Tương lai nào cho bán đảo Quảng An?

Theo dõi VGT trên

Sự phát triển quá nóng quanh Hồ Tây nói chung và khu vực bán đảo Quảng An nói riêng đặt khu vực này vào một thế ‘ chông chênh’ hơn bao giờ hết…

Bán đảo Quảng An là vùng đất cổ ăn ra giữa Hồ Tây, Hà Nội. Đây là nơi đã được khai thác từ lâu đời, có nhiều giá trị về lịch sử văn hóa, giá trị sinh thái, cảnh quan, và cả giá trị định cư được bồi đắp qua nhiều thế hệ.

Lịch sử và huyền thoại

Hồ Tây là hồ nước tự nhiên lớn nhất tại Hà Nội, được ghi nhận trong sử sách từ khá lâu đời. Hồ có nhiều tên gọi khác nhau gắn với truyền thuyết và huyền thoại về nguồn gốc và đặc điểm của hồ như Kim Ngưu, Dâm Đàm, Xác Cáo… Với vai trò là trung tâm của một vùng “linh địa” nằm ngay cạnh thành Thăng Long trước đây, Hồ Tây luôn cần được nhìn nhận trong mối quan hệ chặt chẽ với những cuộc đất/địa điểm xung quanh nó, trong đó nổi bật là vai trò của bán đảo Quảng An – doi đất nằm ở phía đông bắc và ăn ra giữa lòng hồ.

Tương lai nào cho bán đảo Quảng An? - Hình 1

Sen Hồ Tây trong bưu ảnh cổ. Ảnh tư liệu

Từ góc nhìn phong thủy, nửa bắc của bán đảo Quảng An (khu vực Quảng Bá) có hình thế như một con Rùa, trong khi đó phía đền Quan Thánh có thế đất hình Phượng, phía Yên Ninh hình Rồng, phía Quán La hình Ngựa, phía Ngũ Xã hình Lân, tất cả đều chầu về Hồ Tây tạo ra một khung cảnh khá lý tưởng [5].

Trên bán đảo Quảng An có hai làng cổ: Tây Hồ và Quảng Bá. Làng Tây Hồ chiếm nửa diện tích phía nam bán đảo. Có lẽ làng được hình thành từ thời Lý do gắn với truyền thuyết người dân chài Mục Thận quăng lưới bắt hổ cứu vua Lý Nhân Tông (1092 – 1127) nên được phong hầu và được ban đất Tây Hồ làm thực ấp [9].

Ghi chép trên hai tấm bia đá cổ thời Hậu Lê lưu giữ trong chùa Phổ Linh, làng Tây Hồ cho biết, chùa được dựng lần đầu tiên vào năm Hội Phong 6 (1097) [8]. Điều đó càng khẳng định Tây Hồ là một làng cổ được hình thành từ gần 1.000 năm trước. Đáng chú ý là xung quanh Hồ Tây có tới 13 làng nhưng Tây Hồ là làng duy nhất được mang tên hồ [4].

Tương lai nào cho bán đảo Quảng An? - Hình 2

Hồ Tây xưa là một vùng trồng sen lớn của Hà Nội. Ngày nay, sen vẫn được trồng chuyên canh nhưng diện tích đã bị thu hẹp đi rất nhiều. Ảnh tư liệu

Bên cạnh những thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng điển hình của một làng truyền thống vùng đồng bằng Bắc bộ như đình, chùa, miếu, nhà thờ họ, trên đất làng Tây Hồ còn có các công trình nổi tiếng ít nơi có được là phủ Tây Hồ và đền Kim Ngưu. Hai công trình này nằm ở vị trí được coi là đẹp nhất và huyền thoại nhất của Hồ Tây.

Phủ Tây Hồ được khởi dựng từ thế kỷ 17, gắn với tín ngưỡng thờ mẫu cổ xưa của người Việt – đây cũng là địa chỉ linh thiêng bậc nhất Hà Thành thu hút rất đông người đi lễ cầu may, nhất là đầu xuân năm mới và các dịp lễ hội.

Trong khi đó đền Kim Ngưu lại gắn với truyền thuyết làm nên Hồ Tây: trâu vàng phương bắc nghe tiếng chuông đồng ngỡ mẹ gọi bèn chạy sang, quần đất mãi đến sụt xuống thành Hồ Tây rồi ẩn mình luôn tại đó, trở thành vị thần có khả năng diệt trừ yêu quái, bảo vệ dân lành [5]. Sắc phong cũ còn ghi: “Thần Kim Ngưu là chính thần âm phù giúp nước đã nhiều lần hiển linh tại làng Tây Hồ, phủ Vĩnh Thuận nay phong làm Kim Ngưu đế quân…” [2]. Ngôi đền cũ đã bị phá hủy trong thời kháng chiến chống Pháp, đến năm 2000 thì được dựng lại.

