Tương lai ngành thời trang
Quần áo sản xuất từ vật liệu tái chế, thân thiện với môi trường ngày càng xuất hiện rộng rãi.
Mùa thời trang Thu 2021 mang đến nhiều cải tiến mới cho tủ quần áo của chúng ta, theo ELLE . Quần jeans có thể phân hủy sinh học, trang sức tái chế, thời trang kết hợp với từ thiện… góp phần định nghĩa về tương lai của ngành công nghiệp thời trang.
Vật liệu tái chế lên ngôi
Giám đốc sáng tạo đương nhiệm của hãng mốt Chloé – Gabriela Hearst – giới thiệu bộ sưu tập Thu – Đông 2021 làm lay động lòng người. Hearst sử dụng nền tảng phong cách sống xa xỉ của Paris (Pháp) để làm sáng tỏ một vấn đề ngày càng gia tăng giữa bối cảnh đại dịch và sự bất ổn kinh tế – tình trạng vô gia cư.
Nhằm tạo nên mô hình từ thiện kết hợp thời trang, Gabriela Hearst hợp tác với Sheltersuits (tổ chức phi lợi nhuận chuyên tạo ra những sản phẩm bảo vệ, cứu sinh dành cho người vô gia cư) sản xuất balo làm từ vật liệu tái chế. Các vật liệu được lấy từ nhà kho lưu trữ của Chloé.
Với mỗi chiếc balo được bán ra, Chloé sẽ tài trợ cho Sheltersuits sản xuất hai chiếc áo khoác tích hợp túi vải thô và túi ngủ. Sản phẩm này vừa là quần áo, vừa là nơi trú ẩn tránh khỏi điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Hãng mốt Chloé hướng đến mô hình thời trang kết hợp từ thiện. Ảnh: Chloé.
Người sáng lập Sheltersuits – Bas Timmer – nói rằng đã quyên góp 12.500 bộ quần áo trong 7 năm kể từ khi thành lập tổ chức. Ông nói về dự án của hãng Chloé sẽ có tác động tích cực lâu dài cho hàng nghìn người.
Tập đoàn LVMH từ lâu đã tích trữ vải, da nhằm phục vụ cho quá trình vận hành ổn định, bền vững của các thương hiệu thời trang. Đầu năm nay, Louis Vuitton ra mắt giày thể thao làm bằng vật liệu tái chế từ những chiếc cặp cũ. Tập đoàn xa xỉ số một đang tham gia vào lĩnh vực kinh doanh quần áo tái chế với một thị trường mới dành cho vải và da chưa qua sử dụng.
Sáng kiến này góp phần giúp ngành công nghiệp thời trang trở nên bền vững hơn. Những bộ sưu tập tạo ra từ vải cũ được khuyến khích. Đây là cơ hội cho các nhà thiết kế sử dụng các loại vải bỏ đi, giảm lãng phí hay nguy cơ ô nhiễm môi trường do đốt hoặc vứt bỏ vải cũ.
Chất liệu phân hủy sinh học được ưa chuộng
Quần jeans là một trong những mặt hàng thời trang chủ lực được yêu thích nhất thế giới. Cần khoảng 6.814 lít nước để phát triển cây bông, cung cấp nguyên liệu sản xuất một chiếc quần jeans, chưa đề cập đến quá trình nhuộm và giặt.
Thương hiệu AG Jeans có trụ sở tại Los Angeles, Mỹ đang dần thay đổi những điều trên với dự án The Jean of Tomorrow. Nhóm thiết kế sử dụng một số giải pháp như sợi gai dầu, thuốc nhuộm có nguồn gốc thực vật và nút hạt corozo. Từ đó, tạo ra 100% quần jeans có thể phân hủy sinh học. Thương hiệu cũng khuyên người dùng nên tặng hoặc gửi quần cũ, không còn sử dụng đến một chương trình tái chế hàng dệt may.
Video đang HOT
Chất liệu tái chế, có khả năng phân hủy sinh học mang đến tương lai mới cho ngành thời trang. Ảnh: Shutter.
Chủ tịch kiêm giám đốc sáng tạo của AG Jeans – Sam Ku – cho biết: “Khả năng phân hủy sinh học của quần áo sẽ trở nên phổ biến”.
Nhà thiết kế thời trang Stella McCartney tung ra bộ sưu tập giày dép cho mùa thời trang Thu – Đông năm nay. Giày dép được thiết kế phần đế có khả năng phân hủy sinh học, làm từ nhựa nhiệt dẻo.
Trong khi đó, nhà thiết kế Richard Malone sử dụng sợi phân hủy sinh học trong bộ sưu tập của mình. Vào năm 2020, Malone cũng giành giải thưởng Woolmark quốc tế cho sản phẩm may mặc có thể phân hủy sinh học hoàn toàn, được làm bằng len merino.
