Tượng đồng 400 năm của người cậu chúa Nguyễn Hoàng
Hàng thế kỷ nay, người dân thôn Trà Liên Tây ( xã Triệu Giang, Triệu Phong, Quảng Trị) xem tượng đồng tạc ngài Nguyễn Ư Dĩ là vật linh thiêng.
Theo sử sách, Thái phó Uy quận công Nguyễn Ư Dĩ là cậu ruột, nuôi dạy Nguyễn Hoàng từ lúc 2 tuổi. Thấy cháu “tướng mạo khôi ngô, vai lân lưng hổ”, biết là “bậc phi thường” nên khuyên sớm kiến công lập nghiệp. Năm 1558, Nguyễn Hoàng khi ấy 34 tuổi được Nguyễn Ư Dĩ phò tá, mang theo gia quyến và hàng nghìn đồng hương thân tín vào chọn đất Ái Tử (nay là huyện Triệu Phong, Quảng Trị) lập dinh trại.
Nhờ danh tiếng của Nguyễn Ư Dĩ mà hào kiệt tìm về, biến vùng đất này thành nơi màu mỡ, trù phú. Ái Tử trở thành kinh đô đầu tiên của Đàng Trong trong suốt 68 năm (từ 1558 đến 1626), gắn liền với tên tuổi của chúa Nguyễn Hoàng và công lao của Nguyễn Ư Dĩ. Khi mất đi, ông được đúc tượng đồng để thờ… Trải qua 400 năm, bức tượng vẫn tồn tại, trở thành linh vật của dân làng Trà Liên, nơi ngài Nguyễn Ư Dĩ có công mở cõi.
Tượng đồng quan thái phó Nguyễn Ư Dĩ. Ảnh: Hoàng Táo
Tượng Nguyễn Ư Dĩ được đúc bằng đồng vào khoảng thế kỷ 17, ở tư thế ngồi ghế thấp, cao 0,62 m, phần vai rộng 0,3 m. Mặt tượng chữ điền, mũi cao, cằm vuông, râu dài, tai to, đội mũ quan hai lớp, chân đi hia để lộ phần mũi. Toàn thân được khoác tấm áo choàng rộng phủ từ vai xuống, vắt trên hai chân.
Theo ông Trịnh Minh Toàn (62 tuổi, nguyên trưởng ban điều hành làng Trà Liên), thời kháng chiến chống Pháp và Mỹ, làng có ngôi chùa Liễu Bông với 3 gian thờ thì gian chính giữa thờ ngài Nguyễn Ư Dĩ. Năm 1972, ngôi chùa bị tàn phá, nhưng bức tượng vẫn còn. Một năm sau, Hiệp định Paris được ký kết, bom đạn ngừng rơi nên người dân dựng lại nhà thờ tạm bằng tre.
Bức tượng quý nhiều lần bị kẻ trộm nhòm ngó nhưng đều được phát hiện. Năm 1976, kẻ trộm khiêng tượng ngài đi rồi vùi dưới cát bên sông Thạch Hãn ở gần làng. “Người dân phát hiện tượng bị mất nên vô cùng nóng ruột, hò nhau đi tìm khắp làng. Lúc bấy giờ, mùa hè nước cạn, bà con thấy dấu vết ở bờ sông nên dùng thanh sắt chọc xuống, cuối cùng cũng tìm thấy ngài”, ông Toàn kể.
“Bình thường thì 4 người gánh ngài không nổi, nhưng lúc đó tìm được ngài mừng quá nên mọi người bánh băng băng đi nhẹ nhõm”, ông Toàn kể tiếp. Sau lần đó, dân làng mang tượng về đặt sát bên đình làng, xây gian thờ nhỏ kín 3 mặt, bên dưới quây thép đổ bê tông. “Ấy vậy mà kẻ trộm cắt mũ quan, cưa hông bên trái vào 2-3 cm”, ông lão hơn 10 năm làm trưởng thôn chép miệng nói.