Tương lai nào cho bán đảo Quảng An? - Hình 3

Đi lễ Phủ Tây Hồ là hoạt động tín ngưỡng thu hút rất đông du khách. Ảnh: Dân Việt

Nửa phía bắc của bán đảo Quảng An là làng Quảng Bá, cũng là làng rất cổ. Từ thời Trần và Hậu Lê nhiều sách cũ đã chép tên phường Quảng Bá [8], tuy nhiên có lẽ làng được hình thành sớm hơn nhiều. Theo sách Tây Hồ chí, chùa Hoằng Ân (Quảng Bá) khởi dựng từ đầu thời Lý [11]. Tương truyền Thiền Sư Ngô Ấn (1019 – 1088), người làng Quảng Bá chính là người đã dựng chùa [10]. Cũng do tiếp giáp với mặt hồ rộng lớn, nghề chính của cư dân Quảng Bá trước đây là chài lưới, trồng hoa, cây cảnh và hái sen, gần đây có thêm nghề ướp trà sen.

Giống như làng Tây Hồ, cho đến nay làng Quảng Bá vẫn còn đầy đủ các thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng cổ truyền như đình, đền, chùa, nhà thờ họ trong đó chùa Hoằng Ân và đình Quảng Bá vừa là di tích lịch sử văn hóa, vừa là những công trình có giá trị nghệ thuật đặc sắc. Ngoài ra trong làng còn có cả nhà thờ công giáo – phản ánh quá trình giao lưu và hội nhập về văn hóa trong suốt quá trình tồn tại của nó.

Tương lai nào cho bán đảo Quảng An? - Hình 4

Một ngôi nhà truyền thống làng Tây Hồ. Ảnh: Lê Phước Anh

Hệ sinh thái độc đáo

Bán đảo Quảng An cùng với Hồ Tây đã từng là hệ sinh thái đất ngập nước rất hấp đẫn, thu hút những đàn chim di cư từ phương bắc như sâm cầm, sếu, dẽ, le le, vịt trời… đến cư trú vào mùa đông. Khu vực này còn nổi tiếng với giống sen hồng cánh kép có hương thơm ngát còn được gọi là Bách Diệp, “khi nở to như hai bàn tay, có trăm cánh, xếp lớp bao bọc lấy nhụy, đài và gạo sen, giữ cho sen một mùi thơm thuần khiết, ngát đượm” [7].

Theo Nguyễn Văn Uẩn, trước đây quanh bán đảo Quảng An sen mọc bạt ngàn ra đến tận giữa hồ [8]. Từ giống sen đặc biệt này mà nơi đây còn có thêm thương hiệu trà ướp sen nổi tiếng. Chính không gian sinh thái có hai mặt giáp Hồ Tây đã tạo nên nghề truyền thống của dân làng Tây Hồ là chài lưới và hái sen.

Video đang HOT

Tương lai nào cho bán đảo Quảng An? - Hình 5

Ba thế hệ trong gia đình ông Ngô Văn Xiêm gìn giữ bản sắc nghề ướp trà sen Tây Hồ. Ông Xiêm là một trong số ít nghệ nhân đến nay vẫn dành nhiều tâm huyết với nghề ướp trà sen, lưu giữ nét tinh hoa văn hóa đặc trưng của mảnh đất Kinh kỳ. Nguồn: Báo Lao động Thủ đô

Từ thời Nguyễn làng có thêm nghề se chỉ, nghề này được phát triển mạnh vào thời Pháp thuộc. Nhưng nổi tiếng hơn cả có lẽ là nghề trồng cây cảnh, đặc biệt là quất với nhiều nghệ nhân đã đạt đến mức thượng thừa. Theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc thì làng Tây Hồ chính là đất tổ của cây quất [4]. Sự hòa quyện giữa kiến trúc và cảnh quan, vườn tược khiến làng Tây Hồ trước đây “đẹp như cổ tích” [2].

Với cảnh quan tươi đẹp, khi hậu ôn hòa, từ thời Lý Trần đến thời Hậu Lê, bán đảo Quảng An được chọn là nơi thừa lương của vua quan và những nhà quyền quí [8]. Tại vị trí mỏm đất nhô ra giữa hồ, chắc hẳn do có cung điện được xây dựng trước đây nên mới có tên gọi là xóm Cung (thuộc làng Tây Hồ).

Như vậy bán đảo Quảng An là một vùng đất cổ, có lịch sử hình thành và phát triển từ rất lâu đời, có tiểu hệ sinh thái riêng, có quá trình định cư liên tục với dấu ấn là những công trình tôn giáo, tín ngưỡng đặc sắc. Đáng quý là vẫn còn lớp cư dân bản địa – họ vẫn tiếp tục thực hành các lễ hội và nghi thức truyền thống. Đây cũng là vùng đất linh thiêng gắn với truyền thuyết về Hồ Tây. Cùng với Hồ Tây, bán đảo Quảng An cũng là nơi có cảnh quan tươi đẹp, có nhiều lợi thế để duy trì và tiếp nối đặc điểm sinh thái của khu vực.

