Tương lai Biển Đông trước một loạt biến động

Theo dõi VGT trên

Trung Quốc sẽ chuyển dần mục tiêu từ củng cố tuyên bố chủ quyền sang tìm cách thống trị Biển Đông trong khi các nước khác có liên quan trong tranh chấp sẽ xích lại gần nhau hơn để hình thành liên minh nhằm bảo vệ lợi ích.

Tương lai Biển Đông trước một loạt biến động - Hình 1

Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây một đường băng trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: DigitalGlobe.

Hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy từ tháng 3/2014, Bắc Kinh đã cải tạo đất tại 7 khu vực thuộc quần đảo Trường Sa và đang xây dựng đường băng dài 3.000 m trên bãi đá Chữ Thập. Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng một số nước như Philippines, Brunei, Malaysia, Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn mở rộng quy mô đường băng trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Chuyển từ củng cố sang thống trị

Theo ông Patrick M.Cronin, cố vấn cao cấp kiêm chủ nhiệm Chương trình An ninh châu Á – Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh Mới của Mỹ, Bắc Kinh sẽ tìm mọi cách để chứng tỏ quyết tâm không lùi bước trong tranh chấp chủ quyền trên biển.

“Đặt địa vị là Chủ tịch Tập Cận Bình, tôi sẽ sử dụng mọi công cụ hiện có để hiện thực hóa yêu sách ‘đường 9 đoạn’ đồng thời nhanh chóng hoàn thành quá trình cải tạo các rạn san hô và bãi đá trước khi tòa án trọng tài quốc tế đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines”, ông Cronin nói.

Tháng 1/2013, Manila đệ đơn lên Tòa án Trọng tài Thường trực Liên Hợp Quốc ở The Hauge nhằm tìm cách vô hiệu hóa tuyên bố chủ quyền dựa trên “đường 9 đoạn” của Trung Quốc. Trung Quốc đưa ra “đường 9 đoạn” này để biện minh cho tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông.

Theo Yun Sun, chuyên viên nghiên cứu tại Chương trình Đông Á thuộc Trung tâm Stimson, Trung Quốc sẽ áp dụng chiến thuật “hai mặt” để xử lý các xung đột với láng giềng. Bắc Kinh một mặt nỗ lực để khẳng định tuyên bố chủ quyền thông qua những động thái cứng rắn về ngoại giao và quân sự nhưng mặt khác theo đuổi sách lược “tấn công quyến rũ”, sử dụng mồi nhử về kinh tế và đầu tư để lôi kéo đồng minh.

“Không còn giấu đi móng vuốt, không còn ẩn mình chờ thời, Trung Quốc chuẩn bị bước sang một giai đoạn mới của sự quyết đoán”, quan sát viên Richard Javad Heydarian nhận định trong bài viết đăng trên tạp chíNational Interest.

Trung Quốc sẽ chuyển dần mục tiêu từ củng cố tuyên bố chủ quyền sang tìm cách thống trị Biển Đông, từ đó giành ưu thế và đ.ánh bật các bên liên quan khỏi tranh chấp, ông Heydarian quả quyết.

Bắc Kinh cũng biện minh cho những hành động châm ngòi căng thẳng trên biển với một thái độ rõ ràng hơn. Chính phủ Trung Quốc trước đây nói hoạt động cải tạo chủ yếu để cải thiện điều kiện sống và sinh hoạt cho lực lượng đồn trú trên các đảo, nhưng vào đầu tháng 4, nước này tuyên bố hoạt động xây đảo còn “đap ưng nhu câu phong thu quân sư cua Trung Quôc”. Và vào tháng này nước này cũng không ngần ngại tuyên bố “co quyên thiêt lập ADIZ”, Vùng nhận dạng Phòng không trên Biển Đông, va “việc có lập ADIZ hay không phụ thuộc vao an ninh vung trơi cua chung tôi co bi đe doa không va mưc độ tơi đâu”.

