Tượng đài tình yêu trong “Hà Nội niềm tin và hy vọng”
Phan Nhân nhạc sĩ của “Hà Nội – niềm tin và hy vọng” vừa qua đời trưa ngày 29/6. Ông đi xa nhưng còn mãi đó những nốt nhạc làm xao xuyến trái tim cả nước.
Nhạc sĩ Phan Nhân đã qua đời hôm 29/6 để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình, công chúng yêu mến sáng tác của ông. (Ảnh: Phong Quang)
Mặt hồ g ươm vẫn lung linh mây trời,
Càng toả ngát h ương thơm hoa Thủ đô
Đường lộng gió thênh thang năm cửa ô
Nghe tiếng c ười không quên niềm thương đau…
Người con của miền Nam đã để lại cho đời một trong những sáng tác bất hủ về Hà Nội. Nói về nhạc sĩ Phan Nhân, không thể không nhắc đến Hà Nội – niềm tin và hy vọng, ca khúc để lại một dấu ấn cực kỳ sâu đậm trong lòng công chúng. Tất nhiên nhạc sĩ Phan Nhân còn có Tiếng t ơ lòng, Thành phố của tôi, Em ở n ơi đâu, Bài ca cho em, Xa Hà Nội và nhiều bài hát thiếu nhi được khán thính giả cả nước yêu mến nhưng những giai điệu trầm hùng, tha thiết “ Hà Nội đó niềm tin yêu hy vọng của núi sông hôm nay và mai sau. Chân ta bước l òng ung dung tự hào…” đã trở thành một trong những biểu tượng của tình yêu dâng tràn và trọn vẹn từ trái tim cả nước hướng về thủ đô.
Ôi Đông Đô! Hùng thiêng dấu x ưa còn in n ơi đây!
Ơi Thăng Long! Ngày nay chiến công rạng danh non sông.
Hà Nội mến yêu của ta, Thủ đô mến yêu của ta
Video đang HOT
Là ngôi sao mai rạng rỡ
Sáng soi bóng đêm Tr ường Sơn
Lắng trong n ước sông Cửu Long,
Nhẹ nhàng b ước chân hành quân
dệt nên tiếng ca át tiếng bom rền…
Nhạc sĩ Phan Nhân sinh năm 1930 tại thành phố Long Xuyên, An Giang, tham gia kháng chiến từ khi còn rất trẻ. Năm 1954, từ Quân đội nhạc sĩ Phan Nhân chuyển về đoàn Tuyển văn công Nam bộ rồi tập kết ra Bắc.Năm 1959, chuyển về công tác tại ài tiếng nói Việt Nam, với tư cách là một Biên tập viên kiêm phóng viên, ông được đi rất nhiều nơi. Mỗi chuyến đi đối với ông như là một lần được tiếp thêm sức sống, bởi ông được gần gũi với tiếng nói, kho tàng dân ca của các dân tộc… tất cả thôi thúc ông sáng tác.
Năm 1972, Mỹ dội bom xuống Hà Nội, hầu như các cơ quan, đơn vị đều phải đi sơ tán để tránh thiệt hại, nhạc sĩ Phan Nhân ở lại nhận nhiệm vụ đảm bảo cho những chương trình âm nhạc trên làn sóng của đài phát thanh được hoạt động bình thường. Ông thuộc thế hệ quan niệm “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết giành phần ai?”cho nên chọn ở lại với đạn bom khói lửa đối với ông lại là may mắn bởi vì “Được chứng kiến cảnh Hà Nội chống trả với bom đạn Mỹ, tôi thấy yêu Hà Nội hơn với một tình yêu da diết mà cho đến mãi sau này tôi vẫn không sao diễn tả được…?”