Tương lai nào cho bán đảo Quảng An? - Hình 6

Bán đảo Quảng An với giá trị cảnh quan độc đáo ba phía là mặt nước Hồ Tây. Ảnh: Võ Thanh Tùng

Hiện trạng và thách thức

Trong quá trình đô thị hóa gần đây, bán đảo Quảng An nói riêng và không gian Hồ Tây nói chung đã có nhiều thay đổi. Việc chỉ chú ý đến hiện tại mà không quan tâm đến quá khứ khi gia tăng các công trình cao tầng xung quanh Hồ Tây nói chung và tại bán đảo Quảng An nói riêng đã và đang làm mất đi tinh thần của địa điểm, khiến các công trình tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống vốn linh thiêng trở nên tầm thường. Từ góc nhìn phát triển bền vững thì với cách làm như vậy, chúng ta đang tước đoạt đi cơ hội của thế hệ tương lai có một Thủ đô duy nhất trên thế giới sở hữu hồ nước tự nhiên vừa đậm chất huyền thoại, vừa là môi trường văn hóa và sinh thái hấp dẫn và độc đáo.

Việc kè cứng bờ hồ Hồ Tây và sự phát triển quá nóng ở không gian xung quanh hồ cũng gây ra những tác động rất bất lợi đến hệ sinh thái ngập nước ven hồ. Với chu vi lên tới gần 20km nhưng thật đáng ngạc nhiên khi đi vòng quanh hồ chỉ thấy nhà cửa san sát, mà không hề có những không gian cây xanh đủ lớn để hồ được cách ly với xô bồ phố xá, tạo ra không gian nghỉ ngơi, thư giãn cho mọi người, đồng thời tham gia tích cực vào quá trình lọc bụi đô thị.

Tương lai nào cho bán đảo Quảng An? - Hình 7

Tương lai nào cho bán đảo Quảng An? - Hình 8

Việc chỉ chú ý đến hiện tại mà không quan tâm đến quá khứ khi gia tăng các công trình cao tầng xung quanh Hồ Tây nói chung và tại bán đảo Quảng An nói riêng đã và đang làm mất đi tinh thần của địa điểm… Ảnh tư liệu của tác giả

Theo dõi về phân bố ô nhiễm bụi mịn tại Hà Nội trong những năm gần đây cho thấy một nghịch lý khác với quan niệm của nhiều người: khu vực Hồ Tây và phụ cận lại là nơi thường xuyên có nồng độ ô nhiễm bụi mịn cao bậc nhất thành phố, đặc biệt là mùa đông và mùa xuân. Do đặc điểm địa hình và khí hậu, vào mùa lạnh Hà Nội hay xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt khiến bụi mịn do các hoạt động của con người tạo ra vào ban ngày không thoát đi được và có xu hướng lắng xuống mặt đất vào ban đêm, và Hồ Tây với nhiệt độ thấp hơn những khu vực khác cũng là nơi bụi tụ về nhiều nhất, tạo ra một khung cảnh mờ ảo nhưng không hề “say đắm lòng người” bởi không phải do sương mù tạo ra như trước đây, trong khi quanh hồ chẳng còn mấy cây xanh để thanh lọc khối bụi mịn khổng lồ đó.

Bán đảo Quảng An không còn nữa những khu vườn trồng quất, trồng hoa, thay vào đó là nhà cửa và dân cư nhiều lên. Diện tích trồng sen cũng dần bị thu hẹp, chỉ còn lại trong một vài đầm nhỏ. Dẫu vậy, trong bối cảnh hiện nay Quảng An gần như là nơi duy nhất có thể giúp cho Hồ Tây có được khoảng đệm xanh cần thiết để phần nào duy trì được đặc điểm sinh thái của mình và tham gia lọc bụi, đồng thời tạo thêm khoảng lặng đô thị vốn vô cùng thiếu vắng trong khu vực nội đô.

Tương lai nào cho bán đảo Quảng An? - Hình 9

Hồ Tây đã được Ủy ban Môi trường hồ quốc tế xếp vào danh sách 500 hồ cần được bảo tồn trên thế giới (ILEC, 2009). Ảnh: Báo Nhân dân

Hủy hoại tương lai?