Xung đột trực chờ bùng phát

Video đang HOT

Tương lai Biển Đông trước một loạt biến động - Hình 2

Tàu hải cảnh Trung Quốc hồi giữa năm ngoái phun vòi rồng vào tàu cảnh sát biển Việt Nam gần giàn khoan Hải Dương 981 mà nước này hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trên Biển Đông. Ảnh: Reuters

Bắc Kinh chưa chính thức thiết lập ADIZ nhưng đã từng bước tạo dựng một khung xương ADIZ dựa vào hệ thống sân bay và các t.iền đồn quân sự mà nước này không ngừng mở rộng trên Biển Đông.

Trung Quốc đang đơn phương tạo ra những vùng cách ly trên chuỗi bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa. Trung Quốc ít nhất 6 lần yêu cầu, thậm chí đe dọa các phi cơ thuộc lực lượng Hải quân và Không quân Philippines chấm dứt hoạt động tuần tra trên Biển Đông với lý do những đơn vị này “bay trong khu vực an ninh quân sự của họ”, phó đô đốc Alexander Lopez, chỉ huy Bộ Tư lệnh phía Tây Philippines, hôm 7/5 cho hay.

Trước tốc độ bành trướng nhanh chóng cùng hành động hung hăng của Trung Quốc, hầu hết các quốc gia có liên quan trong tranh chấp đều phần nào cảm thấy lo lắng và nhận thức được rằng cần nâng cao cảnh giác, lập những phương án dự phòng cho tình huống xấu nhất: xung đột bùng phát.

Lãnh đạo lực lượng vũ trang Philippines hồi đầu tuần khẳng định sẽ xây dựng căn cứ hải quân mới tại vịnh Oyster ở Palawan, cách quần đảo Trường Sa khoảng 160 km, và nhấn mạnh đây là “ưu tiên hàng đầu” nhằm sẵn sàng ứng phó trước mọi động thái của Trung Quốc.

Theo một số quan chức Philippines, căn cứ này có thể đảm nhận nhiều chức năng với một xưởng sửa chữa tàu, các bốt chỉ huy chiến dịch được trang bị hệ thống radar theo dõi mọi diễn biến trên Biển Đông. Căn cứ đủ sức chứa nhiều chiến hạm cỡ lớn, trong đó có cả tàu tuần tra lớp Hamilton mà Manila mua của Washington.

Malaysia và Indonesia trước đây đứng ngoài vòng xoáy tranh chấp nhưng hành động của Trung Quốc cũng khiến các quốc gia này cảm thấy hoang mang, theo Diplomat.

Malaysia đang xây dựng căn cứ hải quân tại Bintulu, Sarawak, gần bãi cạn James, nơi Trung Quốc từng bất ngờ điều tàu tới vào năm 2013. Bộ Quốc phòng nước này cũng tìm kiếm hỗ trợ từ Washington đồng thời lên kế hoạch thiết lập một lực lượng hải quân theo mô hình của Mỹ. Jakarta gần đây thông báo sẽ điều động tăng cường các đơn vị không quân tới đóng tại quần đảo Natuna mà nước này tuyên bố chủ quyền ở phía nam Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hôm 12/5 đề xuất một số lựa chọn, trong đó có điều chiến đấu cơ và tàu quân sự tới khu vực trong phạm vi 12 hải lý quanh những bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa. Điều này cho thấy Mỹ cuối cùng cũng quyết định tham gia triệt để hơn nhằm giải quyết những tranh chấp về chủ quyền đang ngày càng nóng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, theo Wall Street Journal.

Nhưng kế hoạch này ngay lập tức làm dấy lên một mối lo ngại rằng dù chỉ một tính toán sai lầm cũng có thể dẫn tới các cuộc xung đột nghiêm trọng. Theo ông Ian Storey, chuyên viên cao cấp tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á, các chiến hạm với hỏa lực mạnh mẽ của Washington và Bắc Kinh có khả năng sẽ ở vào vị trí đối đầu khi tuần tra quanh các đảo. Tình thế này “nhanh chóng dẫn tới cuộc đụng độ ở quy mô nhỏ, sau đó leo thang trở thành khủng hoảng chính trị, quân sự Mỹ – Trung”.

