Tương lai mờ mịt kế hoạch xuất khẩu J-10 Trung Quốc
Tạp chí quốc phòng nổi tiếng của Canada là Kanwa Defence Review đã có bài phân tích cho thấy, máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc còn rất lâu nữa mới có thể xuất khẩu được.
Truyền thông quốc tế nhận định, nhiệm vụ thay thế các loại máy bay chiến đấu đã già lão của Trung Quốc chủ yếu thuộc về máy bay tiêm kích J-10B, nhưng thử nghiệm bay của nó đã bị trì hoãn quá lâu. Đầu tiên là do kế hoạch thiết kế lại, tiếp theo lại bị chậm trễ do nhiệm vụ bay thử J-20.
Dây chuyền sản xuất J-10A của Trung Quốc đang quá tải, thậm chí không đáp ứng kịp nhu cầu của lực lượng hải quân và không quân. Cả 2 lực lượng này vẫn còn trên 15 trung đoàn được trang bị các loại máy bay cũ kỹ J-8II, J-7, đang chờ trang bị lại máy bay.
Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn tin của Tạp chí Kanwa Defence Review của Canada cho biết: “Lực lượng không quân của hải quân Trung Quốc cần ít nhất một trung đoàn tiêm kích J-10A nữa. Hiện nay, lực lượng này mới chỉ được trang bị một trung đoàn máy bay loại này”.
Truyền thông quốc tế nhận định, nhiệm vụ thay thế chủ yếu từ trước đến nay là J-10B, nhưng thử nghiệm bay của nó đã bị trì hoãn quá lâu. Đầu tiên là do kế hoạch thiết kế lại, tiếp theo lại bị chậm trễ do nhiệm vụ bay thử tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Thành Đô là J-20.
J-10 được xác định là dòng máy bay chiến đấu chủ lực của không quân Trung Quốc
Về vấn đề Trung Quốc xuất khẩu J-10A sang Pakistan, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Pakistan bày tỏ hi vọng, 2 nước có thể liên hợp sản xuất FC-20 cho không quân Pakistan, trên cơ sở của máy bay chiến đấu J-10.
Video đang HOT
Hiện nay, kế hoạch này bị gián đoạn, mới chỉ dừng lại ở mức bày tỏ nguyện vọng chứ không có tiến triển cụ thể, chủ yếu là do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, bản thân dây chuyền sản xuất J-10A của Trung Quốc đang trong tình trạng quá tải, thậm chí không đáp ứng được nhu cầu của không quân và hải quân nước này. Nguyên nhân là do không thực hiện đúng theo kế hoạch ban đầu là xây dựng hai dây chuyền sản xuất, nên mỗi năm xuất xưởng không đủ một trung đoàn J-10A (24 chiếc).
Lí do thứ hai là do nguồn ngân sách quốc phòng ít ỏi của Pakistan. Nguyên nhân thứ ba là do động cơ WS-10A chưa hoàn thiện, đã không thể sử dụng trên máy bay chiến đấu 1 động cơ J-10A/B thì liệu có thể lắp ráp được trên phiên bản xuất khẩu FC-20 hay không? Điều này cần thêm sự tư vấn của Nga.
J-10B có diện tích phản xạ radar nhỏ hơn, cửu hút khí thu hẹp so với J-10A, nâng cao khả năng “tàng hình”
Nếu nhu cầu của lực lượng không quân hải quân được đáp ứng, J-10A sẽ được sản xuất vào năm 2014? Điều này sẽ tiếp tục là tâm điểm chú ý.
Lực lượng hải quân và không quân Trung Quốc vẫn còn ít nhất trên 15 trung đoàn J-8II, J-7 đang đợi thay thế máy bay. Dựa vào tiến độ sản xuất J-10A/B mỗi năm không tới một trung đoàn, tương lai 5 đến 10 năm nữa, J-10 có được xuất khẩu hay không vẫn còn là một ẩn số.
Tại triển lãm hàng không Singapore năm nay, từ việc Trung Quốc không đưa sang triển lãm mô hình máy bay này có thể nhận thấy, con đường xuất khẩu máy bay chiến đấu của nước này chủ yếu vẫn dựa vào JF-17/FC-1.
