“Tướng hiếu chiến” thành tân Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vừa thay Bộ trưởng Quốc phòng nước này bằng một vị tướng được cho là hiếu chiến, trong một động thái nhằm tăng cường sự kiểm soát quân đội.
Ông Kim Kyok-sik (giữa) vừa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên.
Hãng tin Yonhap ngày 29.11 dẫn lời một quan chức cao cấp giấu tên của Hàn Quốc cho biết, Phó Nguyên soái Kim Jong-gak bị mất chức Bộ trưởng Quốc phòng chỉ 7 tháng sau khi nhận nhiệm vụ.
Vị trí Bộ trưởng Quốc phòng được thay thế bằng ông Kim Kyok-sik- một vị tướng có quan điểm cứng rắn và được cho là người đạo diễn vụ Triều Tiên đánh chìm tàu chiến Hàn Quốc và tấn công pháo binh lên đảo biên giới năm 2010.
Các nhà phân tích cho rằng cuộc tái cải tổ nói trên- nếu được xác nhận, là động thái mới nhất trong hàng loạt thay đổi nhân sự cấp cao do ông Kim Jong-un tiến hành kể từ khi tiếp quản vị trí lãnh đạo sau cái chết của người cha Kim Jong-il một năm trước đây.
“Kim Jong-un nắm chặt quân đội bằng cách thay các vị tướng lĩnh hàng đầu bằng những nhân vật trung thành” – Yang Moo-jin- Giáo sư Đại học nghiên cứu Triều Tiên, cho hay.
Hồi tháng 7, Hyon Yong-chol- một vị tướng ít tên tuổi- đã trở thành tổng tham mưu trưởng- một vị trí quan trọng điều hành quân đội gồm 1,2 triệu quân. Người bị mất chức là ông Ri Yong-ho- một nhân vật thân cận với Kim Jong-un, vì lý do “ sức khỏe”.
Video đang HOT
Ông Ri là người có công giúp tập hợp sự ủng hộ đối với ông Kim Jong-un, sau khi cha ông qua đời. Việc ra đi đột ngột của ông đã làm dấy lên nhiều đồn đoán.
Theo laodong
"Quyền lực" của các loại pháo trong chiến tranh Việt Nam
Pháo binh là lực lượng chi viện hỏa lực rất quan trọng trong quyết định thắng bại của cuộc chiến.
Trong những năm của thế kỷ 20, chiến tranh được mở màn bằng các đợt khai hỏa của pháo binh. Sức mạnh của đợt pháo kích có vai trò rất quan trọng là đòn đánh phủ đầu lên khả năng kháng cự của đối phương.
Kết thúc đợt pháo kích, thiết giáp cùng bộ binh sẽ xông lên chiếm lĩnh chiến trường. Trong quá trình đó, pháo binh ở phía sau tiếp tục chi viện hỏa lực, ngăn cản sự kháng cự của đối phương. Năng lực pháo đấu pháo cũng có vai trò rất quan trọng, thắng lợi trong cuộc pháo đấu pháo này có ý nghĩa rất quan trọng cho bên tấn công hay phòng thủ.
Chiến tranh Việt Nam là một minh chứng rất rõ cho vai trò quan trọng của pháo binh. Nơi thắng, bại nằm phần lớn trong tay của các cuộc đấu pháo, các loại pháo chiến trường hạng nặng mà Liên Xô đã viện trợ cho chúng ta đã chứng tỏ sức mạnh vượt trội trước các loại pháo mà Mỹ viện trợ cho VNCH.
M46-130mm
Pháo M-46 là loại pháo mặt đất nòng dài dùng yểm trợ cấp chiến dịch do Liên Xô chế tạo và đưa vào sử dụng năm 1954, cũng như các loại pháo xe kéo khác, nó được gắn trên 1 khung có 2 bánh xe bọc cao su, có thể kéo đi bằng xe tải hay xe thiết giáp.
Hệ thống hãm giật 2 xilanh được đặt trên và dưới nòng pháo, pháo có 1 khiên chữ V bảo vệ tổ pháo , tuy nhiên khả năng bảo vệ của khiên này khá hạn chế và tổ đội dễ bị tổn thương trước đạn đối phương.
M46 của quân đội Nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Quảng Trị 1972 (ảnh tư liệu)
M-46 là loại pháo nòng súng dài và mỏng, bắn góc thấp, cho phép tầm bắn xa có thể tới 27,5 km, đến 38km nếu dùng đạn pháo tăng tầm, sơ tốc đạn lớn nên khả năng bắn gián tiếp của súng rất tốt.