Hình thành các liên minh lợi ích

Tương lai Biển Đông trước một loạt biến động - Hình 3

Hải quân Philippines hôm 9/5 trong lễ đón hai tàu khu trục Nhật Bản tại cảng Nam Manila. Ảnh: Philippines Navy

Trước sức ép từ Trung Quốc, việc hình thành liên minh giữa những nước có chung mối lo lắng và cùng chia sẻ lợi ích được cho là một xu thế tất yếu.

Bằng cách sửa đổi một số hướng dẫn quốc phòng song phương, Washington và Tokyo hiện ở vào vị thế không những có thể kìm hãm sự hiện diện của Trung Quốc trên biển Hoa Đông mà còn góp phần hỗ trợ nỗ lực chống lại những hành vi khiêu khích của Trung Quốc trên Biển Đông, đặc biệt là khi hai nước đang xem xét để Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) và quân đội Mỹ kết hợp tuần tra và giám sát trong khu vực.

Với việc diễn giải lại hiến pháp nhằm mở đường cho “chủ nghĩa hòa bình chủ động” và thông qua khái niệm “an ninh tập thể”, chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe sẽ có nhiều cơ hội hơn để giúp đỡ các đối tác chiến lược như Philippines hay Việt Nam tăng cường sức mạnh hải quân cũng như lực lượng bảo vệ bờ biển.

Đối với các quốc gia Đông Nam Á, Nhật Bản hiện nổi lên như một đối tác chiến lược quan trọng, có khả năng bù đắp mọi lỗ hổng trong cam kết của Mỹ. Tokyo nay không chỉ là một cường quốc “bình thường” mà đã trở thành nhân tố chủ chốt góp phần tạo nên sự ổn định và đảm bảo an ninh khu vực.

Philippines và Việt Nam cũng có triển vọng hình thành quan hệ đối tác chiến lược, qua đó, hai nước có thể thực hiện nhiều hơn các cuộc tuần tra chung trên biển, hợp tác ngoại giao chặt chẽ hơn tại các diễn đàn khu vực và quốc tế hay chia sẻ thông tin hữu ích về tình hình Biển Đông, ông Heydarian bình luận.

Trung Quốc dường như đang lấn lướt trong cuộc tranh giành trên Biển Đông, khi ồ ạt xây dựng ở các đá mà nước này chiếm đóng, nhưng thực tế trên cũng tạo điều kiện để một liên minh ngoại vi hình thành nhằm giúp các nước trong khu vực bảo vệ lợi ích hàng hải cũng như đối phó với sự lộng hành của Bắc Kinh, như lời một quan chức Nhật Bản từng nói “chúng ta phải cho Trung Quốc thấy họ không sở hữu toàn bộ vùng biển”, ông Heydarian nhấn mạnh.

Vũ Hoàng

Theo VNE

Chuyên gia quốc tế: Mỹ sẽ buộc Trung Quốc làm rõ hành động ở Biển Đông

Đề xuất của Lầu Năm Góc cho máy bay, tàu chiến áp sát các đảo nhân tạo của Trung Quôc ở Biển Đông nhiều khả năng sẽ gây sức ép khiến Bắc Kinh phải giải thích rõ hơn về những tuyên bố chủ quyền hung hăng của mình, theo bình luận của các chuyên gia Mỹ.