Xu hướng của quy hoạch đô thị hiện đại là hướng tới phát triển bền vững, bởi đô thị là một hệ sinh thái phụ thuộc, không có khả năng tự cân bằng nếu không kết hợp với các nguồn tài nguyên bên trong và bên ngoài, đồng thời đô thị cũng là một hệ sinh thái tích lũy – duy trì và phát triển tiếp nối các giá trị văn hóa đã được tích lũy qua nhiều thế hệ [1]. Đối chiếu với quy hoạch chung Thủ đô, quy hoạch phân khu (đã được phê duyệt) và quy hoạch chi tiết bán đảo Quảng An, không khó để có thể nhận thấy các bản quy hoạch này chưa quan tâm đến hệ sinh thái ngập nước của khu vực Hồ Tây nói chung và bán đảo Quảng An nói riêng, đồng thời chưa duy trì và tiếp nối các đặc điểm văn hóa của địa điểm.

“Ý tưởng” kết nối giữa quá khứ với hiện tại một cách rất hình thức của bản quy hoạch hóa ra lại là sự can thiệp có phần thô bạo vào lịch sử văn hóa của vùng đất nghìn năm tuổi, trong khi ý tưởng này đáng lẽ phải dựa trên cơ sở nâng niu gìn giữ và phát huy những giá trị đã có.

Việc tạo ra các tuyến thẳng quá hoành tráng theo ý chí của người làm quy hoạch sẽ hủy hoại logic của địa điểm, phá vỡ cấu trúc cảnh quan, phân mảnh không gian định cư truyền thống, cách ly các công trình tôn giáo, tín ngưỡng (phủ Tây Hồ, đền Kim Ngưu, chùa Phổ Linh và chùa Hoằng Ân) khỏi không gian xã hội của chúng, đồng thời làm mất bản sắc cũng như ký ức của địa điểm.

“Ý tưởng” kết nối giữa quá khứ với hiện tại một cách rất hình thức của bản quy hoạch hóa ra lại là sự can thiệp có phần thô bạo vào lịch sử văn hóa của vùng đất nghìn năm tuổi, trong khi ý tưởng này đáng lẽ phải dựa trên cơ sở nâng niu gìn giữ và phát huy những giá trị đã có.

Tương lai nào cho bán đảo Quảng An? - Hình 10

Bán đảo Quảng An năm 2015 (bên trái) và đến năm 2000 bán đảo Quảng An vẫn còn rất xanh. Ảnh: Lê Phước Anh

Tương lai nào cho bán đảo Quảng An? - Hình 11

Mặt bằng sử dụng đất trên bán đảo Quảng An năm 2000. Ảnh: Lê Phước Anh

Chưa hết, cùng với các con đường này đang và sẽ mọc lên các khối nhà cao tầng, các công trình đồ sộ… Sự tập trung dân cư quá lớn trong và xung quanh các công trình này sẽ tiếp tục phá vỡ sự cân bằng sinh thái của khu vực Hồ Tây. Từ điểm nhìn kiến trúc cảnh quan, sự xuất hiện của những hình khối kiến trúc quá lớn tại bán đảo Quảng An sẽ lấn át hoàn toàn những công trình kiến trúc truyền thống đã gắn bó lâu đời với địa điểm, biến chúng trở thành những công trình phụ thuộc và lạc lõng trong bối cảnh mới.

Việc xây nhà hát opera trên Đầm Trị, nếu được phê duyệt sẽ tước đoạt một phần lớn diện tích trồng sen, cũng là phần không gian sinh thái hiếm hoi còn lại trên bán đảo Quảng An… Có thể người dân Hà Nội cần nhà hát để thỏa mãn nhu cầu văn hóa tinh thần khi đời sống vật chất khấm khá hơn, nhưng họ còn cần không gian xanh, không khí sạch, môi trường thoáng đãng… hơn nhiều. Và có đáng để bổ sung một không gian văn hóa mới bằng cách hủy hoại một không gian văn hóa khác không, nhất là khi không gian đó đã được hình thành và khẳng định giá trị từ rất lâu đời?

PGS-TS-KTS. Khuất Tân Hưng (C hủ nhiệm B ộ môn D i sản, k hoa Kiến trúc, Đ ại học Kiến trúc Hà Nội )

____________________

Tài liệu tham khảo:

Hà Duy Anh (2016), Các nguyên tắc hình thành hệ thống không gian xanh đô thị, Tạp chí Quy hoạch Đô thị số 24
Đào Ngọc Du (2014), Bút ký: “Làng Tây Hồ đất thiêng”, Văn nghệ 11/2014

Papin, P. (2009), Lịch sử Hà Nội. Nhà xuất bản Mỹ thuật, Hà Nội.
Nguyễn Vinh Phúc (2004), Mặt gương Tây Hồ. Nhà Xuất bản Trẻ, TP Hồ Chí Minh
Nguyễn Vinh Phúc (2010), Hồ Tây không gian văn hóa Thăng Long đầy ấn tượng, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế “Phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình”. Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Dương Trung Quốc (2010), Hà Nội và những mặt gương soi bóng, Thế giới mới

Nguyễn Ngọc Tiến (2017), Chuyện sen Hồ Tây.

