Tướng Mỹ nói Trung Quốc ‘đốt tiền’ với ’sát thủ diệt hạm’
Phó đô đốc Trussler nói Trung Quốc có thể tiếp tục chi tiền cho “ sát thủ diệt hạm”, song tên lửa này khó giúp họ chiến thắng trong xung đột.
“Trung Quốc đang đốt rất nhiều tiền nhằm phát triển năng lực tên lửa chống hạm ở khu vực Biển Đông. Đó là nỗ lực gây mất ổn định ở Biển Đông và Biển Hoa Đông”, phó đô đốc Jeffrey Trussler, phó tư lệnh hải quân Mỹ phụ trách mảng chiến tranh thông tin, cho biết trong hội nghị trực tuyến của Liên minh Tình báo và An ninh Quốc gia ngày 27/1.
Trussler cho rằng Trung Quốc đang tìm cách quân sự hóa các thực thể mà nước này đơn phương tuyên bố chủ quyền một cách phi pháp ở Biển Đông, khẳng định Mỹ sẽ theo dõi sát sao các diễn biến này.
Ông cũng tiết hộ hải quân Mỹ đang giám sát chặt chẽ các chương trình tên lửa của Trung Quốc, bao gồm “sát thủ tàu sân bay” DF-21D.
“Những tên lửa đó có lẽ được phát triển riêng và nhằm mục tiêu đối phó với hải quân Mỹ, do đó chúng tôi theo dõi chúng rất chặt chẽ. Tôi chỉ hy vọng họ tiếp tục đốt tiền như thế, bởi đó không phải cách giành chiến thắng trong xung đột”, Trussler nhận xét về tên lửa chống hạm của Trung Quốc.
Video đang HOT
Tên lửa DF-21D trong lễ duyệt binh tại Bắc Kinh, Trung Quốc, tháng 9/2015. Ảnh: Reuters .
Truyền thông Trung Quốc hồi tháng 8/2020 đưa tin quân đội nước này đã phóng một tên lửa DF-26B và một tên lửa DF-21D vào mục tiêu tại Biển Đông. Phó đô đốc Trussler cho biết ngoài DF-21D, hải quân Mỹ cũng giám sát tên lửa đạn đạo tầm xa DF-26B, được cho có khả năng tấn công chiến hạm nước ngoài di chuyển vào vùng biển gần Trung Quốc.
Trung Quốc nhiều năm qua tìm cách phát triển tên lửa có thể gây khó khăn cho Mỹ khi triển khai hải quân hoạt động trong “chuỗi đảo thứ nhất”, thuật ngữ chỉ các đảo kéo dài từ Nhật Bản, đảo Đài Loan xuống miền bắc Philippines và bán đảo Malay.
Hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ đang chuẩn bị cho kịch bản xung đột với Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Các quân chủng Mỹ nhấn mạnh sự cần thiết của việc hoạt động theo mô hình phân tán lực lượng, bao gồm triển khai nhân lực, khí tài tại nhiều căn cứ trong khu vực.
Thủy quân lục chiến Mỹ đang bổ sung vũ khí chống hạm đặt trên bờ, có thể được lắp trên thiết giáp mang tên Phương tiện Chiến thuật Hạng nhẹ Hỗn hợp, dự kiến sử dụng khí tài này khi vận hành các căn cứ viễn chinh trên đảo tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Mỹ cam kết bảo vệ đảo tranh chấp Trung - Nhật
Tân Bộ trưởng Quốc phòng khẳng định cam kết của Mỹ với Nhật trong việc bảo vệ nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi tranh chấp giữa Tokyo và Bắc Kinh.
Trong cuộc điện đàm với người đồng nhiệm Nhật Nobuo Kishi ngày 24/1, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin khẳng định Điều 5 của hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật quy định các nghĩa vụ bảo vệ của Mỹ đối với Nhật Bản, bao gồm nhóm đảo không người ở tại biển Hoa Đông mà Nhật gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Lloyd Austin trong phiên điều trấn trước thượng viện ngày 19/1. Ảnh: Reuters .
Lầu Năm Góc ra tuyên bố cho biết Austin cũng tái khẳng định Mỹ phản đối bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng ở biển Hoa Đông.
Nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát là tâm điểm tranh chấp giữa Tokyo và Bắc Kinh trong nhiều năm qua. Trung Quốc đã đơn phương áp đặt Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, bao trùm nhóm đảo này, hồi năm 2013.
Căng thẳng Trung - Nhật quanh nhóm đảo nóng trở lại từ cuối năm ngoái khi Trung Quốc liên tục điều tàu tuần tra hiện diện gần khu vực trong thời gian dài. Ngày 11/10/2020, hai tàu hải cảnh Trung Quốc áp sát nhóm đảo này gần 58 tiếng trước khi rút đi.
Cuộc điện đàm đánh dấu cuộc thảo luận cấp bộ trưởng đầu tiên giữa Tokyo và Washington kể từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức hôm 20/1. Tướng về hưu Austin đã trở thành bộ trưởng quốc phòng da màu đầu tiên của Mỹ.
Vị trí nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đồ họa: Reuters .
Tàu lặn mất tích có thể hé lộ chiến lược tàu ngầm Trung Quốc Tàu lặn được vớt ngoài khơi Indonesia có thể cho thấy công nghệ, tuyến hoạt động cũng như chiến lược của tàu ngầm Trung Quốc, theo giới chuyên gia. Trung Quốc hồi năm 2016 thu giữ một tàu lặn không người lái (UUV) của hải quân Mỹ trên Biển Đông, cáo buộc Washington tiến hành "hoạt động do thám tầm gần" nhằm đối...