Tương lai Internet ở Hong Kong
Khi luật an ninh Hong Kong có hiệu lực, cuộc chiến Mỹ – Trung xoay quanh vấn đề quản lý, giám sát nội dung và tương lai của Internet lại trỗi dậy.
Người dùng và các công ty Internet ở Hong Kong không chịu sự kiểm duyệt gắt gao như ở Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, tình hình đang thay đổi khi luật an ninh Hong Kong, có hiệu lực từ 1/7, trao quyền cho cảnh sát giám sát nội dung trực tuyến.
Trong hai ngày qua, nhiều hãng công nghệ lớn, như Facebook, Google, Twitter, Zoom và LinkedIn, tuyên bố từ chối xét duyệt các yêu cầu liên quan tới dữ liệu người dùng từ các nhà chức trách Hong Kong. Ngược lại, chính quyền thành phố này khẳng định việc không tuân thủ luật có thể khiến các nhân viên công ty bị bắt giam.
TikTok, dù thuộc ByteDance có trụ sở ở Bắc Kinh, còn quyết liệt hơn khi tuyên bố rút khỏi Hong Kong trong vài ngày tới.
Theo luật mới, các nhà chức trách Hong Kong có thể kiểm soát mọi người trên thế giới khi nói về các chính sách gây tranh cãi của thành phố. Ví dụ, nhân viên Facebook có thể bị bắt ở Hong Kong, nếu công ty này không giao nộp dữ liệu về ai đó ở Mỹ, người mà các nhà chức trách Trung Quốc cho là một mối nguy cơ đối với an ninh quốc gia.
“Nếu Facebook từ chối cung cấp dữ liệu an ninh quốc gia, mạng xã hội này có thể bị đình chỉ hoạt động và đánh mất thị trường Hong Kong”, Glacier Kwong, chuyên gia của tổ chức Keyboard Frontline, nhận định. “Khả năng này không phải là không thể xảy ra. Trung Quốc vẫn thường tận dụng sự rộng lớn của thị trường cũng như hoạt động tẩy chay để khiến các công ty nước ngoài phải nghe theo yêu cầu của họ”.
Video đang HOT
Nhiều người giơ cao smartphone trong một cuộc biểu tình ở Hong Kong năm 2019.
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đang khiến nhiều công ty Trung Quốc như Huawei và ZTE lao đao. Ngược lại, việc kiểm soát nội dung số của Trung Quốc cũng đẩy các công ty Mỹ như Google, Facebook ra khỏi quốc gia đông dân nhất thế giới.
Luật an ninh Hong Kong có thể khiến Mỹ nổi giận. Đầu tuần này, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết chính quyền Trump đang cân nhắc cấm các ứng dụng mạng xã hội Trung Quốc, trong đó có TikTok, do lo ngại an ninh quốc gia.
Kinh nghiệm của Google năm 2019 là ví dụ cho thấy sự nguy hiểm mà các công ty Internet Mỹ có thể phải đối mặt. Năm ngoái, khi cảnh sát Hong Kong chật vật xoay sở trước các cuộc biểu tình, họ tìm kiếm sự hỗ trợ từ các công ty Internet. Theo Charles Mok, thành viên hội đồng lập pháp Hong Kong, số lượng các yêu cầu cung cấp dữ liệu người dùng từ cảnh sát đã tăng lên hơn 7.000 trong nửa sau năm 2019 so với đầu năm.
Cảnh sát cũng yêu cầu Google gỡ bỏ hàng loạt bài viết, trong đó có một tài liệu mật của cảnh sát bị rò rỉ trên mạng, một video từ nhóm hacker Anonymous với nội dung ủng hộ người biểu tình… Trong các trường hợp này, Google đều từ chối hợp tác. Tuy nhiên, luật an ninh mới có thể khiến họ bị phạt, bị tịch thu thiết bị và nhân viên bị bắt giữ.
“Rồi chúng ta sẽ thấy, không chỉ số lượng các yêu cầu tăng lên, mà quyền lực trong tay các nhà chức trách cũng sẽ lớn hơn”, Charles Mok nói.