Nguyễn Văn Uẩn (2016), Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX. Nhà Xuất bản Hà Nội
Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán (1998), Hà Nội nghìn xưa. Nhà Xuất bản Hà Nội
https://tayho.hanoi.gov.vn/di-tich-lich-su-chi-tiet/-/view_content/5915876-chua-hoang-an-chua-quang-ba-.html
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chùa_Hoằng_Ân

Di tích chùa Tây Phương- nét văn hóa độc đáo xứ Đoài

Chùa Tây Phương là sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc truyền thống và không gian sinh cảnh tự nhiên, xứng danh với tên gọi 'đệ nhất cổ tự'

Di tích Chùa Tây Phương đã thể hiện rõ nét nghệ thuật kiến trúc truyền thống, điêu khắc Việt Nam và là minh chứng một nền văn hóa lâu đời của xứ Đoài nằm trên địa phận xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất (TP. Hà Nội).

Di tích chùa Tây Phương- nét văn hóa độc đáo xứ Đoài - Hình 1

Cổng chính chùa Tây Phương

Theo truyền thuyết để lại, chùa Tây Phương được xây dựng từ thế kỷ thứ III, đến thế kỷ thứ IX chùa được xây dựng lại nhưng hồi đó vẫn chỉ là ngôi chùa nhỏ. Đến giữa thế kỷ thứ XVI (năm Giáp Dần đời Lê Trang Tông 1554) chùa Tây Phương được xây dựng như hiện nay. Năm Canh Tý đời Lê Thần Tông 1660, Chúa Tây vương Trịnh Tạc đã qua đây thấy cảnh chùa trang nghiêm, đẹp đẽ đã cho sửa lại và làm thêm tam quan. Dưới thời Tây Sơn, năm 1794 chùa được đại trùng và gọi là Tây Phương cổ tự như tên gọi hiện nay.

Di tích chùa Tây Phương- nét văn hóa độc đáo xứ Đoài - Hình 2

Mỗi bậc đá ong nơi đây đã in dấu của khách hành hương đến chùa

Di tích chùa Tây Phương nổi tiếng không chỉ ở sự cổ kính qua truyền thuyết và lịch sử, nó còn nổi tiếng ở cảnh quan mê hồn, bởi tọa lạc trên đỉnh núi Câu Lâu giữa núi non, sông nước gắn liền với quan niệm phong thủy phương Đông. Giữa không gian thanh tịnh được bao trùm bởi cảnh sắc thiên nhiên khoáng đạt trên đỉnh núi, chùa Tây Phương hiện lên với những nét cổ kính, trầm mặc. Lần theo 239 bậc đá ong ngàn năm rêu phong lên "đệ nhất cổ tự" mà thầm cảm phục tài hoa của người xưa. Đã bao năm trôi qua, mỗi bậc đá ong nơi đây đã in dấu của khách hành hương đến chiêm ngưỡng cảnh chùa với tâm linh mơ ước hạnh phúc an lạc, phồn vinh.

Di tích chùa Tây Phương- nét văn hóa độc đáo xứ Đoài - Hình 3

Chùa Tây Phương được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu chữ Tam

Di tích chùa Tây Phương- nét văn hóa độc đáo xứ Đoài - Hình 4

Di tích chùa Tây Phương- nét văn hóa độc đáo xứ Đoài - Hình 5

Các mái đều cong và trên có gắn "tứ linh"

Đặt chân vào giữa không gian thâm trầm, cổ kính của chùa Tây Phương, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước sự bền bỉ, vẹn nguyên của từng thớ gỗ, đường nét kiến trúc dù đã qua bao thế thế kỷ, chứng kiến nhiều thăng trầm của dân tộc. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc chữ Tam với ba tòa cất dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành ba ngôi chùa song song với nhau, gồm chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng. Mỗi tòa đều có kiến trúc riêng rẽ, nhưng hợp thành một quần thể hài hòa, thống nhất. Phần mái chùa được xây gồm 2 lớp ngói và nếu như phần mái trên có múi in nổi hình lá đề thì lớp ngói dưới có hình vuông đơn ngũ sắc giống như màu áo cà sa của các vị cao tăng.

