súng người Kurd (Cuốc) và Arab, trong đó lực lượng người Kurd chiếm đa số, còn gọi là Các Lực lượng dân chủ Syria (SDF), được Mỹ ủng hộ, tham gia cuộc chiến chống IS, rơi vào tình thế không chắc chắn.
Hiện Washington đang cố gắng đạt thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm đảm bảo an toàn cho các tay súng Các Đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG), vốn bị Ankara coi là tổ chức khủng bố, trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayip Erdogan thúc đẩy kế hoạch quân sự chống YPG và SDF tại bờ Đông sông Euphrates. Bên cạnh đó, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đang thảo luận việc thiết lập khu vực an toàn dọc biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ giảm giải quyết các mối quan ngại về an ninh của Ankara.
Trái với tuyên bố của Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 8/2 tuyên bố IS chưa bị đánh bại mà chỉ bị đẩy lui về mặt quy mô diện tích do để mất hầu hết lãnh thổ đã chiếm được. Theo nhà lãnh đạo Đức, IS hiện vẫn là mối đe dọa.
Thanh Hương (TTXVN)
Theo Tintuc
Tổng thống Iraq muốn thiết lập các mối quan hệ hiệu quả với Italy Tổng thống Iraq Barham Salih nhấn mạnh, nước này muốn thiết lập các mối quan hệ hiệu quả với Italy cũng như Liên minh châu Âu (EU). Tổng thống Iraq Barham Salih. (Nguồn: AFP/TTXVN) Phát biểu trên của Tổng thống Iraq Barham Salih được đưa ra ngày 6/2 trong cuộc gặp Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đang có chuyến thăm chính thức Iraq....