Tướng lục quân Mỹ sang Trung Quốc
Tổng thống Indonesia khẳng định sẽ phát triển các vùng biên giới để ngăn chặn xâm phạm chủ quyền của nước này.
Hãng tin AP đưa tin ngày 16-8, tướng Tham mưu trưởng lục quân Mỹ Mark A. Milley đã đến Bắc Kinh.
Thông báo của quân đội Mỹ khẳng định chuyến đi này “nhằm xác định các giải pháp đào sâu hợp tác thực tiễn trong các lĩnh vực có chung lợi ích, đồng thời quản lý các bất đồng một cách xây dựng”.
Trong hội đàm với tướng Lý Tác Thành, Tư lệnh lục quân Trung Quốc (TQ), ông Mark A. Milley khẳng định quyết định của Mỹ về triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Hàn Quốc không đe dọa đến TQ.
Ông lặp lại quan điểm của Mỹ rằng hệ thống này chỉ nhằm đánh chặn tên lửa của CHDCND Triều Tiên nếu có.
Chuyến thăm TQ của tướng Mark A. Milley diễn ra vào lúc TQ đang phản đối dự án thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa ở Hàn Quốc. Trước đó, TQ cũng đã phản ứng gay gắt phán quyết của Tòa Trọng tài.
Tướng Mark A. Milley đã nói với phía TQ Mỹ cam kết thực hiện luật pháp quốc tế và Mỹ khuyến khích TQ cũng làm như thế như một giải pháp nhằm giảm căng thẳng trong khu vực.
Sau chặng dừng ở Bắc Kinh, ông Mark A. Milley sẽ đến Hàn Quốc và Nhật. Tại Hàn Quốc, ông sẽ thảo luận về dự án hệ thống phòng thủ tên lửa.
Tướng Mỹ Mark A. Milley và tướng Lý Tác Thành tại Bắc Kinh ngày 16-8. Ảnh: AP
Video đang HOT
Cùng ngày tại Indonesia, phát biểu thông điệp quốc gia thường niên trước Quốc hội ở Jakarta, Tổng thống Joko Widodo khẳng định Indonesia sẽ tiếp tục gây sức ép để đạt được giải pháp hòa bình trong giải quyết tranh chấp ở biển Đông.
Ông nhấn mạnh sẽ phát triển các vùng biên giới của Indonesia để bảo vệ được chủ quyền của Indonesia.
Ông nói: “Chúng ta sẽ phát triển các vùng như Entikong (tỉnh Tây Kalimantan), quần đảo Natuna (miền Bắc) và Atambua (cạnh Đông Timor) để thế giới nhìn thấy Indonesia như một quốc gia lớn biết chú ý đến từng tấc đất lãnh thổ”.
Hồi tháng 6, trong chuyến đi nổi đình nổi đám, ông Joko Widodo đã đến thăm quần đảo Natuna và họp nội các trên tàu chiến đang tuần tra trong khu vực.
Trước đó, nhiều tàu cá TQ đã xuất hiện trong khu vực quần đảo Natuna. Sau đó, TQ còn ngang ngược tuyên bố quần đảo Natuna thuộc khu vực đánh bắt truyền thống của ngư dân TQ.
Trong thông điệp quốc gia, Tổng thống Joko Widodo cho biết sẽ biến Indonesia thành cường quốc hàng hải với các kế hoạch phát triển công nghiệp đánh cá, cải thiện cơ sở hạ tầng cảng biển và củng cố phòng vệ biển.
Ông cũng nêu lên mối đe dọa khủng bố và nhấn mạnh đến thành công mới đây của quân đội trong chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Santoso.
Dù vậy, ông đánh giá Indoneisa vẫn chưa thể chặn đứng dây chuyền nghèo đói, thất nghiệp và tình trạng bất bình đẳng xã hội.
Ông đã đề ra ba biện pháp cách mạng chủ yếu để giải quyết gồm:
Tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng.
Chuẩn bị nguồn nhân lực và khả năng sản xuất.
Cắt giảm thủ tục hành chính và xóa bỏ quan liêu.
Báo South China Morning Post đưa tin ngày 16-8, Thứ trưởng Ngoại giao TQ Lưu Chấn Dân cho biết TQ và ASEAN đã nhất trí lập một đường dây nóng để quản lý các vấn đề khẩn cấp trên biển Đông. Ông cũng nói TQ mong muốn Singapore không can thiệp vào các vấn đề của biển Đông và giữ thái độ trung lập vì Singapore không phải là một bên tranh chấp. Phát biểu trên được đưa ra sau cuộc họp các quan chức cấp cao ASEAN-TQ tại Mãn Châu Lý (khu tự trị Nội Mông). Singapore hiện là nước điều phối đối thoại ASEAN-TQ. Trong chuyến thăm Mỹ vừa qua, Thủ tướng Lý Hiển Long đã phát biểu Singapore kêu gọi các nước tôn trọng luật pháp quốc tế và chấp nhận phán quyết trọng tài về biển Đông. _______________________________ 71 tàu cá nước ngoài bị tịch thu sẽ bị phá hủy trong lễ Quốc khánh Indonesia vào ngày 17-8. Indonesia cho rằng đây là hành động thể hiện quyết tâm ngăn chặn nạn đánh bắt cá trái phép. Từ cuối năm 2014, Indoneisa đã phá hủy hơn 170 tàu cá của nhiều nước.
KHA LY
Theo PLO
Biển Đông trong mắt Putin
Mới đây lên tiếng về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga quả quyết, "Nga không có ý định tham gia. Chúng tôi tuân thủ nguyên tắc không đứng về bên nào trong tranh chấp".
