Tưởng khúc gỗ, té ngửa nhận ra là “đồ chơi người lớn” 2.000 tuổi
Sau nhiều năm nghiên cứu một khúc gỗ tìm thấy tại pháo đài Vindolanda, Northumberland, Anh, các nhà khảo cổ tin rằng, cổ vật 2.000 tuổi này là đồ chơi người lớn.
Vào năm 1992, các nhà khảo cổ khai quật được một khúc gỗ tìm thấy tại pháo đài Vindolanda của người La Mã cổ đại ở Northumberland, Anh. Ban đầu, họ cho rằng, đây là công cụ may vá. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu gần đây chỉ ra cổ vật 2.000 tuổi này có thể là đồ chơi người lớn.
Cổ vật trên có chiều dài khoảng 16 cm. Nó có một đầu tròn và thon hơn so với đầu còn lại. Các nhà khoa học cho rằng kích thước ban đầu của món đồ này lớn hơn. Tuy nhiên, do được làm từ gỗ nên nó bị co ngót, cong vênh theo thời gian.
Hiện vật được tìm thấy trong một mương nước cùng với các đôi giày, phụ kiện quần áo, những sản phẩm may vá khác.
Video đang HOT
Những phát hiện này khiến các nhà nghiên cứu ban đầu cho rằng cổ vật dài 16 cm là dụng cụ may vá.
Tiến sĩ Rob Collins – một trong những chuyên gia thuộc nhóm nghiên cứu cho hay kết quả phân tích mới cho thấy cổ vật khoảng 2.000 tuổi đó có thể được người La Mã sử dụng làm đồ chơi người lớn.
“Nếu thực sự như vậy thì cổ vật này có thể là đồ chơi người lớn lâu đời nhất nước Anh”, Tiến sĩ Rob Collins nói.
Cổ vật được Đại học Newcastle và Đại học Dublin cùng giám định. Các chuyên gia tin rằng đây là đồ chơi người lớn đầu tiên làm bằng gỗ từng được thu thập từ thời kỳ La Mã.
Hình dạng của cổ vật 2.000 tuổi trên tương tự với hình mô phỏng dương vật xuất hiện trong nhiều món đồ của người La Mã cổ đại như tranh khảm, bích họa, đồ trang trí, mặt dây chuyền đeo cổ.
Người dân La Mã cổ đại sử dụng rộng rãi các món đồ trên trong đời sống hàng ngày như một cách để bảo vệ khỏi những điều xui xẻo, xua đuổi ma quỷ.
Nóng: Phát hiện dấu vết nền văn minh lâu đời nhất thế giới
Các chuyên gia thông báo mới tìm thấy tàn tích cung điện khoảng 4.500 tuổi ở Iraq. Phát hiện này được cho là chứa thông tin quan trọng về nền văn minh lâu đời nhất thế giới.
Khám phá mới đây ở Tello là kết quả của Dự án Girsu - một sáng kiến chung nhằm cứu các di sản đang bị đe dọa do Bảo tàng Anh, Ủy ban Cổ vật và Di sản Nhà nước của Iraq và Bảo tàng Getty ở Mỹ dẫn đầu.
Tello là tên tiếng Arab hiện đại của thành phố Girsu cổ đại. Thành phố này của người Sumer. Girsu là một trong những thành phố được thành lập sớm nhất trên thế giới. Người Sumer đã phát minh ra chữ viết, xây dựng những thành phố đầu tiên và tạo ra những bộ luật đầu tiên.
Các nhà khảo cổ phát hiện tàn tích thành phố Girsu cách đây 140 năm đã tiết lộ sự tồn tại của nền văn minh Sumer cũng như giúp làm sáng tỏ một số di tích quan trọng nhất trong nghệ thuật và kiến trúc Lưỡng Hà.
Những bức tường gạch bùn đầu tiên của cung điện đã được xác định vào mùa thu năm 2022 và hơn 200 bảng khắc chữ hình nêm, hồ sơ hành chính của thành phố Girsu. Sau đó, chúng được đưa đến Bảo tàng Iraq ở Baghdad để lưu giữ, bảo quản và phục vụ hoạt động nghiên cứu.
Tiến sĩ Hartwig Fischer, Giám đốc Bảo tàng Anh, cho biết: "Mặc dù kiến thức của chúng ta về nền văn minh Sumer ngày nay vẫn còn hạn chế nhưng Dự án Girsu và việc tìm thấy tàn tích cung điện và đền thờ có tiềm năng to lớn giúp chúng ta hiểu biết về nền văn minh quan trọng này, làm sáng tỏ quá khứ và thông báo cho tương lai".
Tiến sĩ Sebastien Rey, người phụ trách khu vực Mesopotamia cổ đại và giám đốc Dự án Girsu cho hay cung điện 4.500 năm tuổi mới phát hiện có thể nắm giữ "chìa khóa" quan trọng để giải mã thêm những thông tin về Sumer - một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới.
Liên quan đến phát hiện này, Bộ trưởng Văn hóa Iraq, ông Ahmed Fakak Al-Badrani nhận định: "Các cuộc khai quật khảo cổ học của Anh ở Iraq sẽ tiếp tục tiết lộ các thời đại cổ đại quan trọng của Lưỡng Hà bởi đây là bằng chứng xác thực cho mối quan hệ bền chặt giữa hai nước nhằm tăng cường hợp tác chung".
Ngày này năm xưa: Hoàng đế khét tiếng nhất lịch sử Trung Quốc ra đời, để lại thành tựu muôn đời nhưng tiếng ác cũng ngàn năm Tần Thủy Hoàng chính là vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc. Ông là người đã chấm dứt thời kỳ Chiến quốc, thống nhất Trung Quốc. Nhiều người gọi ông là vị minh quân, nhưng không ít người nói rằng ông là một vị bạo chúa trong triều đại của mình. Tần Thủy Hoàng chính là vị hoàng đế đầu tiên của...