Tương lai nam giới ra sao khi nhiễm sắc thể Y dần biến mất
Các nhà nghiên cứu cho biết nhiễm sắc thể Y đang thoái hóa và sẽ biến mất hoàn toàn trong vài triệu năm tới. Điều này khiến nhiều người lo ngại loài người sẽ tuyệt chủng.
Số lượng gen trên nhiễm sắc thể Y giảm từ 1.669 xuống còn 55 trong vòng 166 triệu năm. Ảnh: scitechdaily.
Giới tính sinh học của con người và các loài động vật có vú được quyết định bởi nhiễm sắc thể Y. Tuy nhiên, loại nhiễm sắc thể này đang thoái hóa và có nguy cơ biến mất trong vài triệu năm tới. Điều này có thể dẫn tới sự tuyệt chủng của loài người trừ phi chúng ta tiến hóa một loại gene giới tính mới.
Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về 2 loài gặm nhấm bị mất nhiễm sắc thể Y nhưng vẫn sống sót. Một bài báo mới đăng trên Proceedings of the National Academy of Science (Mỹ) cho thấy giống chuột gai đã phát triển một gene mới giúp hình thành giới tính đực, theo Science Alert.
Cách nhiễm sắc thể Y quyết định giới tính con người
Ởngười và các loài động vật có vú khác, phụ nữ có 2 nhiễm sắc thể X và đàn ông có một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y. Tên gọi này không liên quan gì đến hình dạng của chúng. X là viết tắt của “không xác định”.
Nhiễm sắc thể X chứa khoảng 900 gene tham gia vào tất cả công việc trong cơ thể, trừ các quá trình liên quan đến giới tính. Trong khi đó, nhiễm sắc thể Y chỉ chứa khoảng 55 gene và rất nhiều DNA không mã hóa. Đây là những DNA lặp đi lặp lại một cách đơn giản và dường như không có tác dụng gì. Nhưng nhiễm sắc thể Y lại cực kỳ quan trọng vì nó chứa một gene chủ chốt khiến phôi thai bắt đầu phát triển đặc tính của giống đực.
Dù chứa rất ít gene nhưng nhiễm sắc thể Y lại có loại gene chủ chốt quyết định tới quá trình phôi thai phát triển đặc điểm của giống đực. Ảnh: Thinkstock.
Vào khoảng 12 tuần sau khi thụ thai, loại gene chủ chốt này sẽ tác động lên những gene khác và điều chỉnh sự phát triển của tinh hoàn. Tinh hoàn của phôi thai tạo ra nội tiết tố nam (testosterone và các dẫn xuất khác). Nhờ đó, giới tính của em bé sẽ được xác định là bé trai.
Vào năm 1990, các nhà khoa học xác định được gene giới tính chính này là SRY. Nó kích hoạt một lộ trình di truyền bắt đầu bằng gene SOX9. Gene này là chìa khóa để xác định giới tính đực ở tất cả các loài động vật có xương sống, mặc dù SOX9 không hề nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.
Nhiễm sắc thể Y biến mất
Hầu hết động vật có vú đều có nhiễm sắc thể X và Y tương tự như của chúng ta: nhiễm sắc thể X có nhiều gene và nhiễm sắc thể Y chỉ có SRY và một số ít gene khác. Tại sao hệ thống kỳ lạ này lại có thể vận hành được?
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu rất ngạc nhiên khi phát hiện loài thú mỏ vịt Australia có nhiễm sắc thể giới tính hoàn toàn khác, giống loài chim hơn là con người. Ở thú mỏ vịt, XY chỉ là một cặp nhiễm sắc thể bình thường, với số lượng gene bằng nhau. Điều này cho thấy trong quá khứ, XY vẫn là một cặp nhiễm sắc thể bình thường trong cơ thể động vật có vú.
Jennifer Graves, nhà di truyền học tại Đại học La Trobe ở Melbourne, người thực hiện nghiên cứu trên, cho biết ở thời điểm 166 triệu năm trước, nhiễm sắc thể Y có số lượng gene tương tự như nhiễm sắc thể X, khoảng 1.669. Điều này cũng chứng minh là nhiễm sắc thể Y đã mất hơn 900 gene.
Trước đây, số gene trên nhiễm sắc thể X và Y là bằng nhau. Tuy nhiên, giờ đây, gene ở nhiễm sắc thể X gấp khoảng 16 lần nhiễm sắc thể Y. Ảnh: huffingtonpost.
Dựa vào số liệu trên, các nhà khoa học ước tính con người mất 5 gene mỗi triệu năm. Với tốc độ này, 55 gene ở nhiễm sắc thể Y sẽ biến mất sau 11 triệu năm nữa.
Loài gặm nhấm không có nhiễm sắc thể Y
May mắn thay, những nhà nghiên cứu phát hiện 2 loài động vật gặm nhấm dù mất nhiễm sắc thể Y nhưng chúng vẫn còn sống sót. Chuột chũi ở Đông Âu và chuột gai ở Nhật Bản đều đã mất gene SRY hoàn toàn. Nhiễm sắc thể X vẫn tồn tại trong cơ thể chúng với số lượng như cũ hoặc thậm chí, gấp đôi.
