Tưởng “giật tít” là hay, nữ streamer ngẩn người khi nhận án phạt kịch khung
Khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới nhưng nếu streamer đi quá giới hạn, nền tảng phát sóng vẫn thẳng tay quyết án.
Câu chuyện đang được nhắc đến là vụ việc thu hút sự quan tâm lớn trong những ngày gần đây của cộng đồng VALORANT. Cụ thể, nữ streamer xinh đẹp có tài khoản là Meiashes đã bị Twitch “sờ gáy” sau một buổi live bùng nổ.
Theo đó, cô nàng gợi cảm này đã đặt tiêu đề cho buổi phát sóng với nội dung ẩn chứa nhiều hàm ý. Trong đó, có cả ý nghĩa dung tục, nhạy cảm. Meiashes tự tin cho rằng mình rất lanh lợi khi đặt tít như vậy, vừa khơi dậy sự tò mò, hút người xem đồng thời vẫn có thể “lách luật” nếu bị phát hiện. Song nền tảng cũng đã nhận ra cách chơi chữ khôn lỏi này, lập tức có động thái “tuýt còi”.
Tưởng chừng chỉ bị cảnh cáo thế nhưng cô nàng phải nhận kết đắng với trò “nghịch dại” này. Thậm chí, Twitch dứt khoát đưa ra án phạt nặng nhất, khiến nữ streamer bị ban tài khoản vĩnh viễn.
Thực tế, người theo dõi suy luận rằng, buổi livestream này chỉ là cái cớ để nền tảng phát sóng này ra lệnh cấm. Trước đó, việc Meiashes thường xuyên có những hình ảnh khoe vóc dáng táo bạo, diện trang phục thiếu vải, phản cảm trên kênh đã bị rơi vào tầm ngắm. Và pha “giật tít”, “câu view” này vượt quá giới hạn của Twitch, trực tiếp “chọc vào tổ kiến lửa” trong khi họ đang cố gắng xây dựng môi trường ngày càng lành mạnh hơn.
Dẫu cho ở thời điểm hiện tại, Meiashes thu về lượng người theo dõi vượt trội so với giai đoạn trước, chỉ số tương tác trên nền tảng xã hội tăng đột biến, thế nhưng chưa rõ nữ streamer này sẽ có dự tính gì sau khi lĩnh án phạt nặng của Twitch.
Video đang HOT
Không từ bỏ việc học dù từng run vì đói, một cái cặp cũng 'chỉ là mơ'
Mồ côi, thể chất không tốt, nhưng Kim Mỹ vượt qua tất cả để được học và cô gái người Raglai vừa trúng tuyển vào ngành luật của Trường đại học Quy Nhơn.
Bạn Cao Thị Kim Mỹ phụ phát cơm cho nhiều người ở Trung tâm Bảo trợ xã hội huyện Khánh Sơn - Ảnh: MINH CHIẾN
Giữa thung lũng mây xã Ba Cụm Bắc (huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa) có một ngôi nhà chung của những mảnh đời bất hạnh từ các cụ già đến những em thơ... Nhiều ngày qua, mọi người ở Trung tâm Bảo trợ xã hội huyện Khánh Sơn ai cũng vui khi hay tin "chị cả" Cao Thị Kim Mỹ đỗ vào ngành luật Trường đại học Quy Nhơn.
Vào trung tâm bảo trợ xã hội để tiếp tục đ ược học
Vừa phụ phát cơm, dọn bàn ghế cho mọi người tại trung tâm, đợi đến khi mọi người ngồi ăn ổn định, Mỹ mới lo cho bữa trưa của mình. Có bé gái tầm 6-7 tuổi xới cơm nhưng không chịu ăn, mắt rưng rưng chực khóc, vậy là Mỹ liền đến dỗ dành, ôm em vào lòng.
Mỹ kể lúc mới vào trung tâm, em cũng như các em nhỏ tại đây, đầy bỡ ngỡ, nhớ nhà lại ra sân khóc một mình.
Cô nữ sinh người Raglai Cao Thị Kim Mỹ với ước mơ trở thành nữ luật sư - Ảnh: MINH CHIẾN
Ngập ngừng một lúc, Mỹ tâm sự rằng: "Lúc mẹ mất, mấy anh em không biết bấu víu vào ai, cứ tự nuôi nhau mà sống. Trong nhà không có gì, toàn bộ áo quần của em là đồ được các đoàn từ thiện cho. Em luôn phải nhịn ăn sáng, có hôm vì đói mà cầm bút cũng run. Lúc đó thích một cái cặp mới, một đôi dép mới nhưng không có được".
Không từ bỏ, cô nữ sinh xé từng trang giấy đóng thành tập để học, sách được thầy cô cho, còn chiếc cặp là bì đựng hồ sơ bằng nhựa.
Biết được hoàn cảnh của Mỹ, cán bộ trong Trung tâm Bảo trợ xã hội huyện Khánh Sơn đã đến vận động em vào trung tâm để có cuộc sống tốt hơn. Mới đầu Mỹ rất băn khoăn, nửa muốn đi, nửa lại không vì không nỡ xa anh và các cháu.
