Tướng Mỹ nêu lý do thiết giáp lội nước bị chìm
Đại tướng Berger nói cho biết xe thiết giáp gặp biển động, khiến nước tràn vào nhiều hơn mức có thể bơm ra, làm xe bị chìm hôm 30/7.
Ba thiết giáp đổ bộ của thủy quân lục chiến Mỹ rời bãi huấn luyện tại đảo San Clemente, ngoài khơi bang California vào chiều 30/7 sau khi kết thúc huấn luyện. Các binh sĩ và thủy thủ trên xe hoàn tất các bước chuẩn bị trước khi cho xe xuống biển, song nhóm thiết giáp đi vào vùng biển động khi trên đường trở về tàu vận tải USS Somerset.
Lượng nước tràn vào xe nhiều hơn mức có thể bơm ra khiến chiếc thiết giáp chìm xuống biển, Tư lệnh Thủy quân lục chiến Mỹ, đại tướng David Berger nói ngày 3/8.
“Cuối cùng chiếc thiết giáp bị chìm. Hai xe còn lại kéo đến và vớt được một số binh sĩ thủy quân lục chiến. Họ cũng triển khai các xuồng cứu hộ để đưa các binh sĩ lên khỏi mặt nước”, tướng Berger nói.
Trong quá trình được kéo ra ngoài, hạ sĩ Guillermo Perez bị chấn thương nặng ở đầu. “Họ đã cố gắng hết sức, song không thể cứu được binh sĩ này”, tướng Berger nói.
Tổng cộng 8 binh sĩ, trong đó có Perez, đã được kéo ra ngoài trước khi chiếc thiết giáp chìm hoàn toàn xuống biển, với 8 binh sĩ vẫn mắc kẹt bên trong.
Video đang HOT
Thiết giáp AAV của thủy quân lục chiến Mỹ tham gia tập trận Baltops 2018 tại biển Baltic gần thủ đô Vilnius, Latvia, tháng 6/2018. Ảnh: AP.
Sau 40 giờ tìm kiếm, thủy quân lục chiến Mỹ tuyên bố kết thúc chiến dịch cứu nạn hôm 2/8, tuyên bố những người kẹt trong xe đã chết. Đến ngày 5/8, Bộ chỉ huy Cứu nạn Dưới nước của hải quân Mỹ thông báo đã tìm thấy chiếc thiết giáp bị chìm ở độ sâu khoảng 117 m, cách bờ biển gần 1,5 km, bên trong có thi thể binh sĩ. Toàn bộ binh sĩ thiệt mạng đều dưới 24 tuổi.
Tướng Berger cho biết vụ tai nạn đang được điều tra song chưa rõ điều gì gây ra sự cố tràn nước vào bên trong thiết giáp. Các điều tra viên sẽ phải dựa vào lời kể của những người sống sót cũng như việc kiểm tra chiếc xe bị chìm để kết luận nguyên nhân tai nạn.
Berger đã ra lệnh đình chỉ hoạt động dưới nước của các phương tiện đổ bộ tấn công (AAV), loại thiết giáp bị chìm trong sự cố tuần trước, cho tới khi thủy quân lục chiến hoàn tất xác định nguyên nhân vụ tai nạn. Thủy quân lục chiến Mỹ biên chế AAV từ những năm 1970 và từng có tai nạn chết người liên quan đến thiết giáp này.
AAV là phương tiện chuyên chở chủ lực của các tiểu đoàn tấn công đổ bộ thủy quân lục chiến Mỹ, có nhiệm vụ đưa binh sĩ và trang bị chiến đấu từ tàu đổ bộ vào bờ biển, cũng như tham gia các chiến dịch bộ binh cơ giới trên đất liền.
Xe có thể chở tối đa 24 người, gồm 3 thành viên tổ lái và 21 binh sĩ được trang bị đầy đủ. Mỗi chiếc có khối lượng tối đa 29 tấn, dài 7,9 m và rộng 3,2 m. Xe được trang bị vỏ giáp dày 45 mm, tháp pháo trang bị súng phóng lựu tự động Mark 19 cỡ nòng 40 mm và súng máy M2HB cỡ nòng 12,7 mm.
Ấn Độ triển khai tăng T-90 sát biên giới Trung Quốc
Ấn Độ triển khai 12 xe tăng T-90 cùng hàng nghìn binh sĩ tới một căn cứ sát biên giới để đối phó nguy cơ lính Trung Quốc vượt biên.
