Tưởng là bị nhiệt lưỡi, ngờ đâu lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư mà nhiều người không hay biết
Hãy chú ý nếu thấy vùng lưỡi của mình xuất hiện những vết loét kéo dài quá 1 tháng. Bởi đôi khi, nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư lưỡi mà bạn không hề ngờ tới.
Ung thư lưỡi là một loại ung thư hiếm gặp nhưng bệnh vẫn có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, do bệnh này thường dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng nhiệt miệng nên đa phần chúng ta phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn cuối.
Điển hình như một trường hợp ở tỉnh Giang Tây (Trung Quốc) đã gặp phải triệu chứng nhiệt lưỡi suốt hơn 2 tháng. Bệnh nhân là nữ giới, họ Vương, hiện đang làm giáo viên. Dù đã thay đổi chế độ ăn hàng ngày với những món mát, có tính giải nhiệt nhưng vết nhiệt trên lưỡi của cô Vương vẫn cứng đầu không chịu biến mất.
Đáng lo hơn, sau 2 tháng, tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng lan rộng và gây đau rát vùng lưỡi. Điều này làm cản trở việc dạy học của cô Vương và gây khó khăn khi ăn uống.
Vì quá đau đớn nên cô Vương quyết định tới bệnh viện để kiểm tra. Tại đây, bác sĩ nghi ngờ vết nhiệt trên lưỡi của cô Vương là triệu chứng bệnh ung thư nên đã làm một số xét nghiệm sinh thiết. Sau đó, bác sĩ thông báo cô Vương đã mắc bệnh ung thư lưỡi.
Theo hình chụp xét nghiệm, trên lưỡi của cô Vương có 2 khối u nhỏ. Khối u nhỏ hơn bên phải chỉ cần mổ cục bộ và khâu lại là được. Nhưng không may, khối u bên trái lại lớn hơn nên bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật đục và cắt bỏ gần nửa chiếc lưỡi của cô Vương. Sau 6 tiếng, các bác sĩ đã thực hiện thành công ca phẫu thuật này. Hiện tại, cô Vương đã dần hồi phục và chuẩn bị được xuất viện.
Video đang HOT
Chia sẻ thêm về trường hợp này, bác sĩ cho biết: “Mặc dù cuộc phẫu thuật đã thành công nhưng cô Vương lại quá bỏ bê bản thân khi chịu đựng vết nhiệt to như vậy trong hơn 2 tháng. Nếu để muộn hơn thì nguy cơ cao còn phải cắt bỏ cả chiếc lưỡi của mình”.
Để tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm như cô Vương, bạn nên chú ý phân biệt rõ giữa triệu chứng của bệnh nhiệt miệng và ung thư lưỡi nhé!
Các triệu chứng trên của bệnh ung thư lưỡi được chia làm 2 giai đoạn, bao gồm giai đoạn đầu và giai đoạn toàn phát. Việc phát hiện ung thư lưỡi với những dấu hiệu đặc trưng như trên không hề khó. Đặc biệt, khi nhận thấy mình có những biểu hiện trên thì cần chủ động tới gặp bác sĩ để điều trị ngay.
Một vài lưu ý để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh nhiệt miệng và ung thư lưỡi:
Đừng đợi đến khi phát hiện bệnh mới đi chữa trị mà bạn nên chủ động phòng tránh ngay từ bây giờ. Dưới đây là một vài lưu ý mà bạn nên nắm rõ:
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nạp đủ nước và rau xanh, trái cây mỗi ngày.
- Vệ sinh răng miệng kỹ sau khi ăn.
- Không tự ý uống thuốc để giảm đau, bởi điều này sẽ làm vết nhiệt sưng to và lâu lành hơn.
- Hạn chế tiêu thụ đồ có cồn như rượu bia.
Source (Nguồn): Huanqiu
Tưởng nhiệt miệng, chàng trai 19 tuổi phát hiện ung thư lưỡi
Nam thanh niên tại TP HCM phát hiện ung thư lưỡi sau thời gian bị vết loét như nhiệt miệng, uống thuốc không khỏi.
