Tưởng mệt mỏi vì học hành, cô gái 21 tuổi không ngờ mắc ung thư
Nữ sinh 21 tuổi nghĩ rằng mình bị mệt mỏi do áp lực học hành nhưng thực tế, cô đã bị ung thư.
Molly Hunt, ở Chesham, Buckinghamshire (Anh) bắt đầu bị đau dạ dày vào tháng 10 năm ngoái, khi đang học năm thứ hai đại học. Vào tháng 2, cô phát hiện một khối u có kích thước bằng hai quả nho trên xương đòn của mình và sau đó bị ngứa da. Cô đã tới bệnh viện và qua xét nghiệm, siêu âm, cô phát hiện thêm những khối u mới.
Molly và bạn trai.
Ban đầu các bác sĩ cho rằng triệu chứng của Molly là do sốt viêm tuyến bạch cầu. Nhưng tới tháng 6, cô được chẩn đoán mắc bệnh ung thư hạch Hodgkin giai đoạn 2.
Ngoài khối u ở cổ, các bác sĩ phát hiện thêm một khối 8 cm ở ngực của Molly. Cô phải trải qua hóa trị để thu nhỏ các khối u.
U lympho Hodgkin là một bệnh ung thư không phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến những người trong độ tuổi từ 20 đến 40, phát triển trong hệ thống bạch huyết, một mạng lưới các mạch và tuyến lan rộng khắp cơ thể.
Video đang HOT
Dự kiến, Molly phải trải qua 12 đợt hóa trị nhưng vì cô có phản ứng trao đổi chất tốt và đang thuyên giảm, nên các bác sĩ đã cắt xuống chỉ còn 6 đợt. Sau 5 đợt hóa trị, Molly nhận được tin vui trong tháng này rằng bệnh tình đã thuyên giảm. Tuy nhiên, cô có thể phải xạ trị.
Từ câu chuyện của bản thân, Molly muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc nhận thấy những thay đổi nhỏ trên cơ thể. Nữ sinh viên nhớ lại những dấu hiệu bất ổn đầu tiên là khi cô thấy kiệt sức.
“Đôi khi tôi nghĩ mình bị choáng váng do đi chơi khuya hoặc áp lực học hành”, Molly kể.
“Vào khoảng 13h hằng ngày, tôi cảm thấy như đang mơ màng. Tôi thực sự không thể tập trung vì rất mệt mỏi. Tôi có một chút sợ hãi khi phải ra ngoài một mình mà không có bạn bè và người yêu”, cô cho biết.
Molly hiện chia sẻ video trên trang mạng cá nhân với nhiều thông tin về bệnh ung thư hạch Hodgkin và đã thu được hơn 80.000 lượt xem.
Cô gái trẻ đang gây quỹ cho Lymphoma Action, tổ chức từ thiện duy nhất của Vương quốc Anh dành riêng cho bệnh ung thư hạch.
Molly tâm sự: “Xem video của người khác thực sự giúp ích cho tôi khi biết mình bị bệnh. Tôi muốn cho mọi người thấy rằng mọi việc ổn và hóa trị không đáng sợ như bạn nghĩ”.
“Ung thư là một từ đáng sợ. Tôi chỉ nghĩ rằng thật tuyệt khi mọi người có thể xem trang cá nhân của tôi và cố gắng tìm ra mặt tích cực trong sự tiêu cực”.
“Thông điệp của tôi là, không ai hiểu rõ cơ thể của bạn như chính bạn và nếu bạn biết rằng có điều gì đó bất thường, hãy đi kiểm tra ngay vì nó chắc chắn có thể cứu mạng bạn.
Ngay sau khi tôi phát hiện ra khối u của mình, tôi đã đến gặp các bác sĩ, đó là lý do tại sao tôi phát hiện ra nó sớm nên tôi khá may mắn “.
Một bé gái ở Bắc Giang chào đời với cân nặng 6,2 kg
Bé gái chào đời an toàn với cân nặng 6,2 kg trước sự bất ngờ của mẹ và toàn bộ kíp phẫu thuật.
Ngày 30-8, Bệnh viện (BV) đa khoa tỉnh Bắc Giang cho biết vừa mổ lấy thai thành công cho sản phụ ĐTH (30 tuổi, trú Tân Yên, Bắc Giang).
Sản phụ H nhập viện với dấu hiệu đau bụng, thai 39 tuần. Sau khi làm xét nghiệm và siêu âm trước sinh, sản phụ được đánh giá thai nhi to, trọng lượng lớn hơn mức bình thường.
Bé gái đã chào đời an toàn với cân nặng 6,2 kg trước sự bất ngờ của mẹ và toàn bộ kíp phẫu thuật. Ảnh: BV
Các bác sĩ đã hội chẩn và kết luận: sản phụ chuyển dạ đẻ con lần 3, thai 39 tuần 4 ngày trên nền mổ đẻ cũ, tiền sản giật kèm thai to, chỉ định phẫu thuật lấy thai cấp cứu.
Sau 30 phút tiến hành mổ lấy thai bằng phương pháp gây tê tuỷ sống, gây mê tĩnh mạch, rạch đường ở bụng, bé gái đã chào đời an toàn với cân nặng 6,2 kg trước sự bất ngờ của mẹ và toàn bộ kíp phẫu thuật.
Theo BSCKII Trần Hoàng Hưng, khoa Phụ sản, trực tiếp thực hiện ca mổ cho biết: "Đây là trường hợp hiếm gặp, em bé có trọng lượng lớn nhất từ trước đến nay được chào đời tại bệnh viện. Ca mổ cũng gặp khó khăn nhất định do sản phụ đã mổ đẻ 2 lần trước đó, sẹo mổ dính, kèm theo bệnh lý tiền sản giật. Việc thai to bất thường dẫn đến tử cung của sản phụ giãn căng quá mức trong quá trình mổ đẻ, nguy cơ băng huyết sau mổ cao. Tuy nhiên với việc điều trị dự phòng tốt cùng với theo dõi chặt chẽ tình trạng của người mẹ, ca mổ đã diễn ra rất thành công".
Hiện tại, sau 1 ngày theo dõi, người mẹ có sức khoẻ ổn định, đã ngồi dậy và đi lại được. Em bé khoẻ mạnh, bú tốt. Dự kiến sau 5 ngày nữa mẹ và bé có thể xuất viện.
Sản phụ thai to cần nhớ đi khám thai định kỳ để theo dõi sức khoẻ của mẹ và bé. Có chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý, ăn nhiều rau xanh, hạn chế đường và tinh bột.
Cạnh đó là tầm soát tiểu đường thai kỳ, tránh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Cần tới bệnh viện ngay khi nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, tăng hơn 1kg/1 tuần. Sau khi sinh từ 3 đến 6 tuần, cần khám chuyên khoa tim mạch và nội tiết.
NHƯ LOAN
Làm thế nào để nhận biết ung thư trước khi quá muộn? Một số bệnh ung thư gây ra các triệu chứng ban đầu, nhưng những bệnh khác không biểu hiện các triệu chứng cho đến khi chúng phát triển nặng hơn. Nhiều trong số các triệu chứng của ung thư thường xuất phát từ những nguyên nhân không liên quan đến ung thư. Theo Medical News Today, cách tốt nhất để xác định sớm...