Một đại đội tăng chiến đấu chủ lực T-90 cùng một lữ đoàn gồm 4.000 lính và nhiều thiết giáp được Ấn Độ triển khai tại căn cứ Daulat Beg Oldi, sát ngã ba biên giới Ấn Độ - Trung Quốc - Pakistan. Các chỉ huy Ấn Độ cho biết lực lượng này có nhiệm vụ ngăn chặn bất cứ vụ xâm nhập nào của binh sĩ Trung Quốc qua ngả đèo Shaksgam - Karakoram thuộc vùng Ladakh, tờ Hindustan Times hôm nay đưa tin.
Các cây cầu trên tuyến Darbuk-Shyok-Daulat Beg Oldi không chịu được trọng lượng 46 tấn của T-90, do đó những chiếc xe tăng này phải dùng thiết bị chuyên dụng để vượt suối. Lục quân Ấn Độ cũng điều một số xe chiến đấu bộ binh, pháo M-777 155 mm và pháo M-46 130 mm lên nhiều địa điểm phía đông Ladakh, gồm Daulat Beg Oldi, thung lũng Galwan và hồ Pangong Tso.
Xe tăng T-90 của Ấn Độ tham gia cuộc diễn tập tại Hanumangarh, gần biên giới với Pakistan, năm 2012. Ảnh: AFP.
Đợt triển khai quân diễn ra sau khi quá trình đàm phán rút quân giữa hai nước thất bại và quân đội Trung Quốc (PLA) điều thêm gần 50.000 quân tới khu vực Aksai Chin. Ảnh vệ tinh cho thấy lượng lớn binh sĩ Trung Quốc tập trung tại khu tự trị Tây Tạng và một số đường hầm có thể được dùng để cất giấu thiết bị. Giới chuyên gia nhận định PLA dường như sẵn sàng cho đợt triển khai quân dài ngày trong mùa đông khắc nghiệt ở địa hình núi cao thuộc dãy Himalaya.
Tài khoản Twitter Detresfa ngày 20/7 đăng ảnh vệ tinh chụp thị trấn Sư Tuyền Hà, huyện Cát Nhĩ, khu tự trị Tây Tạng, cho thấy quân đội Trung Quốc điều khoảng 5.000 quân cùng nhiều trang thiết bị lên khu vực. Các bãi đáp trực thăng xuất hiện tại đây và một số công trình mới đang được xây dựng.
Ảnh vệ tinh khu vực thị trấn Sư Tuyền Hà, huyện Cát Nhĩ, khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc, ngày 20/7. Ảnh: Twitter/detresfa.
Ấn Độ và Trung Quốc nhiều lần tổ chức đàm phán quân sự và ngoại giao sau vụ ẩu đả chết người hôm 15/6, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và nhiều lính Trung Quốc thương vong. Tuy nhiên, hai nước chỉ đạt được đồng thuận về việc rút quân khỏi khu vực thung lũng Galwan.
Các nguồn tin Ấn Độ cho biết Trung Quốc chưa rút lực lượng khỏi khu vực hồ Pangong Tso và thung lũng Depsang. Một nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho biết lính Trung Quốc đã xâm nhập 8 km vào lãnh thổ nước này tại khu vực thung lũng Depsang.
Căng thẳng trên biên giới Ấn - Trung leo thang từ cuối tháng 4, khi Trung Quốc đưa hàng nghìn binh sĩ cùng xe cơ giới và pháo vào khu vực tranh chấp dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC). Giới chuyên gia cho biết Trung Quốc một mặt đẩy mạnh xây dựng hạ tầng trong khu vực, mặt khác tìm cách cản trở Ấn Độ nâng cấp các căn cứ quân sự của nước này.
Vị trí căn cứ Daulat Beg Oldi của Ẩn Độ (đánh đấu đỏ). Đồ họa: Times.
Tăng Mỹ bắn nhầm xe đồng đội Một chiếc M1A2 nhận diện nhầm xe tăng đồng đội là mục tiêu khi huấn luyện nên khai hỏa, khiến một binh sĩ Mỹ bị thương nặng. Tài khoản Onefattanker hôm 22/7 đăng trên mạng xã hội Instagram hình ảnh một xe tăng M1A2 Abrams bị hư hại sau vụ bắn nhầm ở căn cứ Bliss, bang Texas, Mỹ, trước đó hai ngày....