Di tích chùa Tây Phương- nét văn hóa độc đáo xứ Đoài - Hình 6

Di tích chùa Tây Phương- nét văn hóa độc đáo xứ Đoài - Hình 7

Những góc mái cong cong rất độc đáo

Di tích chùa Tây Phương- nét văn hóa độc đáo xứ Đoài - Hình 8

Nghệ thuật trạm trổ, tạo hình trên gỗ tinh xảo

Di tích chùa Tây Phương- nét văn hóa độc đáo xứ Đoài - Hình 9

Di tích chùa Tây Phương- nét văn hóa độc đáo xứ Đoài - Hình 10

Những bức tượng phật bên trong chùa Tây Phương

Các mái đều cong và trên có gắn "tứ linh" bằng sành nung rất tinh xào, thanh thoát. Những góc mái cong cong, lô xô nhô ra, thụt vào hòa quyện cùng vẻ đẹp thiên nhiên khiến không gian chùa Tây Phương càng thiêm huyền diệu. Cả hai tầng mái đều theo kiểu "tàu đao lá mái", giữa hai tầng là cổ diêm được bưng kín bởi những tấm ván đố. Lối kiến trúc, nghệ thuật trạm trổ, tạo hình trên gỗ và những hoa văn trang trí ở chùa Tây Phương thể hiện trình độ kỹ thuật tinh xảo và sự tài hoa của người xưa...

Di tích chùa Tây Phương- nét văn hóa độc đáo xứ Đoài - Hình 11

Di tích chùa Tây Phương- nét văn hóa độc đáo xứ Đoài - Hình 12

Bộ tượng gỗ thể hiện sự tài hoa của những người thợ xứ Đoài

Chùa Tây Phương còn nổi tiếng ở bộ tượng thờ bằng gỗ sơn son thếp vàng, có thể coi là Phật điện đông đúc nhất trong các ngôi chùa ở Việt Nam có giá trị tiêu biểu, xuất sắc về tượng gỗ. Trong đó có 62 pho tượng hầu hết được tạc bằng gỗ mít nguyên khối, thể hiện sự tài hoa của những người thợ mộc xứ Đoài, được đánh giá cao về nghệ thuật tạc tượng cổ nước ta gồm: Tượng la hán, tượng tổ, kim cương, hộ pháp. Các bộ tượng gồm Tam thế Phật (quá khứ, hiện tại, tương lai), tượng Di đà tam tôn, tượng Tuyết sơn miêu tả đức phật Thích Ca trong thời kỳ tu khổ hạnh. Hai bên tượng Tuyết Sơn có tượng A Nan và Ca diếp đứng hầu; tượng đức phật Di Lặc tượng trưng cho vị phật của thế giới cực lạc tương lai; tượng Văn Thù Bồ Tát; tượng phổ hiền Bồ Tát; tượng Bát bộ Kim cương...

Di tích chùa Tây Phương- nét văn hóa độc đáo xứ Đoài - Hình 13

Năm 2014, Chính phủ đã công nhận ngôi chùa này là Di tích Quốc gia đặc biệt

Với những giá trị về kiến trúc, lịch sử, tôn giáo, năm 1962, chùa Tây Phương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa quốc gia. Năm 2014, Chính phủ đã công nhận ngôi chùa này là Di tích Quốc gia đặc biệt về giá trị kiến trúc nghệ thuật. Năm 2015, Bộ tượng Phật giáo chùa Tây Phương thời Tây Sơn đã được Thủ tướng Chính Phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia. Và vừa qua chùa Tây Phương được công nhận là điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt và tổ chức quản lý, khai thác theo đúng quy định của Luật Du lịch.

Di tích chùa Tây Phương- nét văn hóa độc đáo xứ Đoài - Hình 14

Du khách đến di tích chùa Tây Phương tham quan chiêm bái

Hằng năm, chùa Tây Phương tổ chức lễ hội vào ngày 6/3 âm lịch. Đây là dịp để du khách thập phương đến lễ chùa, vừa là để tham quan những công trình nghệ thuật độc đáo của mảnh đất Hà Thành. Trải qua bao biến đổi của lịch sử cùng với sự bào mòn của thời gian nhưng chùa Tây Phương vẫn luôn để lại trong lòng mỗi du khách ấn tượng sâu sắc về nền nghệ thuật cổ Việt Nam, nghệ thuật điêu khắc đã chứng tỏ tài năng sáng tạo tuyệt vời của ông cha ta.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Khám phá vẻ đẹp Khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười
15:52:13 16/11/2024
Tôi đến một trong những quốc gia giàu nhất thế giới
07:42:42 18/11/2024
Khám phá vẻ hoang sơ của bãi Hòn Rùa ở Ninh Thuận
09:38:40 18/11/2024
'Biển người' săn mây và hoa dã quỳ ở Vườn Quốc gia Ba Vì
09:43:24 18/11/2024
Ngắm dải Ngân Hà trong màn đêm và đón bình minh bồng bềnh ở đồi chè Long Cốc
15:43:45 16/11/2024
Trekking xuyên rừng khám phá thác Lụa ở Tuyên Quang
08:46:51 17/11/2024
Eo biển giữa 2 lục địa Á - Âu, điểm đến nhiều người mơ trải nghiệm
09:07:07 17/11/2024
Đà Lạt một sớm bình yên
08:54:30 17/11/2024