Người dân làng Trà Liên mong muốn có nơi khang trang để thờ ngài Nguyễn Ư Dĩ. Ảnh: Hoàng Táo
Video đang HOT
Cũng có lần hơn 10 năm trước, một đoàn cán bộ văn hóa vào nghiên cứu bức tượng nhưng không thông qua dân làng, đập bỏ tường bao thì bị dân phát hiện, kiên quyết không cho làm. Ngành văn hóa tỉnh Quảng Trị sau đó phải xin lỗi dân, bồi hoàn tiền để làm lại nhà thờ.
Về sự kỳ lạ của bức tượng, ông Toàn kể thêm những năm chiến tranh, có một đơn vị ra đa về đóng quân gần nơi thờ cúng ngài Nguyễn Ư Dĩ, nhưng ra đa không hoạt động, bất chấp mọi nỗ lực khắc phục. Cuối cùng, đơn vị này phải chuyển đến làng kế bên mới hoạt động được.
Ông Toàn kể theo lệ cha ông để lại, tượng ngài Nguyễn Ư Dĩ đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tâm linh, được dân làng tôn thờ. Làng Trà Liên cử ra một ông từ để ngày rằm, 30 hàng tháng quét dọn, hương khói. Hàng năm, vào dịp tất niên, khai niên, rằm tháng 2, 6, 8, người làng Trà Liên làm lễ chay với xôi chè, trà, cử một bậc cao niên làm ông Đại bái kính cáo với ngài Nguyễn Ư Dĩ.
“Bà con làm ăn xa quê, mỗi dịp về đều ghé thắp hương, báo công với ngài”, ông Toàn nói. Cũng nhờ sự “phù hộ” của ngài mà dân làng Trà Liên luôn làm ăn thuận lợi, con cháu học hành đỗ đạt, dân chúng được bình an.
Khoảng 6-7 năm trở lại, nhận thấy ý nghĩa của tượng Nguyễn Ư Dĩ trong giáo dục truyền thống, trường Tiểu học xã Triệu Giang nhận chăm sóc khuôn viên đặt bức tượng. Mỗi dịp khai giảng, tổng kết, nhà trường đều cho học sinh làm vệ sinh, có buổi nói chuyện về lịch sử địa phương và công lao của ngài.
Về việc bảo vệ bức tượng quá mức, ông Toàn cho biết dân làng rất “áy náy” khi phải quấn chân ngài bằng thép, đổ bê tông. “Nhưng không làm thế thì chúng tôi rất sợ ngài bị trộm. Huyện Triệu Phong từng mở hội thảo lớn nói về công chúa Nguyễn Hoàng và ngài Nguyễn Ư Dĩ. Riêng dân làng chỉ đề xuất một nhà thờ to đẹp hơn để thờ cúng ngài”, ông Toàn khẩn thiết nói.
Theo ông Lê Đình Hào, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Quảng Trị, tượng Nguyễn Ư Dĩ được xếp vào “10 báu vật” của tỉnh. Đơn vị này đang làm hồ sơ để đưa tượng trở thành bảo vật quốc gia, với hy vọng nhận được sự đầu tư, bảo vệ xứng đáng hơn.
Hoàng Táo
Theo VNE
Điểm tương đồng giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine
Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ khôi phục quan hệ với Nga như trước kia. Đây là tuyên bố của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vào ngày 27/12.
Tuyên bố trên được đưa ra trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Al-Arabiya ngày 27/12.
Theo Tổng thống Erdogan, Ankara không ủng hộ mối quan hệ với Nga phát triển theo chiều hướng vô cùng căng thẳng hiện nay, mà mong muốn khôi phục quan hệ song phương, vốn đang bị rạn nứt, bằng phương thức ngoại giao và sớm bình thường hóa quan hệ như trước đây.
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh trong suốt 10 năm qua, quan hệ hai nước đã đạt được nhiều thành tựu lớn, đặc biệt Thổ Nhĩ Kỳ và Nga là những đối tác chiến lược.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayip Erdogan. (Nguồn: Reuters)
Người đứng đầu Nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của phương thức ngoại giao trong các mối quan hệ liên chính phủ.