Ca khúc “ Hà Nội niềm tin và hy vọng” đã ra đời trong những ngày tháng ấy, quyết liệt, anh dũng, hào hùng, tràn đầy tình yêu thủ đô, một lòng tin tưởng vào tương lai chiến thắng, không phải trong nhất thời, mà xuất phát từ tình yêu sâu nặng của người con miền Nam với Hà Nội, với quê hương đất nước, một tình yêu bền chắc đã được thử thách và hun đúc trong một gian dài.
Tác giả từng tự sự rằng khi viết ca khúc này, ông không có tham vọng nó sẽ trở nên nổi tiếng mà chỉ muốn viết lên suy nghĩ của một người trong chiến đấu, và đã tự coi mình như người Hà Nội.
Có thể nói, niềm hạnh phúc cá nhân lớn lao của nhạc sĩ Phan Nhân là có được một người bạn đời – NSƯT Phi iểu, giọng nữ Nam bộ quen thuộc với thính giả nghe đài trong mục “ọc truyện đêm khuya” của ài tiếng nói Việt Nam, và ài tiếng nói nhân dân TPHCM, một giọng đọc đã từng làm say mê biết bao người hâm mộ.Bà là người phụ nữ biết hy sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho Phan Nhân sáng tác, bởi bà hiểu biết và cảm thông đối với sự nghiệp sáng tác của ông. Hơn nữa đối với nhạc sĩ Phan Nhân, NSƯT Phi iểu còn là một người đồng chí, một đồng tác giả không cần đứng tên trong những tác phẩm của mình.
Phan Nhân – Phi Điểu được coi là cặp vợ chồng nghệ sĩ có nhiều cống hiến với sự nghiệp văn học – nghệ thuật nước nhà. Hai người quen biết và kết hôn khi cả hai tập kết ra Bắc. Vợ chồng nhạc sĩ luôn dành cho nhau sự trân trọng trong cuộc sống. Những năm cuối đời, sức khỏe của Phan Nhân không ổn định. Ngoài bệnh tim, phổi, ông còn bị lãng tai. Tuy nhiên nhạc sĩ rất chịu khó tập thể dục và chăm chỉ đạp xe đi thăm thú bạn bè. Suốt những năm tháng cuối đời, ông luôn được vợ ở bên, tự tay chăm sóc.
Nhac si Phan Nhân được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học -Nghệ thuật, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Ba, Huy chương Thành đồng Tổ quốc, Huy chương Vì sự nghiệp Văn học – Nghệ thuật, Huy chương Vì sự nghiệp Âm nhạc, cùng nhiều huy chương và giải thưởng khác của các tổ chức Trung ương và địa phương…
Người đã đi xa nhưng những viên ngọc quý đã tạo tác cho đời còn lấp lánh mãi. Sự đến rồi đi dường như thật nhẹ nhàng, thanh thản. Cũng như niềm tin và hy vọng là suy nghĩ của nhạc sĩ lúc ấy, nhưng sau này nó đã chảy trong dòng chảy lịch sử và trở thành thông điệp, thành biểu tượng văn hoá về nước Việt trường tồn mà mỗi khi giai điệu vừa vang lên đã khiến mỗi tâm hồn Việt Nam đều thấy rưng rưng xúc động.
Hoà Bình
Theo Dantri
Tưới xăng đốt người tình do nhậu với đàn ông: Lận đận cuộc đời từ cái tên
Vụ người phụ nữ tên Trần Thị Thanh Duy bị nhân tình tưới xăng lên người đốt gây xôn xao dư luận ở P. Bình Khánh, TP. Long Xuyên, An Giang.
Ngày 26.5, trở lại bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh An Giang nơi đang điều trị cho chị Duy thì được biết nơi đây đã làm thủ tục chuyển chị lên Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị.
Chị Duy với vết bỏng nặng đang điều trị tại bệnh viện
Liên quan đến vụ án, ngày 25.5, Công an TP. Long Xuyên đã bắt tạm giam người tình của chị Duy là Trần Hữu Toàn (38 tuổi, ngụ P. Mỹ Phước, TP. Long Xuyên, An Giang). Toàn là người đã lạnh lùng tưới xăng lên người chị Duy rồi châm lửa đốt.