Trang sức tái chế
Thị trường đồ trang sức có liên quan đến việc khai thác mỏ đá quý gây ô nhiễm. Các phương pháp khai thác đá quý truyền thống tạo ra nhiều khí thải độc hại. Bên cạnh đó, một số vấn đề nhân quyền bị xâm phạm như sử dụng lao động trẻ em, cưỡng bức lao động, áp dụng điều kiện lao động nguy hiểm…
Ngoài quần áo, kim loại quý tái chế cũng được sử dụng rộng rãi trong thời gian tới. Ảnh: Vogue Business.
Nhằm hướng đến tính bền vững của ngành công nghiệp trang sức, nhiều thương hiệu đang bắt đầu sử dụng vàng, bạc tái chế.
Theo World Gold Council , vàng tái chế chiếm 28% tổng nguồn cung vàng toàn cầu là 4.633 tấn vào năm 2020.
90% lượng vàng tái chế đó là từ đồ trang sức đã bỏ đi và phần còn lại từ rác thải điện tử như điện thoại di động, máy tính xách tay.
Các chuyên gia trong ngành dự đoán rằng con số này có thể tăng lên khi ngày càng nhiều thương hiệu kim hoàn tên tuổi cam kết tái chế kim loại quý, theo New York Times .
Nhà sản xuất đồ trang sức lớn nhất thế giới (tính theo khối lượng sản xuất) – Pandora – cho biết vàng, bạc tái chế sẽ được sử dụng trong tất cả sản phẩm của hãng vào năm 2025.
Một số “ông lớn” khác trong lĩnh vực trang sức như Tiffany & Co. và Bulgari đang tăng việc sử dụng kim loại quý tái chế. Trong khi đó, các thương hiệu nhỏ hơn như Monica Vinader, Emefa Cole đã cam kết sử dụng 100% bạc và vàng tái chế.
Giới trẻ Hong Kong đón nhận sự hồi sinh của Hán Phục trong cuộc sống hằng ngày
Hán Phục hay Hanfu (tên gọi quốc tế), trang phục truyền thống của dân tộc Hán (Trung Quốc) từ Thời Cổ đại hoàng đế, đã trở lại ngày nay khi ngày càng nhiều người trẻ tuổi sử dụng Hanfu vào phong cách hằng ngày.
Một nhóm những người yêu thích Hán phục có chuyến du xuân ở tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc vào ngày 3/4/2021. Ảnh: VCG
Những người yêu thích Hanfu tụ họp cùng nhau ở tỉnh Thiểm Tây, Tây Bắc Trung Quốc vào ngày 31/12/2019. Ảnh: VCG
Cô gái tuổi teen Mandy Chan đã phải đi bộ một đoạn khá dài và vất vả từ nhà đến ga tàu điện ngầm khi lần đầu tiên cô mặc Hanfu ở nơi công cộng.
"Đó là một set với áo màu kem, một chiếc áo khoác màu nâu theo phong cách thời nhà Minh của Trung Quốc và một chiếc váy xếp ly màu đỏ do chính tôi làm", cô nhớ lại gần đây (gần 10 năm sau).
Không phải cái nhìn từ người khác mà là kiến thức hạn chế về trang phục truyền thống của Trung Quốc đã khiến cô sợ hãi và lo lắng. "Nếu ai đó hỏi tôi đang mặc gì, hay lịch sử đằng sau bộ trang phục, tôi sợ rằng mình không thể nói cho họ biết toàn bộ", Mandy Chan chia sẻ.
Tuy nhiên, cảm giác lo lắng của cô đã dần trôi đi nhờ những nghiên cứu sâu hơn về văn hóa truyền thống Trung Quốc, và niềm đam mê bền bỉ dành cho Hanfu đã mang lại cho cô bản sắc riêng và cảm giác thân thuộc ở Hồng Kông, nơi kết hợp các nền văn hóa khác nhau.
Sự quyến rũ của Hanfu
Hanfu, trang phục truyền thống của dân tộc Hán (Trung Quốc) từ Thời Cổ đại hoàng đế, đã trở lại ngày nay khi ngày càng nhiều thanh niên người Trung Quốc sử dụng Hanfu vào phong cách hằng ngày.
Đối với những người yêu thích Hanfu như Mandy Chan, bộ quần áo lịch sử có những câu chuyện chưa kể và những ý tưởng triết học trong từng chi tiết của nó. Chan cho biết, đường cắt và khâu ở phần giữa của Hanfu vừa vặn với xương sống của cơ thể người và giúp mọi người ăn mặc chỉnh tề. Thiết kế này, đã vượt qua bản thân nó như một phục trang đơn thuần, để chỉ ra những phẩm chất của người mặc là những cá nhân ngay thẳng và ôn hòa.
