Tướng lĩnh Thái Lan mâu thuẫn vì bị nhà báo “hỏi khó”
Chính quyền quân sự Thái Lan phải đưa ra biện pháp mạnh sau khi nhiều quan chức, tướng lĩnh mâu thuẫn, xung đột vì bị báo chí đặt câu hỏi.
Ngày 23.6, tờ Bangkok Post đưa tin chính quyền quân sự Thái Lan sẽ triệu tập 200 nhà báo trong nước và quốc tế để dạy cho họ cách đặt “câu hỏi mang tính xây dựng” và “không bóp méo sự thật” trong thời gian tới đây.
Trung tướng Suchart Pongput, Cục trưởng Cục Thông tin Quân đội Thái Lan tuyên bố: “Dù không có lệnh từ cấp trên, nhưng nhiệm vụ của tôi là phải xây dựng mối quan hệ lành mạnh và hiểu biết lẫn nhau với báo chí”.
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha (phải) và các phóng viên báo chí
Theo Bangkok Post, tướng Suchart tuyên bố ý tưởng về một cuộc họp giữa các lực lượng quân đội, cảnh sát với phóng viên báo đài trong nước và quốc tế được đưa ra sau khi những câu hỏi “hóc búa” của các phóng viên đã gây xung đột, mâu thuẫn giữa nhiều quan chức, tướng lĩnh.
Viên tướng này nhấn mạnh: “Chúng tôi chỉ không muốn điều đó tiếp tục tái diễn”.
Qua hơn một năm cầm quyền, chính quyền quân sự Thái Lan đang ngày càng tăng cường các biện pháp kiểm duyệt đối với báo chí, trong khi Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, cựu Tư lệnh Lục quân Thái Lan, vẫn duy trì mối quan hệ lạnh nhạt với báo chí nước này.
Thủ tướng Prayuth đã nhiều lần chỉ trích báo chí và đe dọa sẽ đóng cửa một số tờ báo Thái Lan, thậm chí từng tuyên bố rằng sẽ “xử tử” những phóng viên “không đưa tin đúng sự thật”. Trong một cuộc phỏng vấn, ông Prayuth nhấn mạnh: “Báo chí cần phải được sắp xếp lại. Tôi phải khuyên bảo họ, phải nói cho họ biết họ có thể và không thể làm gì”.
Theo Danviet
Video đang HOT
Bốn vụ hành quyết nhà báo gây chấn động thế giới
Hình ảnh những nhà báo bị chặt đầu và những đoạn video quay cảnh hành quyết được tung lên internet là nỗi ám ảnh đối với công chúng cũng như những người làm báo nói riêng, và bị dư luận thế giới lên án dữ dội.
Daniel Pearl (năm 2002)
Cả thế giới bàng hoàng trước việc ông Daniel Pearl chết trong tay al-Qaeda - Ảnh: Reuters
Ông Daniel Pearl sinh ngày 10.10.1963, là một nhà báo người Mỹ gốc Israel. Ông bị tổ chức khủng bố al-Qaeda bắt và chặt đầu trong lúc đang làm việc cho báo The Wall Street Journal (Mỹ) năm 2002.
Ngày 21.2.2002, một cuốn băng ghi lại cảnh giết ông Pearl được phát tán với tựa đề: Vụ hành quyết kẻ gián điệp trong vai nhà báo, tên Do Thái Daniel Pearl. Đoạn băng giết người man rợ này nhanh chóng gây sốc dư luận toàn cầu và được xem là phát súng đầu tiên cho hàng loạt thủ đoạn hành quyết sau đó của các tổ chức cực đoan nhằm vào nhà báo.
James Foley (2014)
IS bắt đầu chiến dịch bắt giữ và hành quyết nhà báo từ vụ chặt đầu ông James Foley - Ảnh: Reuters
Nhiều năm sau vụ Daniel Pearl, thế giới lại một lần sửng sốt vì đoạn video chặt đầu một nhà báo Mỹ khác, ông James Foley, vào ngày 19.8.2014.
Đoạn video chặt đầu ông James Foley do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tung lên Youtube với tựa đề: Một thông điệp gửi nước Mỹ. Trước đó, IS đã đòi tiền chuộc hàng triệu USD để thả ông Foley, tuy nhiên phía Mỹ đã không có động thái đáp trả.
IS là một nhánh của tổ chức al-Qaeda, tách ra vào khoảng đầu năm 2013. Vụ chặt đầu ông Foley được xem là cú tấn công trả đũa Tổng thống Mỹ Barack Obama vì nó đến không lâu sau khi Mỹ bắt đầu không kích nhắm vào các mục tiêu của IS tại Iraq.
Steven Sotloff (2014)
Nhà báo Sotloff chịu chung cảnh bị hành quyết như ông Foley - Ảnh: Reuters
Hình ảnh nhà báo Sotloff xuất hiện đầu tiên trong video hành quyết người đồng nghiệp James Foley kể trên. Khi ấy, IS cũng dọa sẽ giết luôn Sotloff nếu Mỹ không đưa tiền chuộc ông Foley. Rốt cục vào ngày 2.9.2014, ông Sotloff cũng bị hành quyết.
Steven Joel Sotloff sinh ngày 11.5.1983, cũng là một người Mỹ gốc Do Thái như Daniel Pearl. Trước lúc bị bắt, ông đã làm việc cho tạp chí Time (Mỹ), sống lâu năm ở Yemen và nói thông thạo tiếng Ả Rập.
"Ngươi, Obama, một lần nữa, qua hành động của mình, đã giết thêm một công dân Mỹ khác. Vì thế khi tên lửa của ngươi tiếp tục bắn vào người của chúng ta, con dao của chúng ta sẽ tiếp tục cứa vào cổ dân của ngươi", sát thủ che mặt mặc đồ đen tuyên bố trong đoạn video hành quyết ông Sotloff.
Kenji Goto (2015)
Ông Goto trước lúc bị hành quyết - Ảnh: Reuters
Tháng 1.2015, IS tiếp tục gây choáng váng trên thế giới khi ra tay hành quyết nhà báo người Nhật Bản Kenji Goto, một phóng viên tự do tác nghiệp tại Syria.
Ông Goto được biết đã bất chấp nguy hiểm đi vào vùng đất do IS kiểm soát để điều tra và tìm tung tích người bạn Haruna Yukawa. Trước khi đi, ông có để lại lời nhắn với nội dung biết trước hiểm nguy rình rập.
Cũng như các trường hợp trước đó, IS đòi tiền chuộc từ chính phủ Nhật Bản, nhưng sau cùng đã hành quyết ông Goto do không nhận được hồi đáp.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
13 năm báo chí bất khuất trước vấn nạn khủng bố Từ vụ tổ chức khủng bố al-Qaeda chặt đầu nhà báo Mỹ Daniel Pearl năm 2002 đến trường hợp James Foley năm 2014 và cuộc thảm sát ở tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo ở Pháp, chưa bao giờ các nhà báo chịu đầu hàng trước hiểm nguy. Ngày 7.1.2015, dư luận thế giới chấn động trước vụ thảm sát tại tòa soạn...