"Nhưng lúc đó nhà khó khăn quá, em không muốn làm gánh nặng của anh nên đã đồng ý vào trung tâm. Em muốn vào đây để có thể tiếp tục đi học như các bạn, em biết chỉ có học mới thoát được cái nghèo, cái khổ" - Mỹ nói.
Cô Bo Bo Thị Đào, người quản lý chăm sóc và giáo dục trẻ tại trung tâm, cho hay vì cùng là người Raglai nên cô có thể hiểu được văn hóa, ngôn ngữ và dễ dàng tiếp xúc với Mỹ. Từ lâu mọi người tại đây đều xem nhau như một gia đình, nhưng mỗi người lại có một câu chuyện, hoàn cảnh riêng. Trong đó Mỹ là người đặc biệt khi vào trung tâm ở độ tuổi bắt đầu dậy thì, khá nhạy cảm.
"Tôi theo sát từ khi em vào trung tâm đến bây giờ. Những em nhỏ 5, 6 tuổi vào đây ngày đầu các em có thể quấy khóc nhưng mau quên và dễ hòa nhập, còn Mỹ vào đây khi đã 12 tuổi, em ít thể hiện cảm xúc ra ngoài, tuy nhiên chúng tôi hiểu bên trong em luôn có nhiều nỗi buồn.
Hồi mới vào em hay ra một góc sân ngồi thẫn thờ, cả một khoảng thời gian dài em lặng im, rất ít khi nói chuyện vì tủi thân, các thầy cô tại trung tâm phải động viên rất nhiều" - cô Đào cho hay.
Từ lâu Mỹ đã xem những cô giáo, cán bộ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội huyện Khánh Sơn như những người mẹ, người chị của mình.
"Em chẳng có gì để đền đáp nên chỉ ráng học thật tốt"
"Lúc mới vào sức học của Mỹ không bằng các bạn, người gầy gò, thiếu dinh dưỡng. Vậy là các thầy cô ở trung tâm người thì dạy thêm để em nâng cao kiến thức, rồi còn bổ sung dinh dưỡng cho em. Nhìn em thay đổi qua từng ngày, dần cởi mở, tinh thần học tập ngày càng tiến bộ, chúng tôi rất vui" - cô Đào nói.
Mồ côi, khó khăn, thể chất không được tốt, nhưng Mỹ vượt qua tất cả để sống và học. Mỹ vừa trúng tuyển vào ngành luật của Trường đại học Quy Nhơn. "Những người làm công tác nuôi dạy, giáo dục trẻ ở đây không có gì hạnh phúc hơn khi các em đạt được những thành tích, kết quả tốt trong học tập. Việc Mỹ đỗ vào trường em yêu thích làm chúng tôi cũng vui lây" - cô Đào tâm sự.
Bữa cơm trưa của những cụ già, em nhỏ tại trung tâm - Ảnh: MINH CHIẾN
Theo cô Nguyễn Trần Thúy Vân - giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội huyện Khánh Sơn, tại trung tâm đang chăm sóc 26 người (12 người lớn và 14 trẻ em). "Những bé ở đây chịu nhiều thiệt thòi và kém may mắn. Việc Mỹ đỗ vào đại học là niềm vui của mọi người tại trung tâm và cũng là động lực để các em nhỏ noi theo" - cô Vân nói.
Ngước nhìn cô Đào, cô Vân, Mỹ bẽn lẽn nói rằng từ lâu em đã xem các thầy cô ở đây như những người mẹ, người chị. "Lúc em bị ốm, sốt, người nấu những chén cháo, mua từng bì thuốc luôn là các cô. Nếu ở ngoài, em phải tự lo vì không có ai quan tâm. Em chẳng có gì để đền đáp công ơn này nên chỉ ráng học thật tốt, để sau này có thể quay lại giúp các em nhỏ tại đây.
Các cô còn dặn ra ngoài đó có gì khó khăn cứ gọi điện về, nhưng em sẽ cố vượt qua, chứ gọi về sợ nhớ mọi người rồi khóc mất. Em sẽ đi làm thêm với đăng ký ở ký túc xá để giảm bớt tiền sinh hoạt phí" - Mỹ dự định.
Mỹ cũng tâm sự rằng lý do em chọn ngành luật không chỉ vì muốn hiểu rõ hơn về luật pháp hay làm một nữ luật sư, bảo vệ cho lẽ phải, mà quan trọng hơn là phổ biến những quy định cho người dân tại huyện miền núi còn khó khăn như Khánh Sơn.
"Em hầu như không nhớ mặt ba vì ông bỏ nhà đi từ sớm, một mình mẹ làm lụng nuôi 6 người con, sau em còn một em trai nữa. Mẹ em cũng mất sớm, em sống ở nhà anh trai. Ban ngày anh lên rẫy trồng keo, trồng sắn, em ở nhà nấu cơm, trông cháu, đôi khi còn giã gạo thuê kiếm ít đồng cho anh đi chợ" - Mỹ kể.
Thiếu nhi Việt Nam tự hào và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Với chủ đề "Thiếu nhi Việt Nam tự hào và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc", chương trình giao lưu văn hóa thiếu nhi các dân tộc đã thu hút hơn 200 em từ 7 tỉnh, thành khu vực phía nam tham dự. Tối ngày 26.9 tại Bình Phước, Hội đồng Đội T.Ư phối hợp với T.Ư Hội Liên hiệp phụ...