Con đường khám phá bản thân
Tình yêu của Many Chan dành cho Hanfu cũng là con đường khám phá bản thân và là con đường tiếp cận ước mơ của cô.
"Thay vì bắt chước mọi người như những gì tôi đã từng làm, tôi đã nhảy ra khỏi vùng an toàn của mình và tìm ra phong cách phù hợp với mình nhất. Thông qua Hanfu, tôi đã tìm thấy chính mình và rất nhiều điều chưa được khám phá trong cuộc sống của tôi", Chan tâm sự.
Chan cho biết cô đã tìm thấy niềm đam mê cả đời của mình thông qua Hanfu, đây là mục tiêu và ước mơ chưa bao giờ vắng bóng trong cuộc đời cô. "Hanfu có ý nghĩa rất lớn đối với tôi. Nó chỉ đứng sau bản thân tôi", Chan nói.
Chan đánh giá cao sự cởi mở và hòa nhập của Hong Kong, một trung tâm giao lưu văn hóa và nghệ thuật quốc tế giữa hai miền Đông - Tây.
Hình ảnh những người yêu thích Hanfu như Chan mặc trang phục này có thể được nhìn thấy tại các đô thị hiện đại của Hong Kong vào một số dịp đặc biệt bao gồm các lễ hội truyền thống của Trung Quốc hoặc các ngày lễ phương Tây như Giáng sinh.
Theo đuổi ước mơ
Khi còn ở tuổi teen, Mandy Chan nhận thấy cô không hề đơn độc khi yêu thích Hanfu, mặc dù vậy, nó có vẻ giống như một nền văn hóa phụ ở Hong Kong hồi đó. Những năm sau đó, một số thanh niên am hiểu về internet đã chia sẻ mối quan tâm của họ đối với trang phục truyền thống bằng cách thành lập một nhóm để tạo điều kiện giao tiếp và thúc đẩy công chúng hiểu rõ hơn về Hanfu ở Hồng Kông.
Nhóm (với hơn 200 thành viên hiện nay) đã được mở rộng thành một cộng đồng đã đăng ký tên là "Hanfu-Hong Kong" vào năm 2013. Ngày càng nhiều Thế hệ Gen Z chống lại sự đồng nhất trong thế giới hiện đại tham gia vào nhóm và thực hiện bước đầu tiên của họ là giới thiệu nền văn hóa thông qua một loạt các hoạt động.
Mandy Chan, với tư cách là một trong những người sáng lập Hanfu-Hong Kong, đã nhận ra một số cơ hội kinh doanh mới nổi. 4 năm trước, cô thành lập một studio Hanfu cho phép người tiêu dùng trải nghiệm một phần cuộc sống ở Trung Quốc cổ đại với Hanfu, trang điểm và tạo kiểu tóc truyền thống, đồng thời cho thuê trang phục và phụ kiện.
Những bộ trang phục với các họa tiết đầy màu sắc và phụ kiện trang sức khác nhau làm náo nhiệt cả studio nhỏ trong một tòa nhà công nghiệp ở khu Kwai Chung, Hong Kong.
Chan cho hay cô có hơn 200 bộ Hanfu, những bộ trang phục này thể hiện phong cách Hanfu từ hầu hết mọi thời kỳ của lịch sử Trung Quốc.
Cô tin rằng những tác phẩm kinh điển sẽ không bao giờ lỗi thời và bản thân cô đã kết hợp Hanfu vào phong cách hàng ngày của mình. Trong khi làm việc và mua sắm, cô kết hợp những bộ Hanfu có thiết kế đơn giản và màu sắc trầm lắng với những đôi giày thời trang để phù hợp hơn với lối sống hiện đại.
"Mọi người đều có thể mặc Hanfu bất kể tuổi tác, kích cỡ hay giới tính. Hanfu không chỉ tồn tại trong phim truyền hình hay trên internet, mà hoàn toàn có thể được tích hợp vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta", Chan nói.
Thời trang và văn hóa: Cách các quốc gia lựa chọn đồng phục tại Thế vận hội Tokyo 2020 Lễ khai mạc Thế vận hội thường là cơ hội để các quốc gia giới thiệu các vận động viên và nét văn hóa độc đáo đến với thế giới. Trang phục được đoàn diễu hành mặc trong dịp này là cách tốt nhất để thể hiện màu sắc quốc gia trên nền tảng toàn cầu. Tại Thế vận hội Tokyo 2020, đội...