Cách đây khoảng 4 tháng, bệnh nhân xuất hiện vết loét nhỏ ở lưỡi, tưởng nhiệt miệng nên mua thuốc uống. Gần đây lưỡi loét hơn, ăn uống khó khăn, anh đến Bệnh viện Ung bướu TP HCM thăm khám và phát hiện ung thư lưỡi giai đoạn 3.
Tiến sĩ Bùi Xuân Trường, Trưởng Khoa Ngoại 5, Bệnh viện Ung Bướu TP HCM cho biết đây là bệnh nhân ung thư lưỡi trẻ nhất mà ông gặp trong 30 năm làm việc tại bệnh viện. Khối u đã ăn sâu vào đáy lưỡi. Ngày 22/10, hai ê kíp bác sĩ đã trải qua 5 giờ phẫu thuật cắt hơn nửa lưỡi, nạo hạch cổ và tái tạo lưỡi mới từ vạt da đùi cho bệnh nhân.
Chàng trai có chiếc răng sâu nhọn đâm vào lưỡi gây nhiễm trùng nên bác sĩ nhổ răng để hậu phẫu tốt hơn. Trước đây những ca thế này bác sĩ không dám phẫu thuật vì kỹ thuật mổ và tạo hình phức tạp, rủi ro cao. "Nhưng nếu không làm bệnh nhân trẻ sẽ mất cơ hội sống nên chúng tôi cố gắng đến cùng", bác sĩ Trường chia sẻ.
Bác sĩ Trường thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật. Ảnh: Lê Phương.
Theo bác sĩ Trường, trước kia ung thư lưỡi gặp chủ yếu ở bệnh nhân trên 50-60 tuổi. Gần đây bệnh có xu hướng trẻ hóa, gặp nhiều ở tuổi dưới 40. Trong tuần qua, ngoài nam bệnh nhân 19 tuổi, bác sĩ Bệnh viện Ung bướu TP HCM còn phẫu thuật cho nữ bệnh nhân 26 tuổi mắc bệnh này.
Nguyên nhân ung thư lưỡi chưa xác định rõ, nổi lên một số yếu tố nguy cơ là hút thuốc lá, uống chất kích thích, vệ sinh răng miệng kém, chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin A, C, D, thói quen nhai trầu, xỉa thuốc. Gần đây các nhà nghiên cứu nghi ngờ yếu tố virus HPV có liên quan đến bệnh.
Giai đoạn sớm, có thể gặp các dấu hiệu bệnh như cảm giác hơi vướng ở lưỡi, lúc khám chỉ thấy một vùng dày lên, hoặc vùng biến đổi màu, vết loét nhỏ. Các triệu chứng thường giống nhiệt miệng nên dễ bị bỏ qua. Giai đoạn trễ hơn bệnh nhân đau, xuất huyết, tiết nước miếng nhiều, có mùi hôi do bướu nhiễm trùng, lưỡi khó cử động. Khám thấy khối bướu chồi sùi rõ như bông cải, có thể có vết loét xâm nhiễm cứng trong miệng. Giai đoạn cuối bướu xâm lấn sâu hơn, xuất huyết, đau nhức, khó nuốt, di căn hạch cổ, làm cho bệnh nhân suy kiệt, tử vong.
Phát hiện và điều trị sớm tỷ lệ khỏi bệnh cao. Tỷ lệ sống còn trên 5 năm của bệnh nhân giai đoạn 1-2 khoảng 70-80%, giai đoạn 3-4 còn khoảng 30-40%. Hiện nay sau khi mổ cắt phần lưỡi chứa bướu, các bác sĩ có thể tái tạo lưỡi hướng đến mục đích phục hồi chức năng phát âm, nuốt, cảm giác, cử động lưỡi.
Lê Phương
Theo VNE
Cả nhà 4 người đều mắc bệnh ung thư phổi: Đây là triệu chứng cảnh báo mọi người cần lưu ý Bệnh ung thư phổi là một trong những căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất. Người không hút thuốc, uống rượu, thể trạng tốt vẫn có thể mắc bệnh. Ung thư phổi là một trong những căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất. Người không hút thuốc, uống rượu, thể trạng tốt vẫn có thể mắc bệnh. Theo kinh...