Chuyên gia quốc tế: Mỹ sẽ buộc Trung Quôc làm rõ hành động ở Biển Đông - Hình 1

Một binh sĩ hải quân Philippines điều khiển s.úng máy trong cuộc tập trận chung giữa hải quân Philippines và Mỹ ở Biển Đông hồi tháng 6.2014 - Anh: AFP

Hãng tin Bloomberg ngày 15.5 cho biết trong khi Mỹ và Philippines từ lâu thúc giục Trung Quôc trình ra cơ sở pháp lý cho các tuyên bố chủ quyền đối với hơn 80% diện tích Biển Đông, Bắc Kinh lại chỉ khăng khăng dựa vào các tư liệu lịch sử mơ hồ, cùng cái gọi là đường 9 đoạn trên những tấm bản đồ của những năm 1940 và các màn dọa nạt bằng sức mạnh hải quân.

Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã yêu cầu Lầu Năm Góc cân nhắc mở rộng hoạt động tuần tra tại Biển Đông, bao gồm cả việc cho máy bay trinh sát bay trên các đảo nhân tạo do Trung Quôc xây phi pháp và điều tàu chiến áp sát trong phạm vi bán kính 12 hải lý (22 km) của các hòn đảo này.

Phía Mỹ cho biết mục đích của việc này là nhằm thách thức sự bành trướng của Bắc Kinh tại Biển Đông và cũng để bảo vệ quyền tự do hàng không và hàng hải. Trong khi đó, các chuyên gia đ.ánh giá đề xuất của Lầu Năm Góc, nếu được Nhà Trắng phê duyệt, có thể tạo áp lực khiến Trung Quôc phải đưa ra cơ sở pháp lý cho các tuyên bố chủ quyền ngang ngược.

"Mục tiêu (của đề xuất từ Lầu Năm Góc) là tận dụng mọi cơ hội để tạo áp lực lên Trung Quôc mà không biến Mỹ trở nên hung hăng quá mức, đồng thời khiến Bắc Kinh phải trở nên ngày càng bất an về những gì họ đang làm", Bloomberg dẫn lời ông Gregory Poling, nhà nghiên cứu về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, Mỹ).

Giới quan sát nhận định việc kiềm chế căng thẳng tại Biển Đông là điều tối quan trọng khi có đến khoảng phân nửa tàu thuyền buôn bán đi qua vùng biển này hằng năm, với giá trị hàng hoá đến 5.000 tỉ USD.

Bãi đá ngầm

Chuyên gia quốc tế: Mỹ sẽ buộc Trung Quôc làm rõ hành động ở Biển Đông - Hình 2

Ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy tàu Trung Quôc đang cải tạo đất để xây đảo nhân tạo tại Đá Vành Khăn thuộc Quần đảo Trường Sa của Viêt Nam - Anh: Reuters

Mặc dù tuyên bố không đứng về phía nào trong các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, nhưng Washington cho rằng các tuyên bố của Trung Quôc rất mơ hồ vì theo quy định của Công ước Liên Hiêp Quôc về Luật Biển (UNCLOS), chiều rộng của lãnh hải phải được tính từ phía đất liền đi ra, chứ không phải từ bãi đá ngầm.

Philippines đã yêu cầu tòa án quốc tế phân xử tranh chấp giữa nước này với Trung Quôc tại Biển Đông dựa theo UNCLOS, nhưng Bắc Kinh lại tuyên bố chỉ chấp nhận đàm phán trực tiếp với riêng Manila.

Bloomberg bình luận nếu đề xuất của Lầu Năm Góc được chinh quyên Obama thông qua, Hải quân Mỹ có thể sẽ cho tàu thuyền di chuyển sát các đảo nhân tạo mà Trung Quôc đang xây dựng trái phép trên những bãi đá ngầm ở Biển Đông.

Theo UNCLOS, các nước không thể tuyên bố chủ quyền đối với các bãi đá ngầm; do đó việc Trung Quôc thiết lập vùng lãnh hải rộng tối đa 12 hải lý (khoảng 22 km) xung quanh các bãi đá mà nước này đang chiếm đóng trái phép tại Biển Đông là không hợp pháp.