Mặc dù họ vẫn chưa rõ làm thế nào chuột chũi xác định giới tính khi không có gene SRY, nhưng một nhóm nghiên cứu do nhà sinh vật học Asato Kuroiwa của Đại học Hokkaido dẫn đầu đã phát hiện ra cách chuột gai Nhật Bản làm được điều này.
Nhóm của cô Kuroiwa phát hiện hầu hết gene trên nhiễm sắc thể Y của chuột gai được di chuyển đến các nhiễm sắc thể khác. Tuy nhiên, cô không tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nào của SRY hay gene thay thế cho nó.
Nhóm nghiên cứu tìm thấy các trình tự gene chỉ xuất hiện ở con đực, sau đó tinh chỉnh bộ gene và thử nghiệm trên từng con chuột. Họ thấy có một sự khác biệt nhỏ gần SOX9, loại gene giới tính quan trọng, trên nhiễm sắc thể số 3 của chuột gai.
Một đoạn DNA nhỏ bị lặp lại xuất hiện ở tất cả con đực và không tồn tại ở con cái. Họ đề xuất đoạn DNA nhân bản nhỏ này chứa “công tắc” để bật SOX9, giống như cách gene SRY kích hoạt SOX9. Khi đưa đoạn DNA này vào chuột, họ nhận thấy hoạt động của SOX9 được tăng cường, vì vậy sự thay đổi này có thể cho phép SOX9 hoạt động mà không cần SRY.
Tương lai của nam giới sẽ ra sao?
Nguy cơ nhiễm sắc thể Y trong cơ thể con người biến mất khiến nhiều người băn khoăn về tương lai của chúng ta. Một số loài thằn lằn và rắn là loài chỉ có giống cái. Chúng có thể tạo ra trứng từ gene của chính mình thông qua quá trình sinh sản đơn tính.
Nhưng điều này là bất khả thi ở người hoặc các động vật có vú khác. Cơ thể chúng ta có ít nhất 30 gene quan trọng chỉ hoạt động nếu có sự xuất hiện của tinh trùng. Để sinh sản, chúng ta cần tinh trùng và đàn ông, điều này đồng nghĩa với việc sự thoái hóa của nhiễm sắc thể Y báo trước sự diệt vong của loài người.
Một tin tốt là các nhà khoa học có phát hiện về con người có khả năng tiến hóa một gene xác định giới tính mới. Tuy nhiên, sự tiến hóa của một gene xác định giới tính mới sẽ không tránh khỏi nhiều rủi ro. Điều gì sẽ xảy ra nếu những người ở các vùng miền khác nhau trên thế giới tiến hóa các hệ thống xác định giới tính khác biệt?
Một “cuộc chiến” gene giới tính có thể dẫn đến sự phân tách của các giống loài mới và đó chính xác là điều đã xảy ra với chuột chũi và chuột gai.
Vì vậy, nếu ai đó đến thăm Trái Đất trong 11 triệu năm nữa, họ có thể không tìm thấy con người nào hoặc tìm thấy nhiều thể loại người khác nhau do sở hữu các hệ thống xác định giới tính khác biệt.
Bác sĩ Bệnh viện K điểm danh: 6 nguyên nhân dễ mắc ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là căn bệnh ác tính. Bệnh đang có xu hướng đang gia tăng ở giới trẻ do các yếu tố nguy cơ đều tăng lên.
Căn bệnh gặp ở người khá trẻ
Theo bác sĩ Hà Hải Nam, Phó trưởng khoa Ngoại Bụng I (Bệnh Viện K), Giảng Viên Bộ môn Ung thư (Đại Học Y Hà Nội), Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính các tế bào niêm mạc và dưới niêm mạc vùng mũi họng. Đây là căn bệnh đứng đầu trong các ung thư vùng đầu cổ. Ở Việt Nam ung thư vòm họng đứng 6 trong số các ung thư hay gặp ở nam giới và đứng thứ 9 trong số các ung thư hay gặp ở nữ giới.
Mới đây, bác sĩ Nam cũng đã tiếp nhận 2 trường hợp bệnh nhân đến khám do ù tai, ngạt mũi. Cả hai bệnh nhân mới ngoài 40 tuổi do có ù tai, ngạt mũi điều trị thuốc tại nhà không đỡ đã tới bệnh viện khám. Kết quả khám và nội soi tai mũi họng của 2 bệnh nhân nghi ngờ u ác tính của vòm mũi họng.
Bác sĩ Nam cho biết, điều may mắn của hai bệnh nhân này đều chưa có dấu hiệu di căn hạch. Kết quả chẩn đoán bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn sớm nên hy vọng kết quả điều trị tốt.
Ung thư vòm mũi họng gặp chủ yếu loại ung thư biểu mô không biệt hóa-một trong những loại ung thư có tiến triển nhanh. Tuy nhiên, căn bệnh lại đáp ứng tốt với xạ trị, hoá chất.