Chính vì khả năng này nên súng được trang bị trong các trung doàn pháo binh ở tuyến đầu hay làm pháo yểm trợ tầm xa cấp chiến dịch, ngoài khả năng yểm trợ bộ binh, súng còn được sử dụng để đấu pháo rất lợi hại.
Pháo cũng có khả năng chống tăng cực kỳ lợi hại khi bắn trực tiếp với khả năng xuyên giáp đáng kinh ngạc. Pháo được trang bị hệ thống hồng ngoại nhìn đêm để hỗ trợ khả năng bắn trực tiếp.
Pháo 130mm M-46 đã tạo cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một ưu thế vượt trội về pháo binh so với VNCH. Với tầm bắn xa hơn, pháo M-46 luôn chiếm ưu thế trong các cuộc đấu pháo. Pháo 155mm của Mỹ tầm bắn chỉ có 13km so với 27km của M-46, còn "Vua chiến trường" M-107 tầm bắn cũng cỡ 30km nhưng tốc độ nạp đạn lại chậm hơn và khả năng bắn gián tiếp cũng không bằng M-46.
M-107 - "Vua chiến trường"
Với cỡ nòng lên đến 175mm, M-107 được mạnh danh là "Vua chiến trường" với sức mạnh hỏa lực ghê gớm.
Đây là loại pháo tự hành lớn nhất trong chiến tranh Việt Nam, với nòng dài đến 9,15, M-107 đạt tầm bắn đến 34km và có khả năng bắn đạn hạt nhân.
M-107 tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh.
M-107 có máy nâng và nạp đạn bằng thiết bị thủy lực. Dù có sức mạnh vượt trội về hỏa lực, tuy nhiên M-107 có tốc độ bắn chậm (1 phát/phút) và khả năng ẩn nấp tương đối kém nên thường tỏ ra thua thiệt trong đấu pháo. Trong các chiến dịch lớn như Khe Sanh, Đường 9 Nam Lào, Quảng Trị, Chiến dịch Hồ Chí Minh. M-107 của VNCH đã bị M-46 của quân đội Nhân dân Việt Nam lấn át.
D-74 122mm
Là loại pháo mặt đất kéo xe cở nòng 122mm, được sản xuất tại Liên Xô vào những năm 1950, pháo có 2 xilanh giảm giật bố trí phía trên, với 2 tấm kiên che chắn 2 bên tương tự như M-46. D-74 có nòng dài 6,45m, tầm bắn đạt 24km.
Pháo nòng dài D-74 122mm.
Tương tự M46, D-74 có khả năng bắn gián tiếp rất tốt, đây là loại pháo chủ lực cấp chiến dịch của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ và đến hôm nay. Tuy không có sức mạnh hỏa lực như M-114 155mm của VNCH, nhưng D-74 có tốc độ bắn rất nhanh 8-10 phát/phút.
M-114 155mm
M-114 là loại đại bác nòng ngắn, đây là loại pháo chủ lực của VNCH, loại đại bác này không có tấm kiên che chắn hai bên, nên kíp trắc thủ vận hành phải phơi mình ra để chiến đấu và rất dễ bị tổn thương bởi mảnh pháo của đối phương.
M114-155mm tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh (ảnh Trung Hiếu).
Pháo có xilanh giảm giật ở phía trên, việc vận hành loại đại bác này khá vất vả. M114 có nòng dài chỉ 2,4 mét, tầm bắn tối đa chỉ đạt 14,6km, tốc độ bắn chậm 4 viên/phút. Tầm bắn hạn chế, tốc độ bắn lại chậm M114 luôn tỏ ra thua thiệt trong các cuộc đấu pháo tay đôi với M46 và D-74. Chính nhờ vào ưu thế vượt trội về pháo binh đã góp phần quan trọng trong thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước của quân và dân Việt Nam.
Theo ANTD
Hàn Quốc chế tạo tên lửa phá căn cứ ngầm Đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc trúng đạn pháo của CHDCND Triều Tiên hồi tháng 11.2010 - Ảnh: Bloomberg Một nhà lập pháp thuộc Ủy ban Quốc phòng của quốc hội Hàn Quốc ngày 18.9 cho biết nước này đã phát triển được một tên lửa đạn đạo tầm ngắn nhằm phá hủy các căn cứ pháo binh dưới lòng đất ở CHDCND Triều...