Tương lai con người có thể đọc được suy nghĩ của nhau không còn xa
Việc truyền đạt suy nghĩ mà không sử dụng ngôn từ nghe giống như trong một bộ phim viễn tưởng nhưng có thể sẽ sớm trở thành hiện thực.
Một nhóm các nhà khoa học tới từ Đại học Carnegie Mellon và Đại học Washington mới đây công bố một nghiên cứu mô tả cách họ kết nối não bộ của 3 người khác nhau, cho phép họ giao tiếp mà không nhìn hoặc nói chuyện với nhau.
“Năm 2013, chúng tôi đã chứng minh 2 người có thể giao tiếp trực tiếp bằng cách truyền tín hiệu giữa 2 bộ não. Câu hỏi được đặt ra là liệu người ta có thể tạo ra một “mạng xã hội” của nhiều hơn 2 bộ não để giải quyết các công việc mà không 1 bộ não nào có thể tự giải quyết được. Giờ đây, BrainNet đã đặt cho ra những khái niệm đầu tiên về ý tưởng này”, ông Rajesh Rao, một tác giả của nghiên cứu tới từ Đại học Washington nói với Newsweek.
Con người có thể đọc được suy nghĩ của nhau trong tương lai.
Hệ thống BrainNet sử dụng các công nghệ được gọi là điện não đồ, kích thức từ xuyên sọ cho phép 3 người tham gia gửi tín hiệu não một cách thụ động. Trong nghiên cứu, 3 bộ não sẽ được liên kết bằng cách sử dụng tương tác giữa não và não để giải quyết nhiệm vụ mà một cá nhân riêng lẻ không thể giải quyết được.
Nhiệm vụ này có liên quan tới một trò chơi theo kiểu xếp hình, trong đó 1 “người nhận” sẽ điều khiển các khối rơi xuống trong khi 2 “người gửi” có nhiệm vụ nói cho họ biết cách xoay các khối.
Để thực hiện điều này, 2 “người gửi” sẽ nhìn vào đèn nhấp nháy ở 2 bên màn hình trò chơi. “Người nhận” có thể cảm nhận được đèn nhấp nháy nhưng lại không thể nhìn thấy chúng mà phải dựa vào những các thông tin được gửi tới từ não bộ 2 “người gửi” thông qua chiếc mũ sọ chuyển tiếp tín hiệu não.
Nhờ đó, “người nhận” có thể điều khiển các khối vào vị trí thích hợp mặc dù họ không thể nhìn thấy chúng vào thời điểm đó.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu đã thực hiện thí nghiệm này trên 5 nhóm và cho thấy kết quả thành công lên tới 81,25%.
Nhóm nghiên cứu tin rằng đây sẽ là những bước đầu tiên giúp con người tiến tới việc truyền suy nghĩ từ bộ não này tới bộ não khác trong tương lại.
Theo vtc
Hội thảo an ninh mạng Microsoft: AI là hàng rào phòng thủ trong tương lai
AI đang dần trở thành công cụ hữu hiệu phòng chống tấn công mạng nhờ khả năng phát hiện và chống lại các cuộc tấn công dựa trên hiểu biết sâu sắc về dữ liệu.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Frost & Sullivan theo yêu cầu của Microsoft đã tiết lộ khả năng thiệt hại về kinh tế trên khắp Châu Á Thái Bình Dương gây ra bởi sự cố an ninh mạng có thể đạt mức đáng kinh ngạc là 1,745 nghìn tỷ USD, tương đương hơn 7% tổng GDP của khu vực là 24,3 nghìn tỷ USD.