Ngành hàng không Trung Quốc chỉ công bố duy nhất một kế hoạch xuất khẩu J-10A mà không có bất kỳ số liệu nào đi kèm. Nguồn tin của Tổng cục xuất khẩu vũ khí quốc gia Nga nhiều lần nhấn mạnh: “Giả sử động cơ AL-31FN một lần nữa bị Trung Quốc mang đi xuất khẩu như RD-93 thì phải được sự cho phép của Nga”.
Theo An Ninh Thủ Đô
Chiến đấu cơ Trung Quốc mắc "bệnh tim"
Trung Quốc vươn lên đứng thứ 2 thế giới về số lượng máy bay chiến đấu, nhưng có chuyên gia quân sự cho rằng đa phần máy bay chiến đấu của Trung Quốc mắc "bệnh tim".
Máy bay J-10 của Trung Quốc được cho là lắp đặt động cơ của Nga.
Phát biểu với tờ "Minh báo" của Hong Kong hôm 13/1, Chủ tịch Hiệp hội Quân sự Quốc tế Ma Cao, ông Antony Wong Dong giải thích máy bay chiến đấu của Trung Quốc có động cơ, bộ phận được coi là "tim" của máy bay chiến đấu, vẫn lệ thuộc vào công nghệ của nước khác như Ukraine..., nếu không thể khắc phục, vị trí thứ hai sẽ bị đe dọa.
Trong khi đó, trang tin của tạp chí chuyên ngành không quân "Flight International" (Anh) vừa công bố Báo cáo Phát triển Không lực Toàn cầu năm 2013, cho thấy Trung Quốc đã vượt Nga, đứng thứ 2 thế giới về số lượng máy bay chiến đấu.
Theo báo cáo, thực lực không quân Trung Quốc đang được tăng cường. Trong năm 2013, Trung Quốc đã tiến hành bay thử máy bay vận tải chiến lược Y-20, máy bay trang bị cho tàu sân bay Liêu Ninh J-15 cũng được bay thử ở phạm vi rộng hơn.
Xét về số lượng, hiện nay, không quân Trung Quốc có 1.453 chiếc máy bay chiến đấu, chiếm 10% của thế giới, đứng sau Mỹ, nước có 2.740 chiếc máy bay chiến đấu, chiếm 19% của thế giới.
Như vậy, trong năm 2013, Trung Quốc đã vượt qua Nga, nước đứng thứ ba thế giới, có 1.438 chiến đấu cơ, nhưng theo ông Antony Wong Dong, đó là do mấy năm nay Nga có một lượng lớn máy bay già cỗi phải "về hưu", xét về chất lượng, máy bay chiến đấu của Nga vẫn hơn máy bay chiến đấu của Trung Quốc một bậc.
Trong một diễn biến liên quan, tạp chí "Kanwa Defense Review" số tháng 1/2014 phát hành ở Hong Kong cho biết Trung Quốc rất muốn có thêm nhiều động cơ máy bay loại D30Pk-2 sau khi tập đoàn sản xuất động cơ Satun của Nga hoàn thành hợp đồng xuất khẩu phân lô 240 chiếc động cơ D30Pk-2 cho Trung Quốc.
Bên cạnh việc thay thế động cơ cho máy bay đa năng IL-76 MD/TD, những chiếc động cơ D30Pk-2 nhập khẩu từ Nga có thể được Trung Quốc sử dụng làm cơ sở nghiên cứu chế tạo động cơ nội địa WS-18, sản xuất thêm nhiều máy bay ném bom chiến lược H-6K và máy bay vận tải chiến lược Y-20.
Ngoài động cơ D30Pk-2, trong năm 2014, Trung Quốc còn nhập khẩu thêm một lô động cơ AL-31FN mà theo tạp chí "Kanwa Defense Review" là nhằm sản xuất thêm nhiều máy bay chiến đấu J-10.
Theo Lê Minh
Baotintuc.vn
Chiến đấu cơ Trung Quốc nhận dạng 12 máy bay Mỹ, Nhật Trung Quốc hôm nay triển khai chiến đấu cơ để giám sát và nhận dạng 12 máy bay quân sự của Mỹ và Nhật được cho là vào vùng nhận dạng phòng không mới thiết lập của nước này. Các chiến đấu cơ F-15 của Nhật. Ảnh minh họa: Wikipedia. "Một số máy bay chiến đấu được triển khai để xác định danh...