Tin đang nóng

Lộ khung hình nhạy cảm gây tranh cãi của Minh Hằng
08:04:51 18/11/2024
Sao nam hạng A có hơn 18000 tỷ đồng bỏ mặc chị gái sống như ăn mày?
10:24:29 18/11/2024
Tiếng hét thất thanh tố cáo nữ diễn viên gen Z giữa lễ trao giải gây sốc cho 400 triệu người
07:56:29 18/11/2024
Cặp đôi Vbiz để lộ bằng chứng hẹn hò bí mật, bị phát hiện "đánh lẻ" du lịch nước ngoài
09:44:27 18/11/2024
Sao Hàn 18/11: Tài tử Song Seung Hun ngỏ ý cầu hôn 'nữ hoàng cảnh nóng'
08:12:44 18/11/2024
2 sao Vbiz trong hội bạn Trấn Thành vướng nghi vấn nghỉ chơi, người trong cuộc liền phản ứng
07:52:43 18/11/2024
Sao Việt 18/11: Thu Quỳnh gợi cảm sau sinh, Trấn Thành đổi phong cách mới
08:07:48 18/11/2024
Hoạt động của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International
12:46:03 18/11/2024

Tin mới nhất

Về đầm Chuồn ngắm cảnh đẹp, thưởng thức đặc sản trứ danh

13:34:45 18/11/2024
Có dịp về đầm Chuồn, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp vùng sông nước với nhiều màu sắc khác nhau khi huyền ảo, khi trong trẻo cũng như được thưởng thức món đặc sản nổi danh Cố đô Huế...

Vương vấn mùa hồng phố núi Đà Lạt

13:31:38 18/11/2024
Mùa hồng Đà Lạt kéo dài từ thu sang đông. Khoảng thời gian này, du khách đến xứ ngàn hoa Đà Lạt sẽ được thưởng thức hương vị, chiêm ngưỡng sắc thái mùa hồng cao nguyên.

Khám phá mùa cỏ lau tuyệt đẹp ở Bình Liêu, 'tiểu Sa Pa' của Quảng Ninh

13:28:25 18/11/2024
Khi nhắc đến mùa thu Đông Bắc, người ta không thể bỏ qua hình ảnh những đồi hoa lau trắng muốt trải dài trên các triền núi ở Bình Liêu (Quảng Ninh).

'Khám phá, trải nghiệm thiên nhiên kỳ thú'

13:23:16 18/11/2024
Từ TP. Đồng Hới, chúng tôi lên đường hướng về Tây-Nam Quảng Bình, nơi có dãy. Trường Sơn hùng vĩ vào một sáng mùa thu. Mây trắng kéo dài thành vệt, thành hàng lưng chừng núi bên con đường Hồ Chí Minh nhánh Đông.

Khám phá Bắc Bộ Phủ lần đầu mở cửa cho khách tham quan

13:21:10 18/11/2024
Bắc Bộ Phủ được xây dựng năm 1918, từng là Dinh Thống sứ Bắc Kỳ, Phủ Khâm sai Bắc Kỳ và nay là Nhà khách Chính phủ, đang được mở cửa một phần cho khách tham quan.

'Mùa hoàng hôn' trên vịnh Hạ Long

13:18:19 18/11/2024
Những ngày tháng 11, dù đã vào cuối thu nhưng Hạ Long vẫn ngập nắng, thời tiết mát dịu. Ở bất cứ đâu trên thành phố Vịnh, người dân và du khách cũng dễ dàng đón được cảnh hoàng hôn rực rỡ.

Khu Dù - Điểm đến hấp dẫn

13:15:53 18/11/2024
Sở hữu tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị, độc đáo, thu hút du khách với những nét văn hóa phong phú, đặc sắc; hệ thống giao thông và viễn thông kết nối thuận tiện; đầy đủ hệ thống chỉ dẫn

Vùng cao Yên Bái rực rỡ mùa hoa dã quỳ

13:13:54 18/11/2024
Khi gió đông ngập ngừng trước ngõ mang theo chút lạnh hanh hao trong nắng vàng rót mật cũng là lúc từng vạt dã quỳ phủ vàng rực rỡ những cung đường lên với các huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái.

Cắm trại cuối tuần tại mỏ đá cũ ở ngoại thành Hà Nội

13:11:09 18/11/2024
Nằm tại xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, khu vực mỏ đá Bình Minh đang trở thành điểm check-in mới, được nhiều người tìm đến cắm trại trong thời gian gần đây.

