Tướng Mỹ nói Trung Quốc chưa đủ sức tấn công đảo Đài Loan
Trung Quốc chưa có năng lực quân sự và động lực đủ lớn để thu hồi đảo Đài Loan bằng vũ lực, theo đại tướng Mỹ Mark Milley.
“Trung Quốc còn lâu mới phát triển được năng lực thực sự để tiến hành chiến dịch quân sự chiếm toàn bộ đảo Đài Loan”, đại tướng Mark Milley, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, nói trong cuộc điều trần trước Thượng viện Mỹ hôm 17/6, khi được hỏi về khả năng Trung Quốc thu hồi đảo Đài Loan bằng vũ lực trong tương lai gần.
“Tôi nghĩ hiện giờ họ không có ý định hoặc động lực làm điều đó. Khả năng Bắc Kinh thu hồi đảo Đài Loan bằng biện pháp quân sự trong tương lai gần là rất thấp”, tướng Milley nói thêm.
Bình luận của tướng Milley khác với nhận định của cựu chỉ huy Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Philip Davidson hồi tháng 3, khi ông cảnh báo giới lập pháp Mỹ rằng Trung Quốc có thể thu hồi đảo Đài Loan bằng vũ lực vào năm 2027.
Video đang HOT
Oanh tạc cơ Trung Quốc đại lục áp sát Đài Loan hồi năm 2019. Ảnh: Cơ quan phòng vệ Đài Loan .
Tướng Milley thừa nhận thống nhất Đài Loan là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, nhưng cho rằng Bắc Kinh sẽ thực hiện quá trình này bằng những biện pháp hòa bình. “Vấn đề chính trị nội bộ của Trung Quốc tùy thuộc vào Trung Quốc, miễn là điều đó được thực hiện một cách hòa bình, không gây bất ổn khu vực và toàn cầu”, ông cho hay.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho rằng chưa thể xác định thời điểm Trung Quốc thu hồi đảo Đài Loan. “Chúng tôi vẫn cam kết hỗ trợ Đài Loan phòng thủ bằng cách cung cấp những khí tài giúp họ tự bảo vệ, phù hợp với Đạo luật Quan hệ Đài Loan, ba tuyên bố chung và sáu đảm bảo”, ông nói.
Bắc Kinh coi đảo Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Không quân Trung Quốc hôm 15/6 điều 28 máy bay áp sát đảo Đài Loan, gồm 14 tiêm kích đa năng J-16, 6 tiêm kích hạng nặng J-11, 4 oanh tạc cơ chiến lược H-6, cùng các máy bay chống ngầm, tác chiến điện tử và cảnh báo sớm.
Đây là lượng máy bay Trung Quốc tiến vào vùng nhận diện phòng không (ADIZ) Đài Loan lớn nhất trong một ngày, kể từ khi chính quyền hòn đảo bắt đầu thường xuyên thông báo các hoạt động của không quân Trung Quốc hồi năm ngoái.
“Chúng tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho những âm mưu nhằm tìm kiếm độc lập hoặc thế lực nước ngoài cố tình can thiệp vào vấn đề Đài Loan, nên chúng tôi cần có phản ứng mạnh mẽ với những hành vi thông đồng như vậy”, phát ngôn viên Văn phòng Các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc Mã Hiểu Quang nói.
Mỹ điều B-52 yểm trợ lính rút khỏi Afghanistan
Mỹ triển khai gần 20 tiêm kích và oanh tạc cơ đến Trung Đông, đề phòng phiến quân tập kích lực lượng đang rút khỏi Afghanistan.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley hôm 6/5 cho biết 6 oanh tạc cơ chiến lược B-52 và 12 tiêm kích F/A-18 đang được huy động để bảo vệ quá trình rút lính Mỹ và liên quân khỏi Afghanistan.
Tướng Milley cho hay phiến quân Taliban tiến hành 80-120 cuộc tập kích vào các lực lượng chính phủ Afghanistan mỗi ngày, nhưng chưa phát động bất cứ đòn tấn công trực tiếp nào vào lính Mỹ và liên quân kể từ khi quá trình rút quân bắt đầu hôm 1/5.
Ông bác bỏ khả năng Taliban giành thêm quyền lực và lãnh thổ sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan. Washington và Kabul đang thảo luận phương án duy trì hoạt động của không quân Afghanistan, vốn phụ thuộc vào 16.000 nhà thầu dân sự đang rút khỏi nước này.
Máy bay B-52 Mỹ triển khai ở Qatar hôm 4/5. Ảnh: USAF .
"Điều đó phụ thuộc nhiều vào tình hình an ninh tại thực địa. Mục tiêu là bảo đảm không quân Afghanistan đủ khả năng hoạt động và cung cấp phương án hỗ trợ kỹ thuật liên tục cho họ", Milley cho hay.
Quyết định rút quân khỏi Afghanistan sẽ kết thúc cuộc chiến dài nhất lịch sử của Mỹ, nằm trong thỏa thuận hòa bình được chính quyền cựu tổng thống Donald Trump ký với Taliban trước đó. Theo cam kết ban đầu, Mỹ sẽ rút toàn bộ lực lượng còn lại với khoảng 2.500-3.500 quân khỏi Afghanistan trước ngày 1/5, nhưng mục tiêu này đã không thành công.
Quyết định rút quân đã gây một số phản ứng trái chiều. Các nghị sĩ Mỹ đề xuất duy trì lực lượng hỗ trợ chính phủ Afghanistan, thậm chí chỉ trích đây là kế hoạch "điên rồ" và "thảm họa từ thói vô trách nhiệm". Tuy nhiên, các cựu binh Mỹ lên tiếng ủng hộ và hoan nghênh quyết định rút quân khỏi Afghanistan.
Cuộc chiến ở Afghanistan đã ngốn của nước Mỹ hơn 2.000 tỷ USD, khiến 2.355 lính Mỹ thiệt mạng, mà vẫn không đạt được mục tiêu biến quốc gia này thành một "nền dân chủ ổn định". Quân đội Mỹ từ lâu đã từ bỏ mục tiêu giành chiến thắng quân sự tại Afghanistan.
Số binh sĩ Mỹ đồn trú tại Afghanistan đã bị cắt giảm từ hơn 100.000 năm 2011 xuống 3.500, với hai nhiệm vụ chính là hỗ trợ trấn áp phiến quân al-Qaeda và gây áp lực buộc Taliban ký thỏa thuận hòa bình lâu dài với chính phủ Afghanistan.
Tướng Mỹ cảnh báo nguy cơ 'Trân Châu Cảng trên vũ trụ' Tướng Milley cho rằng vệ tinh Mỹ trên quỹ đạo có thể bị "đánh lén" trong trận tập kích nhằm vô hiệu hóa năng lực kết nối của quân đội. "Mồi lửa có thể châm ngòi cuộc chiến lớn tiếp theo của Mỹ là đòn tấn công lén lút nhắm vào các khí tài Mỹ trên vũ trụ, vốn là điểm yếu rất...