Tướng Mỹ không thể kết nối với quân đội Myanmar
Đại tướng Mark Milley được Nhà Trắng yêu cầu tìm cách liên lạc với giới chức quân sự Myanmar sau vụ đảo chính, song không được hồi đáp.
Một quan chức Mỹ ngày 2/2 cho biết đại tướng Mark Milley, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, cố gắng liên lạc theo yêu cầu của Nhà Trắng song không thể kết nối với các chỉ huy quân đội Myanmar sau khi lực lượng này bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi.
Bộ Quốc phòng Myanmar, Lầu Năm Góc và Nhà Trắng chưa bình luận về thông tin này. Quân đội Myanmar được nhận định có quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc và ít có tương tác với với lực lượng Mỹ.
Sau nỗ lực thất bại của tướng Milley, chính quyền Tổng thống Joe Biden không thể liên lạc trực tiếp được với các lãnh đạo cuộc binh biến ở Myanmar, cũng như các lãnh đạo chính phủ dân sự đang bị quản thúc.
Bộ Ngoại giao Mỹ sau đó xác định quân đội Myanmar đã tiến hành cuộc “đảo chính quân sự” lật đổ chính phủ được bầu hợp lệ. Washington kêu gọi lãnh đạo quân đội Myanmar trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho bà Suu Kyi và Tổng thống Win Myint
Theo luật của Mỹ, nước này sẽ bị cấm hỗ trợ chính phủ Myanmar sau cuộc đảo chính, nhưng các tác động phần lớn mang tính biểu tượng vì hầu như tất cả hỗ trợ của Mỹ ở Myanmar đều đến các kênh phi chính phủ.
Video đang HOT
Binh sĩ Myanmar tại một chốt kiểm soát an ninh ở thủ đô Naypyidaw, ngày 1/2. Ảnh: Reuters .
Binh sĩ Myanmar sáng 1/2 bắt Cố vấn Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và hàng trăm quan chức cao cấp tại thủ đô Naypyidaw, thông báo kích hoạt tình trạng khẩn cấp trong một năm sau khi các vấn đề “gian lận bầu cử” không được giải quyết và cản trở con đường dẫn đến dân chủ. Quân đội Myanmar cam kết tổ chức bầu cử sau khi kết thúc tình trạng khẩn cấp.
Thống tướng Min Aung Hlaing, Tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar, trở thành quyền Tổng thống. Quân đội Myanmar cách chức hàng loạt bộ trưởng và thứ trưởng, chỉ định nhân sự thay thế. Quân đội Myanmar quản thúc tại gia Cố vấn Suu Kyi và yêu cầu 400 nghị sĩ ở lại nhà công vụ tại thủ đô Naypyidaw.
Một số nguồn tin cho biết các chỉ huy quân đội và quan chức chính phủ Myanmar đàm phán ngày 31/1 song không đạt được kết quả, do chính phủ khước từ yêu cầu của quân đội về việc hoãn phiên họp đầu tiên của quốc hội tới khi giải quyết xong cáo buộc gian lận bầu cử. Đây được xem là nguyên nhân khiến quân đội Myanmar đột kích bắt các quan chức chính phủ.
Liên Hợp Quốc và nhiều nước phương Tây đã phát thông điệp cảnh báo mạnh mẽ, đề nghị quân đội Myanmar thả bà Suu Kyi và các quan chức chính phủ cũng như tôn trọng ý chí của người dân, giải quyết khác biệt thông qua đối thoại hòa bình. Trong khi đó, Trung Quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế tránh làm leo thang căng thẳng tại Myanmar.
Đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi sau đó ra tuyên bố cho biết bà kêu gọi người dân không chấp nhận “đảo chính” và xuống đường phản đối, đồng thời cáo buộc quân đội đưa đất nước trở về thời kỳ “cai trị quân sự”.
Cựu quan chức Mỹ kêu gọi thay đổi quyền tấn công hạt nhân
Cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ William Perry cho rằng việc trao quyền tấn công hạt nhân cho duy nhất tổng thống là "lỗi thời" và cần thay đổi.