Sức hấp dẫn từ vùng đất di sản Gochang

13:06:50 18/11/2024
Thuộc tỉnh Jeollabuk-do (Hàn Quốc), không chỉ là vùng đất thiên nhiên tươi đẹp, hấp dẫn, Gochang chính là biểu tượng cho sự bảo tồn và phát triển văn hóa bền vững với 7 di sản được UNESCO công nhận.

Khách Tây hái rau, xách nước tại làng du lịch Việt tốt nhất thế giới

13:02:06 18/11/2024
Du khách mê mẩn bởi hương thơm tỏa ra từ những lá cây bé xíu ở làng rau Trà Quế, TP. Hội An, Quảng Nam và hào hứng trải nghiệm gánh nước trồng rau.

Ngôi làng đá Khuổi Ky hơn 400 năm tuổi ở Cao Bằng

12:58:57 18/11/2024
Làng đá cổ Khuổi Ky (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) nổi tiếng với những ngôi nhà sàn làm bằng đá, mang vẻ đẹp cổ kính rất riêng của núi rừng Đông Bắc.

Có thể bạn quan tâm

Đại Mộng Quy Ly kết thúc bi thảm: Tất cả đều chết chỉ còn 3 người sống

Phim châu á

13:53:39 18/11/2024
Từng mang đến những tiếng cười cho khán giả ở giai đoạn đầu, thế nhưng cuối phim, số phận của các nhân vật lại không thể nghiệt ngã hơn.

Mỹ nhân 10X bị ghét nhất Trung Quốc

Hậu trường phim

13:48:19 18/11/2024
Chủ đề Lý Canh Hy đoạt giải có tới 250 triệu lượt tương tác, trong đó có nhiều ý kiến chê bai giải trao chưa chuẩn xác.

Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết

Sao việt

13:24:49 18/11/2024
Sau gần 1 tuần đăng quang Miss International 2024, Hoa hậu Thanh Thủy trở về nước trong sự săn đón của nhiều người hâm mộ nhan sắc.

Diễn biến gây sốc vụ người mẫu đình đám bị bắt vì ma túy: Bị 1 doanh nhân cưỡng ép dùng chất cấm, đã nộp video cho cảnh sát

Sao châu á

13:20:19 18/11/2024
Trong diễn biến mới nhất về vụ án, phía Kim Na Jung cho biết sao nữ này không tự nguyện sử dụng ma túy mà bị ép buộc.

'Chị đẹp' Minh Tuyết bật khóc: Tôi sợ khán giả Việt Nam không đón nhận mình

Tv show

13:11:22 18/11/2024
Trên sân khấu Chị đẹp đạp gió , ca sĩ Minh Tuyết bật khóc tâm sự từng không dám nhận lời tham gia chương trình vì sợ khán giả quê nhà không đón nhận.

Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung

Tin nổi bật

13:02:04 18/11/2024
Đến 10h ngày 19/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/h, tiếp tục suy yếu thêm trên khu vực Bắc Biển Đông; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km về phía Đông Bắc với sức gió cấp 10, giật cấp 12.

Hoa sữa về trong gió: Hiếu phản đối con gái nhận quà hồi môn từ nhà mẹ đẻ

Phim việt

12:58:46 18/11/2024
Dù vợ cũ đã mất nhiều năm nhưng Hiếu dường như vẫn có những suy nghĩ không thiện cảm với gia đình nhà ngoại của con gái.

Mùa tam giác mạch rực rỡ trên các nẻo đường Hà Giang

12:55:14 18/11/2024
Cách Hà Nội hơn 300 km, mỗi độ cuối thu, khi cái lạnh bắt đầu len lỏi qua những triền núi cao, vùng đất Hà Giang - địa đầu Tổ quốc lại khoác lên mình tấm áo mới rực rỡ với sắc hồng tím đặc trưng của hoa tam giác mạch.

Đề cử Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ bị nghi từng có quan điểm ủng hộ Nga

Thế giới

12:53:46 18/11/2024
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng các phòng thí nghiệm kiểu này khá phổ biến, nằm trong nỗ lực quốc tế nhằm kiểm soát các đợt bùng phát dịch bệnh và ngăn chặn vũ khí sinh học.

Con số may mắn theo 12 con giáp hôm nay 19/11/2024

Trắc nghiệm

12:44:21 18/11/2024
Con số may mắn hôm nay 19/11 theo 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ... là số nào? Đâu là cặp số may mắn hôm nay của 12 con giáp chuẩn nhất? Tử vi may mắn theo 12 con giáp ngày 19/11 là con số nào?

Chiếm trọn điểm 10 ấn tượng với trang phục đồng bộ

Thời trang

12:27:10 18/11/2024
Dù là set áo quần, áo váy hay bộ đồ thể thao, trang phục đồng bộ dễ dàng tạo ấn tượng mạnh và giúp người mặc tiết kiệm thời gian phối đồ mà vẫn nổi bật và thời thượng. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích phong cách sành điệu...