Nghiên cứu với tiêu đề "Hiểu về toàn cảnh mối đe dọa an ninh mạng ở Châu Á Thái Bình Dương: Bảo vệ doanh nghiệp hiện đại trong thế giới kỹ thuật số" được thực hiện nhằm cung cấp cho các lãnh đạo doanh nghiệp và lãnh đạo mảng CNTT những hiểu biết sâu sắc về phí tổn kinh tế gây ra bởi vi phạm an ninh mạng trong khu vực cũng như xác định các lỗ hổng trong chiến lược an ninh mạng của tổ chức. Nghiên cứu bao gồm một cuộc khảo sát với sự tham gia của 1.300 lãnh đạo doanh nghiệp và lãnh đạo mảng CNTT đến từ các tổ chức quy mô trung bình (250 đến 499 nhân viên) và các tổ chức quy mô lớn (hơn 500 nhân viên).
Nghiên cứu cho thấy hơn một nửa số tổ chức được khảo sát đã từng gặp phải một sự cố an ninh mạng (25%) hoặc không chắc chắn liệu họ có gặp phải sự cố nào không vì họ chưa từng thực hiện điều tra số hay đánh giá vi phạm dữ liệu (27%).
Ông PhạmThế Trường - Tổng giám độc Microsoft Việt Nam chia sẻ về các hoạt động hiện tại và định hướng tương lai của Microsoft.
Phí tổn thực sự của sự cố an ninh mạng - Tổn thất về kinh tế, cơ hội và việc làm. Nghiên cứu cho thấy:
- Một tổ chức quy mô lớn ở Châu Á - Thái Bình Dương có thể phải chịu tổn thất kinh tế trị giá 30 triệu USD, gấp 300 lần so với tổn thất kinh tế trung bình đối với một tổ chức quy mô trung bình (96.000 USD); và
- Các cuộc tấn công an ninh mạng đã gây ra tình trạng mất việc làm thuộc nhiều chức năng, vị trí khác nhau trong gần bảy trên mười (67%) tổ chức đã từng gặp phải một sự cố trong 12 tháng qua.
Để tính toán phí tổn mà tội phạm mạng gây ra, Frost & Sullivan đã xây dựng một mô hình tổn thất kinh tế dựa trên dữ liệu kinh tế vĩ mô và hiểu biết sâu sắc được chia sẻ bởi những người tham gia khảo sát. Mô hình này bao gồm ba loại tổn thất có thể phát sinh do vi phạm an ninh mạng:
- Trực tiếp: Tổn thất tài chính liên quan đến sự cố an ninh mạng - loại này bao gồm mất năng suất, tiền phạt, chi phí khắc phục, v.v.;
- Gián tiếp: Chi phí cơ hội cho tổ chức như tỉ lệ khách hàng ngừng sử dụng sản phẩm/dịch vụ do tổ chức bị mất danh tiếng; và
- Ảnh hưởng: Tác động của vi phạm an ninh mạng đến hệ sinh thái và nền kinh tế rộng hơn, chẳng hạn như giảm chi tiêu của người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Ngoài các thiệt hại về tài chính, sự cố an ninh mạng cũng làm giảm khả năng nắm bắt cơ hội tương lai của các tổ chức thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong nền kinh tế kỹ thuật số hiện nay, với một trên sáu (59%) đáp viên cho biết doanh nghiệp của họ đã hủy kế hoạch chuyển đổi kỹ thuật số do lo ngại rủi ro an ninh mạng. Các mối đe doạ và lỗ hổng chủ yếu trong chiến lược an ninh mạng của các tổ chức ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương
Bên cạnh các mối đe dọa từ bên ngoài, nghiên cứu cũng tiết lộ những lỗ hổng chủ yếu trong cách tiếp cận an ninh mạng của tổ chức đối với việc bảo vệ tài sản kỹ thuật số của họ:
- Không lập kế hoạch bảo vệ an ninh mạng ngay từ đầu: Mặc dù đã từng gặp phải cuộc tấn công mạng nhưng chỉ một trên bốn (25%) tổ chức xem xét công tác an ninh mạng trước khi bắt đầu một dự án chuyển đổi kỹ thuật số, trong khi đó tỉ lệ này ở nhóm tổ chức chưa gặp phải bất kỳ cuộc tấn công mạng nào là một trên ba (34%). Số tổ chức còn lại hoặc chỉ nghĩ về vấn đề an ninh mạng sau khi họ bắt đầu dự án hoặc không hề cân nhắc đến vấn đề này. Điều này sẽ hạn chế khả năng của họ trong việc hình thành ý tưởng và triển khai một dự án "an toàn từ trong thiết kế", có nguy cơ dẫn đến việc cung cấp các sản phẩm không an toàn ra thị trường;
- Xây dựng một môi trường phức tạp: Nghiên cứu đã phủ nhận niềm tin phổ biến rằng triển khai nhiều giải pháp an ninh mạng sẽ giúp tăng cường khả năng bảo vệ. Theo khảo sát, chưa đến một trên bốn (23%) đáp viên sở hữu hơn 50 giải pháp an ninh mạng được triển khai tại tổ chức có thể phục hồi sau khi bị tấn công mạng trong vòng một giờ. Ngược lại, gần gấp đôi số lượng đó (40%), với ít hơn 10 giải pháp an ninh mạng, trả lời rằng họ có thể phục hồi sau các cuộc tấn công mạng trong vòng một giờ; và
- Thiếu chiến lược an ninh mạng: Trong khi ngày càng có nhiều tổ chức xem xét thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số để đạt được lợi thế cạnh tranh, nghiên cứu đã chỉ ra rằng đa số đáp viên (41%) coi chiến lược an ninh mạng chỉ là phương tiện để bảo vệ tổ chức chống lại các cuộc tấn công mạng chứ không phải là một yếu tố thúc đẩy hoạt động kinh doanh mang tính chiến lược. Chỉ có 20% các tổ chức coi chiến lược an ninh mạng là một yếu tố tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số.
Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là hàng rào phòng thủ thế hệ tiếp theo trong công tác an ninh mạng
AI đang trở thành một đối thủ mạnh đối với các cuộc tấn công mạng vì nó có thể phát hiện và hành động trên các lộ trình tấn công dựa trên hiểu biết sâu sắc về dữ liệu. Nghiên cứu cho thấy ba trên bốn (75%) tổ chức ở Châu Á - Thái Bình Dương đã hoặc đang áp dụng, hoặc đang tìm cách áp dụng phương pháp tiếp cận AI để tăng cường bảo vệ an ninh mạng.
Khả năng nhanh chóng phân tích và phản hồi trước số lượng dữ liệu chưa từng có trước đây của AI đang trở thành yếu tố không thể thiếu trong thế giới nơi tần suất, quy mô và mức độ tinh vi của các cuộc tấn công mạng không ngừng tăng.
Một kiến trúc an ninh mạng định hướng bởi AI sẽ thông minh hơn và được trang bị khả năng tiên đoán, cho phép các tổ chức điều chỉnh hoặc tăng cường thế trận an ninh của họ trước khi các vấn đề phát sinh. AI cũng sẽ cung cấp cho công ty khả năng hoàn thành các nhiệm vụ như xác định cuộc tấn công mạng, loại bỏ mối đe dọa dai dẳng và sửa lỗi, nhanh hơn bất kỳ con người nào có thể làm, khiến nó trở thành một thành phần ngày càng quan trọng trong chiến lược an ninh mạng của bất kỳ tổ chức nào.
Theo nghe nhìn vn
Snapdragon 8180 7nm sẽ là vi xử lý tương lai dành cho laptop di động Laptop dùng chip Snapdragon đã không còn xa lạ nhưng sắp tới nó sẽ trở nên phổ biến hơn với vi xử lý mới - Snapdragon 8180. Các thông tin mới nhất cho thấy bộ vi xử lý Qualcomm Snapdragon 8180 (SCX8180) - trước đây được gọi là Snapdragon 1000 (SDM1000), có tên mã là Poipu, bên trong chứa tới 8.5 tỷ bóng...