Tưởng là thừa mứa thì bạn đã nhầm, một phần năm dân số thế giới chết vì suy dinh dưỡng
Chế độ ăn không lành mạnh dẫn đến những vấn đề nguy hại cho sức khỏe. Theo thống kê, vào năm 2017, tổng cộng có 11 triệu người chết vì suy dinh dưỡng do chế độ ăn không hợp lý, chiếm tới một phần năm số ca tử vong trên toàn thế giới.
Số người chết vì suy dinh dưỡng nhiều hơn số người chết vì thuốc lá (8 triệu người mỗi năm). Theo kết luận của Viện đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME, Seattle) được công bố vào ngày 3 tháng 4 trên tuần báo The Lancet bởi 130 nhà nghiên cứu đến từ tổ chức nghiên cứu bệnh tật Thế giới (GBD), nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do sự thiếu muối, tinh bột và vitamin trong cơ thể.
Vào năm 2016, Liên Hợp Quốc đề ra chương trình “ Thập kỷ dinh dưỡng”. Song, thành công của chương trình này vẫn chỉ dừng lại ở mức hạn chế. Do đó, Liên Hợp Quốc mong muốn các nước có thể đầu tư cho các tổ chức y tế nhằm khắc phục tình trạng này và giảm thiếu một cách tối đa số người chết vì suy dinh dưỡng.
Video đang HOT
Theo ông Francesco Branca – Giám đốc bộ phận dinh dưỡng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Đây là một tín hiệu cảnh báo cho vấn nạn suy dinh dưỡng trên toàn thế giới, chúng tôi mong muốn mọi người sẽ có ý thức về sức khỏe hoặc chế độ dinh dưỡng của mình hơn”.
Nghiên cứu của GBD là bước đệm cho các nghiên cứu khác của các tổ chức Y tế Thế giới về vấn đề dinh dưỡng trên toàn cầu. “Mất cân bằng dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến các bệnh mãn tính, những người có chế độ dinh dưỡng không lành mạnh thường dễ mắc các bệnh mãn tính. Dinh dưỡng không còn là vấn đề quan trọng thứ hai như 20 năm về trước, mà nó đã trở thành vấn đề quan trọng, cần được chú ý nhất vào thời điểm hiện tại”. Theo ông Mathide Touvier – giám đốc nghiên cứu của Inserm, Pháp.
Nhằm mục đích thực hiện chương trình của Liên Hợp Quốc, các nhà nghiên cứu đã phải thực hiện cùng một lúc ba nhiệm vụ: xây dựng cơ sở dữ liệu về thực phẩm ở 195 quốc gia; phân biệt các loại thực phẩm chứa các chế độ dinh dưỡng khác nhau (muối, đường, axit béo, chất xơ, v.v.) hoặc những loại thực phẩm gây bệnh; cuối cùng là đưa ra chế độ dinh dưỡng hợp lý cho cá nhân hoặc cộng đồng.
Hệ thống GBD hoạt động dựa trên dữ liệu của 195 quốc gia khác nhau về thực phẩm của từng quốc gia, chi tiệu hộ gia đình, số liệu tiêu thụ thực phẩm…
Theo Le Monde
Tuổi thọ trung bình trên thế giới tăng thêm 5,5 năm - nữ giới sống thọ hơn
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 4/4 công bố báo cáo cho thấy tuổi thọ trung bình trên toàn thế giới đã tăng thêm 5,5 năm trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2019, trong đó nữ giới sống lâu hơn nam giới.
Cụ ông Masazo Nonaka (phải) người Nhật Bản được tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới trao bằng chứng nhận "người đàn ông sống thọ nhất trên thế giới" hồi tháng 4/2018. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo cáo Tổng quan thống kê y tế thế giới năm 2019 của WHO do tác giả Richard Cibulskis chủ biên cho biết, ngoài tuổi thọ trung bình trên toàn thế giới tăng từ 66,5 lên 72 tuổi, tuổi thọ khỏe mạnh - có nghĩa là số năm cá nhân sống khỏe mạnh đã tăng từ 58,5 tuổi vào năm 2000, tăng lên 63,3 tuổi vào năm 2016. Tuổi thọ trung bình của người dân ở các nước có thu nhập thấp thấp hơn 18,1 năm so với người dân sống ở các nước có thu nhập cao.
Báo cáo nhấn mạnh thái độ khác nhau đối với chăm sóc sức khỏe giữa nam và nữ đã giúp giải thích sự khác biệt về tuổi thọ giữa 2 giới. Chẳng hạn ở các quốc gia có dịch HIV lan rộng, nam giới ít đi xét nghiệm HIV hơn, do đó khả năng tiếp cận với các liệu pháp kháng virus hạn chế dẫn đến khả năng tử vong vì các bệnh liên quan đến AIDS cao hơn so với phụ nữ.
Theo kết quả nghiên cứu được công bố, trong số 40 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới hiện nay, có 33 nguyên nhân góp phần đáng kể vào việc giảm tuổi thọ ở nam giới so với nữ giới. Kết quả trên cũng phù hợp với dữ liệu nghiên cứu vào năm 2016 chỉ ra rằng xác suất một người đàn ông 30 tuổi tử vong vì căn bệnh không lây nhiễm như bệnh tim trước 70 tuổi, cao hơn 44% so với phụ nữ cùng độ tuổi.
Báo cáo của WHO nhấn mạnh đến sự cần thiết phải ưu tiên chăm sóc sức khỏe ban đầu, thúc đẩy quản lý hiệu quả các bệnh không truyền nhiễm và hạn chế các yếu tố rủi ro.
Hữu Thanh
Theo baotintuc.vn
Những loại vắc-xin cần tiêm phòng trước khi mang thai để khỏe cả con lẫn mẹ Việc tiêm phòng trước khi chuẩn bị có em bé cũng vô cùng quan trọng mà các mẹ nên nhớ. Việc tiêm chủng từ lâu đã là điều cần thiết để bảo vệ cơ thể khỏi những dịch bệnh bên ngoài. Đặc biệt các mẹ khi mang thai cũng đừng nên chủ quan lơ là điều này, bởi khi mang thai chẳng may...