Tướng Mỹ: Thổ Nhĩ Kỳ nên bị loại khỏi NATO1
Thiếu tướng lục quân Mỹ Paul Vallely (đã nghỉ hưu) cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang theo đuổi lợi ích riêng trong cuộc xung đột ở Syria và không hợp tác với NATO và các nước khác trong khu vực.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin RT, ông Vallely cho rằng vụ bắn rơi máy bay chiến đấu Su-24 của Nga sẽ khó là hành động khiêu khích cuối cùng của Ankara, nên NATO nên loại tư cách thành viên của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Vallely tin rằng vụ tấn công máy bay Nga không nhằm mục đích bảo bệ biên giới quốc gia, mà nhằm gửi thông điệp tới Moscow rằng Ankara là thế lực chính trong khi vực. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan từng tham gia cuộc xung đột trong khu vực và nước này từng bắn rơi một máy bay chiến đấu của Syria cách đây vài năm.
Thiếu tướng lục quân Mỹ Paul Vallely.
Theo Thiếu tướng lục quân Mỹ, vụ bắn rơi máy bay chiến đấu Su-24 của Nga rõ ràng là hành không khiêu khích. Vì Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách kiểm soát tình hình trong khu vực và muốn trở thành lãnh đạo, nên Ankara sẽ tiếp tục thực hiện những hành động khiêu kích trong tương lai.
Ông Vallely nhấn mạnh NATO nên xem xét vụ việc bắn rơi máy bay Nga là một hành động nguy hiểm. Thổ Nhĩ Kỳ đơn phương quyết định bắn hạ máy bay Nga và không trao đổi với các nước đồng minh. Chính sách của Ankara đã diễn ra trong thời gian dài.
Các thành viên NATO cần xây dựng đoàn kết và loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi khối này, bởi vì Ankara không “hợp tác chống lại phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS), không hợp tác với một số lực lượng ở Syria, họ muốn lật đổ chính quyền hiện Syria hiện tại và thay thế bằng một chính phủ khác”, ông Vallely nói.
Thổ Nhĩ Kỳ chỉ sử dụng NATO khi cần và cố gắng thu lợi ích nhiều nhất có thể. Ankara xây dựng những quy tắc hoạt động, chiến thuật, thiết bị vũ khí và chiến lược riêng để phục vụ cho lợi ích riêng của nước này.
Video đang HOT
Theo_Dân việt
Tướng Mỹ: Nên trục xuất Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi khối đồng minh NATO
Về căng thẳng gần đây giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, Thiếu tướng lục quân Mỹ Paul Vallely, sỹ quan cao cấp từng tham gia Chiến tranh Việt Nam cho rằng, NATO nên trục xuất tư cách thành viên của Thổ Nhĩ Kỳ.
Liên quan đến căng thẳng gần đây giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, Thiếu tướng lục quân Mỹ Paul Vallely (đã nghỉ hưu) cho biết, hành động bắn hạ máy bay chiến đấu ném bom Su-24 của Nga ở khu vực biên giới Syria rõ ràng chứng minh rằng quốc gia này là một quốc gia có thể gây ra sai lầm và gánh nặng của NATO.
Tướng Paul Vallely là sỹ quan từng tham gia Chiến tranh Việt Nam, ông nghỉ hưu năm 1993 khi đang mang quân hàm Thiếu tướng với chức Phó tổng Tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương, quân đội Mỹ. (ảnh tư liệu)
Báo PressTV của Iran và kênh RT của Nga đều trích dẫn nhận định của Thiếu tướng Mỹ Paul Vallely khi đề cập đến hành động bắn hạ máy bay Nga của Thổ Nhĩ Kỳ khi chiếc phi cơ này đang tham gia chiến dịch chống khủng bố ở biên giới phía Bắc Syria.
Tướng Paul Vallely cho rằng khối đồng minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO cần trục xuất tư cách thành viên của Thổ Nhĩ Kỳ để đề phòng hậu quả.
Ngoài ra, tướng Paul Vallely còn cho rằng, động cơ thôi thúc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Nga là do Ankara muốn thiết lập ảnh hưởng thống trị, cũng như duy trì các lợi ích của mình ở khu vực.
Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải ra khỏi khối đồng minh lớn nhất của phương Tây - NATO bởi nước này đã tạo ra một vấn đề rất lớn và hệ trọng bằng nhiều cách khác nhau đối với các thành viên còn lại của khối - Tướng Paul Vallely nhấn mạnh.
"Tôi nghĩ rằng, nếu NATO muốn giải quyết tận gốc vấn đề (chống khủng bố), họ buộc phải trục xuất tư cách thành viên của Thổ Nhĩ Kỳ bởi Ankara đang không hợp tác trong các chiến dịch chống khủng bố IS.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng không hợp tác với tất cả các thành viên trong lòng Syria. Điều họ (Thổ Nhĩ Kỳ) muốn là Tổng thống Syria Bashar Assad phải bị loại bỏ, chính quyền Syria phải được thay thế" - ông Paul Vallely cho hay.