" Bệnh hay gặp ở nam giới, với tỷ lệ gặp ở nam gấp 2-3 lần ở nữ. Đặc biệt, ung thư vòm họng có thể gặp ở mọi lứa tuổi và thường khá trẻ, thậm chí có đến 10% trẻ em dưới 18 tuổi đã được ghi nhận mắc bệnh. Việt Nam nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ mắc Ung thư vòm khá cao ", bác sĩ Nam nói.
Bác sĩ Hà Hải Nam, ảnh L.P.
6 yếu tố nguy cơ tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng
Bác sĩ Nam cho biết, nhiễm virus, bất thường nhiễm sắc thể, chế độ ăn uống không lành mạnh và nghề nghiệp được cho là có mối liên quan mật thiết với căn bệnh ung thư vòm họng, cụ thể.
- Virus Epstein-Barr (EBV): Được xem là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu của bệnh ung thư vòm họng
- Yếu tố môi trường: Thức ăn giàu các chất nitrosamine (thịt muối, thịt hun khói....) dễ bay hơi là một tác nhân sinh ung thư gây ung thư biểu mô mũi, xoang trên thực nghiệm.
- Bất thường nhiễm sắc thể: Những tổn thương trên các NST 3p, 9p, 11q, 13a, 14q và 16q có ảnh hưởng tới vùng chứa các gene ức chế hình thành u, gây chuyển dạng các tế bào bình thường của biểu mô vùng vòm mũi họng thành các tổn thương tiền xâm lấn rồi phát triển thành tổn thương ung thư xâm lấn.
- Rượu và thuốc lá:
Hút thuốc lá (chủ động) hoặc hít phải khói thuốc (bị động), một lượng hóa chất gây ung thư đã xâm nhập vào cơ thể thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với thuốc lá, chính là vùng hầu họng (trong đó có vùng vòm), từ đó dẫn đến các biến đổi để hình thành ung thư.
Rượu: Rượu chính là "chất dẫn" để đưa các hóa chất độc trong thuốc lá xâm nhập vào tế bào một cách dễ dàng hơn. Thêm nữa, rượu làm chậm khả năng phân hủy và loại bỏ các hóa chất độc hại của cơ thể. Hai điều này tạo thành một "combo" vô cùng "lợi hại" cho tế bào ung thư hình thành và phát triển.
Dinh dưỡng: Chế độ ăn ít vitamin A, E có thể làm tăng nguy cơ ung thư hầu họng, trong đó có ung thư vòm.
Nghề nghiệp: Một số hóa chất độc hại như amiăng, bụi gỗ, khói sơn... làm tăng nguy cơ phát triển thành khối u ác tính.
Bác sĩ Nam cho hay, ung thư vòm họng các dấu hiệu sớm của bệnh thường nghèo nàn. Do đó, người bệnh dễ bỏ qua vì rất dễ nhầm với các triệu chứng của bệnh viêm nhiễm vùng tai mũi họng. Các triệu chứng lúc đầu thường xuất hiện ở một bên hay một vị trí, sau đó tăng dần.
Ung thư vòm họng ở giai đoạn sớm bệnh nhân có hạch cổ vị trí góc hàm hoặc xuất hiện nhiều hạch ở 1 hay 2 bên cổ. Bệnh nhân thường có biểu hiện 1 bên như nghe kém, ù tai. Có thể gặp đau sâu trong tai, chảy dịch ở tai.
Khi bệnh ở giai đoạn tiến triển bệnh nhân có các triệu chứng thần kinh như nhìn đôi và lác trong, đau nửa mặt hoặc đau họng, đau đầu hoặc đau nửa đầu do u xâm lấn nội sọ. Các triệu chứng mắt xâm lấn ổ mắt hiếm gặp, chủ yếu gặp lồi mắt hoặc liệt vận nhãn (lác), nhìn mờ.
Giai đoạn muộn khoảng 10% trường hợp có di căn xa tại thời điểm chẩn đoán ban đầu, thường gặp nhất là di căn xương gây đau xương hoặc gãy xương bệnh lý, hiếm hơn có thể gặp di căn gan hoặc di căn phổi.
"Nọi soi tai mũi họng là cách phát hiện ung thư vòm họng sớm. Do vậy, khi người bệnh có bất cứ triệu chứng bất thường gì nhưng nghẹt mũi, ù tai kéo dài trên 3 tuần thì cần phải đi khám để loại trừ nguy cơ ung thư", bác sĩ Nam khuyên.
Phát hiện mới: Một tính cách tuyệt vời giúp bạn tránh xa bệnh tim Nghiên cứu cho thấy những người có 'tư cách đạo đức tốt' ít có nguy cơ mắc bệnh tim, trầm cảm hoặc lo lắng. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard (Mỹ) đã phát hiện ra rằng những người đạt điểm cao về tư cách đạo đức đã giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Nghiên cứu, được xuất bản trên tạp chí...