"Theo luật pháp quốc tế, các đảo nhân tạo chỉ được phép có vùng an toàn rộng tối đa 500 m mà thôi", ông Poling cho hay.

Trong trường hợp Mỹ cho tàu hải quân áp sát đảo nhân tạo ở cự ly 12 hải lý, nếu Trung Quôc lên tiếng phản đối rằng tàu Mỹ phạm luật khi đi quá gần vào những đảo này, thì Bắc Kinh sẽ buộc phải nói rõ những bãi đá ngầm này giờ là bãi đá hay đảo nhân tạo. Và dĩ nhiên là họ sẽ lâm vào thế "há miệng mắc quai" với dư luận thế giới.

Hoàng Uy

Theo Thanhnien

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nhiều bệnh nhân ung thư nằm chờ c.hết bỗng khỏi bệnh, vì sao?
06:43:55 27/06/2024
Mỹ truy quét gian lận ngành y tế, gần 200 người bị buộc tội
07:55:30 28/06/2024
Cái kết cho tài xế cố tình 'thay áo' siêu xe để tránh bị phạt chạy quá tốc độ
09:12:10 28/06/2024
Nhiều người dân sẽ theo dõi cuộc tranh luận giữa ông Biden và ông Trump
07:48:22 27/06/2024
Cảnh báo mới sau khi đồng yen giảm xuống mức thấp nhất trong 38 năm
05:55:18 28/06/2024
Amazon lên phương án cạnh tranh với Temu và Shein
15:49:12 27/06/2024
Giá gạo tăng vọt tại các siêu thị ở Nhật Bản
13:39:34 27/06/2024
Vienna tiếp tục là thành phố đáng sống nhất thế giới
06:10:19 28/06/2024

Tin đang nóng

"Tiểu tam trơ trẽn nhất showbiz" hiện ra sao sau khi nhận 900 tỷ phí chia tay từ người tình tỷ phú?
07:32:07 28/06/2024
Con trai Lệ Quyên: Diện mạo điển trai, sở hữu dinh thự 200 tỷ đồng ở t.uổi 13
08:30:23 28/06/2024
Mẹ tôi phát hiện bố ngoại tình chỉ nhờ một chiếc nĩa
07:33:17 28/06/2024
NSƯT Như Huỳnh đoạt huy chương vàng 'Liên hoan Sân khấu kịch nói toàn quốc 2024'
08:36:24 28/06/2024
Thấy đồng nghiệp vỡ nợ, tôi về nhà truy hỏi vợ về tài sản tích lũy được, ngờ đâu cô ấy mang ra 6 cuốn sổ đỏ
08:55:09 28/06/2024
Mỹ nhân là "báu vật" của showbiz đổi đời nhờ body n.óng b.ỏng, thành công cưới được "trai xấu" siêu giàu
07:35:50 28/06/2024
Nữ công nhân Đắk Lắk lấy chồng Châu Phi nhờ quen qua mạng, bố mẹ lo con bị lừa, cuộc sống hiện tại khó tin
11:25:31 28/06/2024
Đến hẹn lại lên: Lisa - Jennie nghi bất hòa, đối phương cứ ra sản phẩm mới là lại cạch mặt nhau?
09:46:57 28/06/2024

Tin mới nhất

Quân đội Israel yêu cầu người dân phía Đông thành phố Gaza sơ tán

13:57:39 28/06/2024
Cơ quan Phòng vệ Dân sự Gaza ra tuyên bố ngắn gọn cho biết các nhân viên của cơ quan này không thể tiếp cận một số người t.hiệt m.ạng và bị thương ở khu vực Shuja iya do hoạt động không kích.

Hội đồng Bảo an yêu cầu Houthi chấm dứt tấn công tàu thương mại trên Biển Đỏ

13:50:44 28/06/2024
HĐBA thông qua nghị quyết trên trong bối cảnh Houthi đã thực hiện nhiều cuộc tấn công ở Biển Đỏ từ cuối năm ngoái, mà lực lượng này tuyên bố là hành động thể hiện tình đoàn kết với người dân Palestine ở Dải Gaza trong cuộc xung đột Hama...

