Tương lai Mỹ – Nga sau mối quan hệ đặc biệt Trump – Putin
Việc ông Trump và Putin không tiếc lời khen ngợi lẫn nhau mở ra kỳ vọng về quan hệ nồng ấm giữa Washington và Moscow song đây không phải chuyện dễ dàng thay đổi trong phút chốc.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong năm qua không ít lần dành lời ca ngợi lẫn nhau, đồng thời thể hiện niềm tin tưởng vào một tương lai mà ở đó hai nước có thể xóa bỏ hiềm khích.
Kể từ khi ông Trump đắc cử, thiện cảm này càng thể hiện rõ và lên tới đỉnh điểm hồi tuần trước khi nhà tài phiệt New York kêu gọi Mỹ “bỏ qua” các cáo buộc Nga tấn công mạng bầu cử Mỹ. Tổng thống Nga cũng tuyên bố ông thà lên kế hoạch cho một mối quan hệ mới với chính quyền Trump còn hơn tìm cách đáp trả những biện pháp trừng phạt hay lệnh trục xuất các nhà ngoại giao Nga của Tổng thống Mỹ Barack Obama, theo Washington Post.
“Một động thái trì hoãn tuyệt vời”, ông Trump viết trên mạng xã hội Twitter, khen ngợi Tổng thống Nga Putin. “Tôi luôn biết rõ ông ấy là người thông minh!”.
Dù vậy, giới chuyên gia hiện bị chia rẽ bởi hai luồng ý kiến trái ngược. Một bên khăng khăng cho rằng thiện cảm giữa hai nhà lãnh đạo chắc chắn sẽ giúp mối quan hệ Nga – Mỹ đi lên. Số khác quả quyết những bình luận tốt đẹp mà ông Trump và ông Putin dành cho nhau sẽ biến mất khi họ trực tiếp đối đầu trên nghị trường.
Nhiều người lo sợ ông Trump, với kinh nghiệm ít ỏi về chính sách ngoại giao, khó lòng lường trước được những mối đe dọa từ Nga. Nhưng không ít người lại tỏ ra lạc quan, tin tưởng nhà tài phiệt New York, với khả năng thương thảo bậc thầy, sẽ đưa đoàn tàu quan hệ Nga – Mỹ trở lại đường ray của sự hợp tác.
Triển vọng và thách thức
Tổng thống đắc cử Mỹ từng liệt kê những phân khu mà Moscow và Washington cùng chia sẻ lợi ích, bao gồm chống khủng bố, đặc biệt là nỗ lực nhằm tiêu diệt phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS), hay chống phổ biến vũ khí hạt nhân. Ông cũng gợi ý Washington hoàn toàn có khả năng đạt được thỏa thuận với Moscow về vấn đề Syria và Ukraine, úp mở việc thay đổi tư thế phòng thủ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại khu vực biên giới phía tây Nga, bày tỏ thái độ hoài nghi trước một số lệnh trừng phạt, đồng thời ngụ ý rằng những lùm xùm liên quan tới cáo buộc tin tặc Nga tấn công mạng bầu cử Mỹ đang bị thổi phồng.
Video đang HOT
Tổng thống Nga Putin cùng các cố vấn đã không ít lần nhắc tới mong muốn cải thiện quan hệ với Mỹ sau khi ông Trump chính thức nhậm chức song cũng nhận thức rõ ràng rằng đây không phải chuyện có thể thay đổi trong một sớm một chiều.
Dù hài lòng với định hướng, Moscow vẫn nhìn thấy “những điểm rời rạc trong chính sách” của tổng thống đắc cử Mỹ, Thomas Graham, người từng đảm nhận cương vị giám đốc phụ trách về Nga thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ dưới thời tổng thống George W. Bush, nay là giám đốc điều hành Hiệp hội Kissinger, nhận định.