Tuy nhiên ngay sau đó, truyền thông khắp nơi loan tin về việc hải quân Nga - Trung sẽ cùng nhau tập trận ở đâu đó trên vùng Biển Đông, trong tháng 9 tới. Điều này đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Nhiều người không khỏi hồ nghi đặt câu hỏi về sự xác tín cần thiết trong các phát ngôn.
Quân đội các nước tập trận chung không phải là chuyện mới mẻ, càng không phải là chuyện ngẫu hứng. Theo giới quân sự, các kế hoạch cho các cuộc tập trận thường được xây dựng cả năm trước.
Cả thế giới đang nín thở dõi theo các động thái của Putin liên quan đến cuộc tập trận chung với quân đội Trung Quốc trên Biển Đông, dự kiến diễn ra vào tháng 9. Ảnh: TASS
Trở lại với mối quan hệ thân hữu Nga - Trung. Trong vài năm gần đây, bên cạnh sự nồng ấm trong quan hệ kinh tế, hai nước ngày càng có nhiều cuộc giao lưu mật thiết về quân sự. Các cuộc tập trận chung giữa quân đội hai nước diễn ra thường xuyên, đặc biệt ở khu vực biển Hoa Đông, Biển Đen, Địa Trung Hải và vùng Viễn Đông.
Vậy thì vì sao cuộc tập trận giữa hai cường quốc này như truyền thông quốc tế đang loan tải lại thu hút sự quan tâm của công luận đến vậy?
Vì lần này, theo dư luận, quân đội Nga - Trung có ý định sẽ tập trận hải quân ở Biển Đông. Đây cũng là lần đầu tiên họ chọn tập trận tại vùng biển luôn nóng vì vấn đề an ninh hàng hải và tranh chấp lãnh thổ. Câu hỏi dư luận đang quan tâm là, động thái này sẽ mang tính biểu trưng hay ủng hộ thực tiễn? Đặc biệt nó diễn ra ngay sau khi Tòa trọng tài quốc tế vừa ra phán quyết liên quan đến chủ quyền Biển Đông giữa Philipines và Trung Quốc.
Nhìn lại chiều dài lịch sử mối quan hệ đậm kịch tính Nga - Trung, không khó để nhìn ra một thực tế về cái gọi là "trục xoay châu Á" mà Putin đang theo đuổi. Chính sách này được đúc kết khi quan hệ của người Nga và phần còn lại của châu Âu đang bị đóng băng. Điều đó cũng cho thấy bản lĩnh cường hùng của Putin khi ông quyết định bắt chặt tay với Bắc Kinh và thừa nhận sự trỗi dậy của châu Á sẽ đóng vai trò tích cực, là điểm tựa giúp Putin có thể vực dậy nền kinh tế vốn đang bị phương Tây dồn ép vào bước đường cùng.
Tuy nhiên chính trị và kinh tế thì có khi nào tách rời nhau được đâu. Có thể mục đích thì khách nhau, nhưng chính sự cần nhau trong giao thương đã góp phần vun đắp và đưa các quốc gia này xích lại bên nhau. Và họ cần cho thế giới chống mắt lên mà coi một thực tế, họ đang cùng nhau tồn tại, hùng mạnh.
Lãnh đạo 2 nước Nga - Trung vẫn khá kiệm lời về cuộc tập trận chung ở vùng nóng Biển Đông. Thận trọng là đúng bởi thế giới là rộng lớn. Moscow chắc chắn nhớ rằng, bên cạnh sự nồng ấm với Bắc Kinh, người Nga cũng đang tích cực mở cửa bang giao với ASEAN- nơi mà Việt Nam đang là một thành viên tích cực.
Hẳn nhiều người còn nhớ, Tổng thống Putin đã chủ trì hội nghị thượng đỉnh Nga-ASEAN tại Sochi hồi giữa tháng 5. Tuyên bố chung đã khẳng định chắc nịch về "quan hệ đối tác chiến lược vì lợi ích chung" đặc biệt về an ninh và thương mại.
Ông Putin đã cùng các nhà lãnh đạo ASEAN nhất trí thúc đẩy hợp tác chính trị, an ninh, chống khủng bố và kinh tế "trên cơ sở các nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, chia sẻ trách nhiệm thúc đẩy hòa bình, phát triển và tiến bộ xã hội ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương".
Cũng tại Sochi dịp đó, một số nước ASEAN đã đề nghị Moscow giữ quan điểm trung lập về vấn đề Biển Đông.
Và có lẽ, "trục xoay châu Á" chính là một cột mốc quan trọng trong cam kết an ninh và chiến lược của Putin đối với vấn đề hòa bình an ninh thế giới, bao gồm cả khu vực Biển Đông.
Giờ thì thiên hạ đang nín thở dõi theo các động thái của người đứng đầu điện Kremlin liên quan đến cuộc tập trận chung với quân đội Trung Quốc trên Biển Đông, dự kiến diễn ra vào tháng 9, nếu có.
Theo Vietnamnet
Trung Quốc 'sửa lưng' Singapore vì phát biểu của ông Lý Hiển Long về Biển Đông Trung Quốc yêu cầu Singapore "tôn trọng" quan điểm của Bắc Kinh về Biển Đông liên quan đến phán quyết của Toà trọng tài quốc tế, thay vào đó nên tôn trọng thoả thuận ký kết giữa Trung Quốc và ASEAN. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long - Reuters Yêu cầu này được đưa ra trong một tuyên bố của Bộ Ngoại giao...