Một số ứng dụng nhỏ ở Hong Kong liên quan tới các chiến dịch biểu tình đã biến mất. Nhiều người cũng chủ động rà soát, xóa post và gỡ “like” trên các group, thậm chí xóa tài khoản trên những nền tảng như Twitter. Lo sợ WhatsApp cung cấp các tin nhắn cho chính quyền, làn sóng tải ứng dụng mã hóa Signal cũng tăng mạnh. Dù vậy, theo New York Times, WhatsApp chưa nhận được yêu cầu dữ liệu nào từ cảnh sát khu vực này.
Một số công ty đang cân nhắc dịch chuyển dữ liệu khỏi Hong Kong. Tuy nhiên, với các hãng như Amazon hay Google, vốn đã xây dựng những trung tâm dữ liệu lớn ở đây, lựa chọn này đắt đỏ và không dễ dàng.
Cáp quang biển AAG gặp sự cố, Internet có vấn đề
Trước đó, ngay từ tối 2/4, nhiều người dùng Internet trong nước đã phản ánh về tình trạng chập chờn, khó sử dụng các dịch vụ quốc trế như Google hay Facebook.
Theo thông tin mà VietNamNet nhận được, đang có một sự cố diễn ra với tuyến cáp quang biển AAG. Thông tin này hiện cũng đã được xác nhận bởi một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trong nước.
Những thông tin ban đầu cho thấy có thể sự cố diễn ra tại phân đoạn nối từ Việt Nam đi Hồng Kông. Với việc tuyến cáp AAG gặp sự cố, đường truyền Internet nối Việt Nam đi quốc tế ít nhiều sẽ gặp phải vấn đề. Đó cũng là lý do người dùng cảm thấy khó truy cập vào một số website quốc tế như Google Instagram hay Facebook.
Cáp quang biển gặp vấn đề, người dùng Internet đối mặt nguy cơ mạng chậm.
Tuyến cáp AAG có chiều dài 20.191km, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Tuyến cáp quang này được đưa vào khai thác từ năm 2009, đi qua Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam (nhánh cáp rẽ vào Việt Nam dài 314km, điểm cập bờ tại Vũng Tàu), Brunei, Hong Kong (Trung Quốc), Philippines và Hoa Kỳ (Guam, Hawaii và California).
Kể từ khi hoạt động, AAG nhiều lần gặp trục trặc, gây ảnh hưởng tới chất lượng Internet Việt Nam đi quốc tế. Vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư thêm nhiều tuyến cáp mới, giảm sự phụ thuộc vào tuyến cáp biển quan trọng này. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên tuyến cáp này gặp vấn đề trong năm 2020.
Điều này diễn ra trong bối cảnh tần suất sử dụng Internet tại Việt Nam đang đăng cao do nhu cầu học tập, làm việc và giải trí tại nhà trong mùa dịch Covid-19.
Số liệu thống kê trong nước cho thấy, lưu lượng lưu chuyển qua trạm trung chuyển internet quốc gia (VNIX) tăng đến 40% trong thời gian vừa qua (số liệu tham khảo từ các nước, ở khu vực chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 có sự tăng trưởng đến 50% về lưu lượng truy cập các website).
Lưu lượng dữ liệu tháng 3-2020 tăng đột biến tới 90% so với tháng 2-2020, tập trung chủ yếu từ các ứng dụng hội nghị, làm việc trực tuyến, dạy và học trực tuyến, giải trí trực tuyến...
Trọng Đạt
Dịch vụ Internet khinh khí cầu được triển khai ở Kenya Sau khi triển khai thương mại, 35 quả khinh khí cầu sẽ bay ở tầm cao khoảng 20km trên tầng bình lưu để cung cấp Internet cho một khu vực rộng 50.000 km2 của Kenya. Khoảng 7 năm trước, Google khiến nhiều người hoài nghi khi tiết lộ đang nghiên cứu để cung cấp Internet thông qua những quả khinh khí cầu lơ...