“Nếu phân tích kỹ những lời người Nga nói, họ không hề kỳ vọng mối quan hệ thay đổi nhanh chóng”, Graham cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Nhưng bất chấp tất cả, “Điện Kremlin vẫn giữ quan điểm rằng dù Trump còn lạ lẫm với các chính sách đối ngoại, ông thực tế là một nhà kinh doanh đại tài có khả năng đem về những thương vụ béo bở, đồng thời quy tụ bên mình một đội ngũ cố vấn giàu kinh nghiệm”, Maxim A. Suchkov, nhà phân tích tại Hội đồng Quan hệ Quốc tế Nga, một viện chính sách ở Moscow, đánh giá.
Một số chuyên gia Nga cho rằng những hành động của ông chủ Điện Kremlin thời gian gần đây khi liên tục ca ngợi nhà tài phiệt New York chính là sự chuẩn bị cho một tương lai đầy triển vọng trong quan hệ Nga – Mỹ.
“Putin sẽ duy trì chiến lược như hiện nay” bởi “Trump là một quý ông thật sự và cần được đối xử đàng hoàng”, Vladimir Frolov, chuyên gia phân tích ở Moscow, bình luận, đề cập tới phản ứng bình tĩnh của Tổng thống Putin trước lệnh trừng phạt và quyết định trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga mà chính quyền Obama đưa ra hôm 30/12.
Ông Putin “không muốn làm bất cứ điều gì gây cản trở cho nỗ lực xích lại gần Nga của ông Trump”, Frolov nhấn mạnh.
“Đấy là một bước đi sáng suốt”, Steve Hall, cựu quan chức cấp cao Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), nhận xét. “Nó giúp củng cố mối quan hệ và đánh thẳng vào cái tôi lớn của ông Trump. Nó tạo điều kiện để ông Trump có thể dõng dạc tuyên bố rằng ‘chính quyền Obama đang cư xử như trẻ con và chúng ta cần hành động chuyên nghiệp hơn’”.
Tuy nhiên, hầu hết các viện chính sách ở Washington, dù bất đồng trước cách ông Trump giải quyết những xung đột cá nhân, đều khuyên nhà tài phiệt New York không nên chấm dứt thời kỳ Obama bằng cách chọn hướng về phía Nga.
“Đội ngũ của ông Trump sẽ phạm sai lầm lớn nếu đơn phương hủy bỏ các lệnh trừng phạt Nga”, Andrew C. Kuchins, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Á – Âu, Đông Âu và Nga, cảnh báo.
Sau khi phỏng vấn hàng loạt chuyên gia, nhà lập pháp Mỹ và Nga về vấn đề trên, ông Kuchins tháng trước công bố một báo cáo, nhận định việc nâng mối quan hệ Nga – Mỹ lên cấp độ tổng thống “là một động lực để Moscow điều chỉnh và thích ứng”, đồng thời là cơ hội làm mới các cuộc đối thoại song phương trên hàng loạt lĩnh vực, từ kiểm soát vũ khí và chống khủng bố đến an ninh mạng. Nhưng cùng lúc, cách tiếp cận này đòi hỏi Mỹ phải cam kết mạnh mẽ với các đồng minh NATO và kiên định duy trì những biện pháp nhằm kìm hãm sự mở rộng của Nga ở Đông Âu.
Theo Mark Dubowitz, giám đốc điều hành Tổ chức Phòng vệ Dân chủ, chính quyền Trump tương lai có khả năng giảm nhẹ hoặc hủy bỏ các lệnh trừng phạt Mỹ áp đặt lên Nga, công nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea hoặc thể hiện rõ quan điểm Mỹ sẽ không cho phép Ukraine gia nhập NATO hay Liên minh châu Âu (EU). Nhưng đổi lại, một mối quan hệ gần gũi với Nga có thể giúp Mỹ “hạn chế ảnh hưởng của Iran ở Syria”, đồng thời tạo cơ hội thay đổi bản thỏa thuận hạt nhân Iran mà cả Moscow và Washington cùng tham gia đàm phán.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters
Nhìn chung, các chuyên gia đều muốn nhấn mạnh vào tính minh bạch cũng như khả năng đối thoại trước một loạt vấn đề hiện rơi vào bế tắc giữa Nga và Mỹ, cây bút Karen DeYoung và David Filipov từ Washington Post đánh giá.