Ít nhất 5 người t.hiệt m.ạng do va chạm giữa tàu hỏa và xe buýt ở Slovakia

13:38:12 28/06/2024
Người phát ngôn ZSSK Vladimira Bahylova cho hay tai nạn xảy ra tại điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt được bảo vệ bằng gác chắn và đèn tín hiệu. Nhân viên lái tàu đã bị bỏng do vụ hỏa hoạn.

Tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc

06:17:57 28/06/2024
Giáo sư Hứa Lợi Bình nhấn mạnh, thông qua trao đổi các chuyến thăm cấp cao, ngoài việc trao đổi các chuyến thăm của các quan chức chính phủ, còn có trao đổi đoàn kênh Đảng.

Bolivia bắt giữ 17 sĩ quan quân đội dính líu đến âm mưu đảo chính

06:14:36 28/06/2024
Trong một động thái khác có liên quan, Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) Volker Turk ngày 27/6 đã kêu gọi tiến hành cuộc điều tra về những cáo buộc bạo lực xung quanh âm mưu đảo chính thất bại ở Bolivia.

Nguy cơ khí hậu và hệ sinh thái từ cháy rừng tại Bắc Cực

06:11:54 28/06/2024
Bà Whiteman nhấn mạnh rằng tác động của biến đổi khí hậu tại Bắc Cực không chỉ giới hạn trong khu vực này. Theo bà, những thay đổi tại Bắc Cực đang làm gia tăng nguy cơ toàn cầu đối với tất cả con người.

Hàn Quốc cân nhắc phản ứng hạt nhân với Nga và Triều Tiên

06:07:59 28/06/2024
Nhưng họ không nói với người dân về những hậu quả tiềm tàng của một bước đi như vậy, vì điều đó sẽ liên quan đến việc rút khỏi Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân và khả năng áp đặt lệnh trừng phạt đối với quốc gia này .

Singapore công bố Chiến lược thu hồi tài sản quốc gia

06:04:17 28/06/2024
Theo thông cáo báo chí do Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và Cơ quan T.iền tệ Singapore (MAS), thu hồi tài sản là một trong những trụ cột chính của cơ chế chống rửa t.iền của Singapore.

Tưng bừng ngày hội văn hóa và nông sản Việt Nam tại Paris (Pháp)

06:00:41 28/06/2024
Đây là sự kiện được tổ chức lần đầu tiên theo sáng kiến của Thương vụ và Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Pháp, với sự phối hợp của các đối tác là hội đoàn và doanh nghiệp Việt tại nước này.

Al Jazeera: Công ty Ấn Độ xuất khẩu tên lửa, thuốc nổ cho Israel

05:57:48 28/06/2024
Trong khi New Delhi đang nỗ lực thực hiện chính sách ngoại giao cân bằng, các tài liệu bí mật cho thấy Israel đang nhận vũ khí từ Ấn Độ khi tiến hành chiến tranh ở Gaza.

Tuần dương hạm Varyag của Nga tập trận ở Địa Trung Hải

05:56:30 28/06/2024
Trong quá trình diễn tập nhiệm vụ chống tàu ngầm, thủy thủ đoàn thực hiện các biện pháp tìm kiếm, phân loại, theo dõi, t.iêu d.iệt tàu ngầm địch bằng hệ thống phóng rocket RBU-6000 và ngư lôi.

Ai sẽ là bên chiến thắng trong cuộc đối đầu Israel-Hezbollah?

05:51:36 28/06/2024
Thật vậy, để tránh một cuộc xung đột tiếp theo sẽ đòi hỏi nhiều sự tập trung chính trị và ngoại giao trước những gì đã xảy ra ở Gaza, nơi xung đột vẫn chưa được giải quyết.