Theo kênh RT, tướng Paul Vallely là sỹ quan từng tham gia Chiến tranh Việt Nam, ông nghỉ hưu năm 1993 khi đang mang quân hàm Thiếu tướng với chức Phó tổng Tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương, quân đội Mỹ.
Tướng Paul Vallely cho rằng hành động đơn phương của Thổ Nhĩ Kỳ trong vụ bắn hạ máy bay Nga là tín hiệu rõ ràng muốn truyền đạt tới NATO rằng, để theo đuổi các lợi ích riêng rẽ của mình, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hành động và không cần cân nhắc rằng Ankara là thành viên của NATO.
Chúng ta có thể thấy nhận định của tướng Paul Vallely là tương đối sát và hợp lý bởi thực tế, ngay sau khi bắn rơi máy bay Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đã vội vàng trình bày sự việc này với khối đồng minh trong khi không thèm cung cấp ngay thông tin cho phía Nga.
Thổ Nhĩ Kỳ trong sự việc vừa qua đã nhận ra hành động của mình đã đi quá sát và chợt nhớ ra rằng Ankara còn một lợi thế khác đó là NATO trong đó, Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên.
Tuy nhiên, Mỹ, nước dẫn dắt khối đồng minh lớn nhất Bắc Đại Tây Dương ngay sau đó đã tuyên bố cho rằng vụ việc giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ là việc riêng của hai nước.
Theo dõi video phỏng vấn tướng Mỹ của kênh RT/Nga
Trong khi đó, Thủ tướng Anh David Cameroon qua các tuyên bố của mình cũng đã bóng gió loại trừ khả năng quân đội Anh sẽ ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ trong trường hợp bị Nga trả đũa quân sự sau vụ bắn rơi máy bay của Moscow.
Thiếu tướng Mỹ Paul Vallely nói: "Thổ Nhĩ Kỳ đã cư xử như vậy trong một thời gian dài. Họ là thành viên của NATO nhưng suy nghĩ và hành động giống như một quốc gia không có tư cách thành viên của khối liên minh".
Cựu chỉ huy quân đội Mỹ đã mô tả Thổ Nhĩ Kỳ như một mối đe doạ trong nội khối NATO, nước chỉ cộng tác khi thấy có lợi và bị ép buộc. Thổ Nhĩ Kỳ chỉ muốn có được vũ khí và chiến thuật của NATO càng nhiều càng tốt".
Ông cũng dự đoán Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ có các hành động khiêu khích trong tương lai không xa mặc dù sau biến cố bắn rơi máy bay Nga, Mỹ và NATO cũng đã thể hiện sự đoàn kết với Thổ Nhĩ Kỳ khi cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ có quyền làm như vậy.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn nghi ngờ về sự trung thực của Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là sau khi phía Nga và phi công sống sót cho biết máy bay Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn không cảnh báo bằng sóng radio cũng như thể hiện giao thức gặp nhau bất ngờ trước khi cho tên lửa bắn hạ chiếc Su-24 của Không quân Nga.
Giới tinh hoa, lãnh đạo của Nga cũng đã cáo buộc thẳng thừng rằng hành động của Ankara là để bảo vệ mối làm ăn béo bở qua biên giới với lực lượng khủng bố IS, trong đó, có cả các thành viên thân cận trong gia đình người lãnh đạo cao nhất của Thổ Nhĩ Kỳ.
Không nhận được lời xin lỗi chính thức từ Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Nga Putin lại một lần nữa khẳng định hành động bắn rơi máy bay Nga là hành động chủ đích, thù địch, đã giết hại ít nhất 2 người Nga.
Ông Putin đã phải cay đắng thốt lên câu "Thổ Nhĩ Kỳ đã đâm sau lưng Nga" để mô tả về biến cố khó có thể chấp nhận.
Cuối cùng, vị cựu tướng của Mỹ nhận định rằng dù máy bay bị bắn hạ nhưng Nga sẽ vẫn kiểm soát được cuộc chơi nhờ sức mạnh và bản lĩnh của lực lượng quân sự đang hiện diện ở Syria.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
TQ chống IS: Cửa hàng quần áo mang tên IS "gặp hạn" Sau khi Trung Quốc thề sẽ lôi IS ra ánh sáng, cảnh sát nước này mới đây đã có động thái đầu tiên: Điều tra một cửa hàng quần áo ở Thâm Quyến. Cửa hàng quần áo này đang thu hút sự chú ý của khách hàng cũng như cảnh sát vì cái tên ISIS. Người chủ cửa hàng Trần Hồng giải thích...