“Chúng ta không muốn mọi chuyện vượt khỏi tầm kiểm soát. Chúng ta cần những cuộc đối thoại để nắm bắt rõ đối phương muốn gì nhằm tránh tình trạng hiểu nhầm lẫn nhau”, Graham quả quyết.
Theo ông, câu hỏi đặt ra lúc này là liệu tổng thống đắc cử Mỹ có đủ kiên nhẫn hay không bởi để có thể thực sự xích lại gần Nga, Trump cần một lượng lớn đồng minh hậu thuẫn.
“Liệu thiện cảm của Trump dành cho Putin có đủ lớn để ông quyết định ngồi xuống và đối thoại hay ông sẽ hành động như những tổng thống Mỹ khác?”, Graham đặt vấn đề.
“Tôi nghĩ người Nga không đặt nhiều kỳ vọng vào viễn cảnh này nhưng họ tôn trọng nó”, ông nói.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Trump chọn nhà chỉ trích Trung Quốc làm đại diện thương mại Mỹ
Donald Trump hôm nay chọn Robert Lighthizer, người chỉ trích mạnh mẽ hoạt động thương mại của Trung Quốc, làm đại diện thương mại Mỹ.
Robert Lighthizer. Ảnh: FT.
"Ông ấy dày dạn kinh nghiệm trong việc mang lại những thỏa thuận giúp bảo vệ một số lĩnh vực quan trọng nhất trong nền kinh tế của chúng ta. Ông từng nhiều lần đấu tranh trong lĩnh vực tư nhân, ngăn các thỏa thuận tồi tệ ảnh hưởng người dân Mỹ", Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump nói về Robert Lighthizer trong thông báo bổ nhiệm hôm nay, theo AFP.
Lighthizer từng là phó đại diện thương mại Mỹ dưới thời tổng thống Ronald Reagan vào những năm 1980. Ông Trump cho rằng Lighthizer sẽ giúp đảo ngược những chính sách thương mại thất bại đã khiến Mỹ mất đi sự thịnh vượng.
"Tôi xin cam kết hành động vì người lao động Mỹ và tạo ra chính sách thương mại tốt hơn, mang lại lợi ích cho toàn bộ người Mỹ", Lighthizer cho biết trong một thông báo.
Lighthizer tố Trung Quốc không thực hiện theo cam kết năm 2001, khi nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và tranh luận rằng cần có chiến thuật cứng rắn hơn để thay đổi hệ thống, dù nó đi sai hướng với các quy tắc của WTO.
"Nhiều năm thụ động và buông thả trong giới hoạch định chính sách đã khiến thâm hụt thương mại Mỹ - Trung Quốc tăng đến mức trở thành mối đe dọa lớn đối với nền kinh tế của chúng ta", Lighthizer viết trong bản khai gửi quốc hội Mỹ năm 2010. "Giới hoạch định chính sách Mỹ cần nghiêm túc hơn và có cách tiếp cận cứng rắn hơn với Trung Quốc".
Trump chọn Lighthizer cho thấy ông tính triển khai những chính sách thương mại cứng rắn nêu ra khi tranh cử. Trump phản đối Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Tổng thống Barack Obama và Thỏa thuận Tự do Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) với Canada, Mexico. Ông cho rằng chúng cướp đi việc làm tại Mỹ và chỉ trích cái gọi là hoạt động thương mại không công bằng của Trung Quốc.
Như Tâm
Theo VNE
'Siêu tiêm kích' Trump muốn dùng để thay thế F-35 Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã nói bóng gió về việc thay thế dòng F-35 tối tân bằng tiêm kích thế hệ 4 F/A-18E/F Super Hornet. F/A-18E/F Super Hornet có thể là lựa chọn thay thế F-35. Ảnh: Wikipedia. Cuối năm 2016, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump viết trên Twitter rằng ông đã yêu cầu hãng Boeing ra giá...