Tại cơ quan điều tra, Toàn khai nhận, do gần đây chị Duy hay nhậu với nhiều người đàn ông khác nên tức giận, nhiều lần chửi mắng chị. Sau đó, Toàn mua xăng về mục đích hăm dọa chị Duy.
18 giờ tối ngày 24.5, thấy chị Duy lại nhậu với nhiều người đàn ông khác trong bãi đất trống ở khóm Bình Khánh, Toàn kêu chị Duy ra nói chuyện. Lúc này chị Duy đã say, nói chuyện lè nhè với Toàn nên Toàn tức giận cầm xăng tưới lên người chị và bật quẹt đốt.
Tại đây, một số người dân khóm Bình Khánh 6 bất bình: "Thằng Toàn ăn ở ác quá, sống chung với nhau mà nỡ lòng nào đốt người yêu".
Nhiều người kể thêm rằng, chị Duy có cái tên rất "nam tính" nên dường như cuộc đời cũng bị lận đận theo.
Chị Duy tên thật là Trần Thị Thanh Duy (31 tuổi, tạm trú P. Bình Khánh), mồ côi cha từ nhỏ được người chú ruột ở P. Mỹ Phước nuôi dưỡng. Sau này Duy có chồng và có 2 con nên ra riêng. Sau đó, vợ chồng ly dị nên chị chuyển đến tạm trú ở khóm Bình Khánh 6.
Tại đây, chị Duy sống bằng nghề thợ hồ và lúc đi làm hồ đã quen với Toàn cũng dở dang tình ái. Sau khi tìm hiểu nhau cả hai đã quyết định sống chung như vợ chồng. Cả hai không thuê nhà trọ mà chọn bãi đất trống làm chỗ ở tạm.
Toàn tại cơ quan điều tra
Duy và Toàn thường hay nhậu chung với các thợ hồ sau giờ làm việc. Nhiều lần Toàn ghen tuông, buông lời bóng gió nhưng Duy cho rằng bạn bè nhậu chơi, còn Toàn chỉ ghen bậy.
Tối ngày 24.5, khi Toàn gọi Duy ra nói chuyện, nhiều người đã ngà ngà say nên không ai thấy rõ cử chỉ lạ của Toàn. Lúc ngọn lửa phừng lên thì mọi việc đã muộn.
Các bác sĩ cho biết, bệnh nhân Duy bị bỏng nặng độ sâu II-III, vết bỏng chiếm 60% diện tích cơ thể, vùng mặt bị nặng, hai mắt bị sưng to chắc chắn tổn thương giác mạc, còn khả năng mù hay không chưa kiểm tra được. Khi chúng tôi đứng bên cạnh, Duy không nghe hay nhìn thấy được, cô thều thào nói ngắt quãng.
Theo các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực chống độc, với vết thương của Duy khả năng nhiễm trùng rất cao khả năng dẫn đến tử vong, với diễn biến rất xấu nên lúc nhập viện các bác sĩ đã tư vấn người nhà chị Duy làm thủ tục chuyển Duy lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) trong ngày nhưng do gia đình khó khăn nên làm thủ tục chậm trễ.
Tin, ảnh:Thanh Dũng
Theo Thanhnien
Nữ sinh chết thảm trên đường đi học do va chạm xe tải Đang trên đường đi học bất ngờ chiếc xe đạp do nữ sinh điều khiển đã va chạm với một chiếc xe tải. Hậu quả nữ sinh đã tử vong tại chỗ. Sự việc xảy ra vào khoảng 6h35 ngày 18/3 tại km 43 900 trên QL5 (ngã 3 Lai Sách) Lai Sách, Cẩm Giàng, Hải Dương. Nữ sinh chết thảm do va...