Có thể bạn quan tâm

'Thần đồng âm nhạc' Bé Châu cùng Tuấn Mario giành quán quân 'Thách thức giới hạn'

Tv show

13:54:53 28/06/2024
Bé Châu - thần đồng âm nhạc một thời gây chú ý khi giành quán quân Thách thức giới hạn sau quãng thời gian im ắng.

Thanh Tú "cháo lòng" t.uổi 49: Coi người cũ như bạn, không hợp yêu đại gia

Sao việt

13:49:16 28/06/2024
Thanh Tú cho biết sau những đổ vỡ trong hôn nhân, chị và chồng cũ không hận thù mà coi nhau như bạn. Nữ diễn viên nói mình không hợp yêu... người giàu.

Tài sản khổng lồ của Bae Suzy - "tình đầu quốc dân" xứ Hàn

Sao châu á

13:45:02 28/06/2024
Bae Suzy, nữ diễn viên kiêm ca sĩ nổi tiếng của Hàn Quốc, không chỉ được biết đến với nhan sắc xinh đẹp và tài năng đa dạng, mà còn sở hữu khối tài sản khổng lồ khiến nhiều người mơ ước.

"Những nẻo đường gần xa" tập 25: Dũng được lòng chị khách hàng tiềm năng

Phim việt

13:37:36 28/06/2024
Tập 25 của Những nẻo đường gần xa xoay quanh việc Dũng cảm thấy hoang mang khi chị Diễm hình như đã phải lòng mình.

Lưu Diệc Phi: Nhận cát-xê cao nhất "Câu chuyện Hoa Hồng", có 170 triệu USD

Hậu trường phim

13:31:07 28/06/2024
Theo Sohu, Lưu Diệc Phi chỉ nhận 25 triệu NDT (khoảng 87 tỷ đồng) cho 40 tập phim Câu chuyện Hoa Hồng . Con số được xem là khiêm tốn so với số t.iền cô nhận được khi tham gia Đi về nơi có gió .

Biệt thự trên không, tầm nhìn ôm trọn vịnh Hạ Long của InterContinental

Sáng tạo

13:18:26 28/06/2024
5 căn biệt thự trên không của dự án InterContinental Residences Halong Bay hội tụ đầy đủ sức hút của bất động sản hàng hiệu.

Lisa gợi cảm cá tính trong MV "Rockstar" đang gây sốt toàn cầu

Nhạc quốc tế

13:01:29 28/06/2024
Trong MV Rockstar , Lisa gây ấn tượng với tạo hình gợi cảm, cá tính. Thay vì nước da trắng sáng, cô để tạo hình da nâu, gắn trang sức ở răng

Nổ bình khí công nghiệp tại Bắc Giang, hai người t.ử v.ong

Tin nổi bật

12:54:14 28/06/2024
Ngay khi tiếp nhận tin, Công an thành phố Bắc Giang đã chỉ đạo các lực lượng tiến hành bảo vệ hiện trường. Hiện nạn nhân đã được đưa đến nhà xác Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang để tiến hành khám nghiệm t.ử t.hi.

Đắk Lắk ghi nhận trên 400 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue

Sức khỏe

12:41:03 28/06/2024
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, tính đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 408 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 15 huyện, thị xã, thành phố.

'Kẻ trộm mặt trăng' chào đón dàn nhân vật mới cực bá đạo, đặc biệt là Minions siêu sức mạnh

Sao âu mỹ

12:33:25 28/06/2024
Sự trở lại của thương hiệu hoạt hình bom tấn Kẻ trộm mặt trăng trong năm 2024 khiến hàng triệu khán giả háo hức.

Vụ vỡ hụi hàng chục tỷ đồng ở Bắc Ninh, tạm hoãn xuất cảnh chủ hụi

Pháp luật

11:57:45 28/06/2024
Công an huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) đã có thông báo về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với chủ hụi Ngô Thị L. trong vụ vỡ hụi hàng chục tỷ đồng.