Ông Erdogan cho biết Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đã có cuộc gặp sau khi quan hệ hai nước nảy sinh bất đồng (sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24 của Nga), và ông Cavusoglu đã đánh giá cao cuộc gặp trên.
Tổng thống Erdogan kỳ vọng trong thời gian tới ngoại trưởng hai nước tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán để tháo gỡ những bất đồng đang tồn tại.
Theo ông Erdogan, nhiều nhà lãnh đạo của các nước khác trên thế giới không muốn quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Nga phát triển theo chiều hướng leo thang căng thẳng và đang nỗ lực tạo điều kiện hàn gắn mối quan hệ trên.
Trong khi trước đó, cũng liên quan đến mối quan hệ giữa hai nước này, Thổ Nhĩ Kỳ từ chối &'ba điều kiện khôi phục quan hệ' của Nga.
Hãng Lenta ngày 16/12 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, ông Tanju Bilgich cho biết, Ankara không thể thực hiện đầy đủ các yêu cầu mà Moscow đưa ra sau sự cố đối với cường kích Su-24 hồi cuối tháng 11.
"Chúng tôi không thể thanh toán tiền bồi thường theo yêu cầu của Nga", ông Bilgich nói, đồng thời nhấn mạnh, rằng Moscow cần đảm bảo rằng máy bay của Nga sẽ không còn vi phạm không phận của Thổ Nhĩ Kỳ.
"Cách hành xử của quân đội Nga như thể họ đang đối phó với mối đe dọa của Ankara. Điều này là không đúng sự thật", đại diện Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nói.
Có thể thấy rằng sự không thống nhất trong quan điểm cũng như lời nói của Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều điểm tương đồng với Ukraine. Cách đây không lâu, ngày 12/10, trả lời trên truyền hình, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho biết, ông không thấy "tin tưởng" vào Tổng thống Nga Vladimir Putin đồng thời kêu gọi quân đội chuẩn bị cho "điều tồi tệ nhất" bất chấp một thỏa thuận ngừng bắn mới được ký kết ở miền Đông nước này vào đầu tháng 9 trong năm nay.
Tổng thống Ukraine Poroshenko tuyên bố không thấy tin tưởng vào tổng thống Nga Putin và kêu gọi quân đội chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất có thể xảy ra.
Ông Poroshenko tuyên bố: "Tôi không hề tin tưởng ông Putin chút nào". Tổng thống Poroshenko nói rằng khó có thể đoán được những bước đi sắp tới của ông Putin và ông ấy luôn mong muốn có thể gây ảnh hưởng lên các vùng đất thuộc Liên Xô cũ.
Đề cập đến phe đối lập ở miền Đông Ukraine, ông Poroshenko cho biết: "Tôi không tin tưởng những con rối của ông ta (tức Tổng thống Nga Putin) và cũng không tin lời hứa nào của họ cả".
"Ở mỗi thời điểm, chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho những điều tồi tệ nhất", ông Poroshenko nói thêm.
Trước đó, ông Poroshenko lại cho rằng các công dân Ukraine sẽ không bao giờ tìm lại được hòa bình và ổn định cho đến khi giải quyết một cách thỏa đáng mối quan hệ với Nga, nhưng ông cũng khẳng định sẽ không bao giờ chấp nhận sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga cũng như thay đổi chính sách thân châu Âu.
Gia Hân (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Thiếu vốn, 9 km đường với 5 cầu trăm tỷ thành dang dở Người dân nhiều lần kiến nghị tiếp tục cấp vốn để hoàn thành công trình, vừa đảm bảo an toàn giao thông trong mùa lũ, đồng thời tránh lãng phí và xuống cấp công trình. Công trình nâng cấp, mở rộng tuyến đường cứu nạn, cứu hộ, phòng chống lụt bão ở phía bờ bắc sông Thạch Hãn, thuộc xã Triệu Thượng (Triệu...