Perry, người đứng đầu Lầu Năm Góc dưới thời cựu tổng thống Bill Clinton, ngày 8/1 kêu gọi Tổng thống đắc của Joe Biden cải tổ hệ thống trao quyền kiểm soát vũ khí hạt nhân của Mỹ.
"Sau khi lên nắm quyền, Biden nên tuyên bố ông sẽ chia sẻ quyền sử dụng vũ khí hạt nhân với một nhóm được chọn trong quốc hội Mỹ", Perry cho biết trong bài viết trên tạp chí Politico cùng chuyên gia Tom Collina thuộc Quỹ Plowshares, tổ chức ủng hộ các biện pháp kiểm soát vũ khí hạt nhân chặt chẽ hơn.
Hai người cho rằng Biden cũng cần tuyên bố Mỹ sẽ không bao giờ phát động một cuộc chiến tranh hạt nhân và chỉ sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt này để đáp trả.
Lời kêu gọi của Perry được đưa ra cùng ngày Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi thảo luận với đại tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, về việc đảm bảo Tổng thống Mỹ Donald Trump không phát động một cuộc tấn công hạt nhân trong những ngày tại nhiệm cuối cùng.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III không mang đầu đạn hạt nhân được phóng từ căn cứ không quân Vandenberg, Mỹ, trong cuộc thử nghiệm tháng 12/2013. Ảnh: USAF .
Bài viết của Perry và Collina cho rằng hệ thống kiểm soát vũ khí hạt nhân hiện tại của Mỹ trao cho bất cứ tổng thống nào "quyền lực thần thánh để hủy diệt toàn cầu ngay lập tức", cách tiếp cận mà họ gọi là "phi dân chủ, lỗi thời, không cần thiết và cực kỳ nguy hiểm".
Theo luật pháp Mỹ, tổng thống là người duy nhất được quyền tùy ý ra lệnh tấn công hạt nhân và trong trường hợp mệnh lệnh được ông chủ Nhà Trắng đưa ra, không ai có thể ngăn cản.
Cựu bộ trưởng quốc phòng Perry đánh giá Trump là người "bất ổn". "Chúng ta có thực sự nghĩ rằng Trump đủ trách nhiệm để tin tưởng ông ấy khi sở hữu sức mạnh có thể hủy diệt thế giới hay không", Perry viết.
Các tổng thống Mỹ luôn có một trợ lý quân sự tháp tùng, mang theo một chiếc cặp da được gọi là "vali hạt nhân" chứa các mã bí mật và thông tin cần thiết để phát động một cuộc tấn công hạt nhân. Perry và Collina cảnh báo các tổng thống luôn "có quyền tuyệt đối để bắt đầu một cuộc chiến tranh hạt nhân".
"Trong vài phút, Trump có thể phóng hàng trăm đầu đạn hạt nhân. Ông ấy không cần tham khảo thêm ý kiến của bất kỳ ai. Bộ trưởng Quốc phòng không có tiếng nói. Quốc hội không đóng vai trò gì", Perry và Collina viết. "Tại sao chúng ta lại mạo hiểm như vậy?".
Quyền lực to lớn của tổng thống Mỹ với kho vũ khí hạt nhân bắt đầu từ những ngày cuối của Thế chiến II, bài báo cho biết. Sau vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, tổng thống Mỹ khi đó là Harry Truman cho rằng không nên trao cho quân đội quyền ra lệnh sử dụng vũ khí nguyên tử, thay vào đó việc này chỉ phụ thuộc vào tổng thống.
Quy trình Trump có thể tùy ý phát lệnh tấn công hạt nhân Luật pháp Mỹ cho Trump toàn quyền ra lệnh tấn công hạt nhân, bất chấp Chủ tịch Hạ viện và nhiều nghị sĩ muốn ra tay ngăn chặn. Trong thư gửi các đảng viên Dân chủ ngày 8/1, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cho biết đã thảo luận với Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley...