“Tướng cướp” là một sinh viên
Đang học năm thứ 3, tại một trường Cao đẳng sư phạm ở Hà Nội, Nguyễn Thế Vinh (SN 1989), trú quán tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, đã cầm đầu ổ nhóm cướp ngoại tỉnh gây ra nhiều vụ cướp và trộm cắp tài sản trên địa bàn TP Hà Nội và tỉnh Phú Thọ.
Không ai có thể ngờ một nam sinh viên thuê nhà trọ tại thôn Đình Thôn, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, với bộ dạng bảnh bao, lại cầm đầu một nhóm cướp nguy hiểm, chuyên dùng các loại hung khí như súng bắn điện, dùi cui, kiếm và dao gây án cướp tài sản một cách manh động, liều lĩnh tại các tuyến đường vắng ở ngoại thành Hà Nội. Khi lực lượng CAH Sóc Sơn tổ chức bắt, khám xét khẩn cấp nơi ở của nam sinh viên này tại thôn Đình Thôn, mọi người xung quanh mới hay biết họ đang ở sát vách “ tướng cướp”, núp trong vỏ bọc của một sinh viên Cao đẳng sư phạm.
Trước khi cầm đầu ổ nhóm chuyên cướp tài sản, Vinh từng có thời gian là một nam sinh chăm chỉ học tập. Mặc dù quê ở vùng biên giới phía Bắc xa xôi, kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng gia đình vẫn chu cấp cho Vinh đủ điều kiện để theo học tại Hà Nội. Một thời gian sau, Vinh đánh bạn với một số đối tượng xấu ở tỉnh ngoài, sống lang thang tại Hà Nội nên bỏ bê học tập, thường tụ tập tại các quán Internet để chơi game online và các trò tiêu khiển không lành mạnh trên “mạng”. Cũng từ đó, nhu cầu kiếm tiền để ăn chơi của Vinh lớn dần lên và để có tiền Vinh đã tụ tập đồng bọn rồi tổ chức cướp tài sản.
Đối tượng Vinh tại cơ quan điều tra
Đêm 3-7-2011, Vinh chuẩn bị hung khí gồm dùi cui, súng bắn điện và các loại dao, kiếm, rồi giao cho các đối tượng Hà Mạnh Hưng, Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Hữu Tuấn, Hà Công Ngọc, Hồ Xuân Hậu và Trịnh Bá Huy, đều trú quán tại các huyện Cẩm Khê và Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ dùng làm công cụ đi cướp tài sản. Nhóm cướp này đã xuất phát từ nhà trọ của Vinh ở thôn Đình Thôn, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, đi lang thang trên 3 xe máy ra khu vực một số tuyến đường vắng ở các huyện Đông Anh, Sóc Sơn để tìm “mồi”.
Đến đường 131, địa phận cánh đồng thôn Bắc Thượng, xã Quang Tiến (Sóc Sơn), nhóm cướp phát hiện một đôi nam nữ đi trên chiếc xe máy Honda Air Blade (BKS: 30Z3-5826) đi ngược lại đã chặn đầu, dùng hung khí đe dọa, tấn công rồi cướp chiếc xe máy Honda Air Blade của người bị hại. Trước khi rời khỏi hiện trường, bọn cướp để lại chiếc xe máy kiểu dáng Honda Dream II, do Trung Quốc sản xuất, đeo BKS: 18S5…12.
Vợ chồng anh chị Nguyễn Tiến Thành và Nguyễn Thị Thanh Thủy, quê ở thị xã Sông Công – TP Thái Nguyên là những người bị hại của vụ cướp, đã tới CAH Sóc Sơn trình báo. Trong quá trình truy tìm hung thủ vụ cướp, lực lượng CSHS – CAH Sóc Sơn một mặt phối hợp với các đơn vị chức năng khác của huyện và CATP Hà Nội rà soát nhiều địa điểm thường xuyên tụ tập các đối tượng tỉnh ngoài, có dấu hiệu hoạt động phạm tội lưu động trên địa bàn Hà Nội, mặt khác, truy tìm “chủ nhân” của chiếc xe máy bọn cướp vứt lại hiện trường.
4 ngày sau khi xảy ra vụ cướp trên đường 131, địa phận xã Quang Tiến, cơ quan CSĐT – CAH Sóc Sơn đã phát hiện sự bất bình thường về cách sinh hoạt của một nam sinh viên tên là Nguyễn Thế Vinh, thuê trọ tại thôn Đình Thôn, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm. Hàng ngày, tại nơi trú trọ của nam sinh này có nhiều đối tượng ngoại tỉnh ra vào với những biểu hiện không bình thường. Đáng chú ý, Vinh và các đối tượng mặc dù đều có gốc gác ở các vùng nông thôn, gia cảnh bình thường nhưng lại tiêu tiền rất thoải mái tại các quán Internet và các quán rượu trên địa bàn xã Mỹ Đình.
Video đang HOT
Qua khai thác đồng bọn của Vinh, chúng đều khai nhận “chiến lợi phẩm” từ các vụ trộm cắp và cướp tài sản, đều được Vinh mang đi tiêu thụ lấy tiền cho cả bọn tiêu xài. Vinh chưa trực tiếp tham gia vào vụ cướp, trộm cắp tài sản nào và chỉ đứng đằng sau để chỉ đạo. Mở rộng điều tra, CAH Sóc Sơn đã làm rõ ngoài vụ cướp xe máy Honda Air Blade trên đường 131, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn vào đêm 3-7 vừa qua, nhóm cướp do Vinh cầm đầu còn gây ra 1 vụ cướp chiếc xe máy Nouvo LX của một người đi đường tại thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng và 3 vụ trộm cắp xe máy khác tại địa bàn huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
Theo ANTD
Gặp "đệ tử ruột" của tướng cướp khét tiếng Hiền "bạc"
Nguyễn Văn Chung, từng lĩnh án chung thân ở phiên tòa xét xử tướng cướp Toọng (tên thật là Trương Hiền) và đồng bọn, là một trong không nhiều người còn sống trong băng đảng của Toọng, hiện đang sống phục thiện ở TP.Vinh (Nghệ An).
Cú trượt đầu đời
Anh Chung cho biết, anh ta sa chân vào giang hồ là do cuộc sống khi đó còn khó khăn, học hành ít nên dẫn đến những hành động sai lầm nối tiếp sai lầm. Nguyễn Văn Chung sinh năm 1957 tại Vinh, trong một gia đình có tới 7 anh chị em. Bởi hoàn cảnh khó khăn, Chung chỉ học đến lớp 7. Thời điểm khi hoà bình mới lập lại, kinh tế còn khó khăn, hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương đôi chỗ chưa được hoàn thiện nên đôi khi khiến người dân chưa đồng thuận.
"Nhờ giời tôi vẫn còn sống được đến ngày nay"
Do bất đồng quan điểm nhận thức kém nên có lần Chung từng vác dao dọa cán bộ phường vì cho rằng họ "tiệt đường làm ăn của gia đình". Sau lần đó Nguyễn Văn Chung bắt đầu trở nên ngang tàng, kết thân với nhiều tay anh chị ở thành Vinh để thị uy sức mạnh.
Tham gia nhiều phi vụ, không mấy chốc, Chung trở thành một giang hồ có máu mặt và được Đậu Kim Sơn, biệt danh Sơn "Hảo", người Đông Hà (Quảng Trị) nhận làm anh em giang hồ. Thời điểm này ở Vinh, Toọng và Sơn "Hào" là hai đại ca khét tiếng nhất. Cũng chính vì thế mà hai băng nhóm này thời gian đầu luôn tìm cách triệt hạ lẫn nhau để tranh giành địa bàn.
Kẻ dám gí dao vào cổ Toọng
Để thị uy sức mạnh cũng như tranh thủ làm ăn, các băng đảng ở Vinh hay tụ tập ở ga Vinh để thị uy sức mạnh. Một buổi tối nọ, Sơn "Hảo" cùng Chung lên ga Vinh chơi và bắt gặp một đệ tử của Toọng tên là Bôn đang nói chuyện với một nhóm người lạ. Thấy Bôn nói giọng Huế lại ra vẻ xấc xược, Sơn "Hảo" dằn mặt ngay bằng một cú bạt tai. Bôn ấm ức về kể với Toọng và hai nhóm hẹn gặp nhau tối hôm sau để nói chuyện. Đúng hẹn, Sơn "Hảo", Chung và đồng bọn có mặt ở ga Vinh.
Chưa định hình được vị trí, Sơn "Hảo" đã bị Toọng áp sát, dí khẩu súng ngay vào bụng. Tuy nhiên, Sơn "Hảo" là một tay giang hồ có "sô má" nên hắn vẫn bình tĩnh nói với Toọng: "Tao chết thì mày cũng chết thôi". Hiểu ý đại ca, Sơn "Hảo" vừa dứt lời, Chung đứng phía sau nhanh chóng áp sát gí dao vào cổ Toọng. Hai đại ca sau một hồi nói chuyện qua lại đã chấp nhận bỏ qua ân oán và kết thân.
Tuy nhiên, điều Chung không thể ngờ tới là Toọng vẫn ấm ức vì có lẽ chưa một tên giang hồ nào đủ bản lĩnh và cả gan dám gí dao vào cổ uy hiếp hắn. Vậy nên, chỉ sau đó một hôm, trên đường về nhà, Chung bị Toọng núp từ trong bụi lao ra khống chế bằng súng. Toọng dẫn Chung lên ga Vinh, trước mặt Sơn "Hảo" để thanh toán. Tuy nhiên, lần này Sơn "Hảo" đã ra căn ngăn. Từ đó trở đi Sơn "Hảo" đưa băng nhóm của mình nhập vào băng nhóm của Toọng và bản thân Sơn "Hảo" cũng chấp nhận làm đàn em cho Toọng.
Từ ngày Toọng và Sơn "Hảo" kết thân, hoạt động tội phạm của chúng càng gia tăng với những phi vụ liều lĩnh và giỡn mặt cả công an. Chung kể, thời gian đó bắt đầu cảm thấy chột dạ và cũng luôn canh cánh khi sống gần một con sói tàn độc như Toọng nên luôn tìm cơ hội để rút ra những không thể. Một lần về nhà, do bất đồng với hai anh em ruột nhà làng xóm, Chung đã dùng dao đâm thủng bụng người anh và bị bắt. Bị kết án 15 tháng tù vì tội Cố ý gây thương tích, Chung tưởng rằng đó là cái cớ để mình đoạn tuyệt với thế giới giang hồ.
Tuy nhiên, trước ngày ra tù đúng 15 ngày, Chung bị triệu hồi về Vinh. Nguyên nhân là nhóm giang hồ của Toọng và Sơn "Hải" bị bắt và Chung không tránh được sự liên lụy. Trong phiên tòa xử băng nhóm của Toọng chấn động dư luận năm ấy, Chung bị kết án chung thân. Với những người đã quen vẫy vùng, việc bị kết án chung thân coi như đời đã hết. "Ngày ấy vào tù, tôi sống bất cần, ai thích gì tôi chiều. Dằn mặt nhau bằng những cuộc đấm đá, chém giết có hết, nhưng không thể ngờ tôi vẫn sống sót, vẫn được cán bộ tin tưởng, thậm chí còn được đặc xá", anh Chung tâm sự.
Hành trình phục thiện
Nguyễn Văn Chung cho biết, trong số những người bị xử trong phiên toà năm ấy chỉ còn anh và một người nữa còn sống. Hồi ấy, ngoài Toọng, Sơn "Hảo" và 2 người nữa bị kết án tử hình, những người còn lại đều bị chung thân hoặc tù trên 10 năm. Sau phiên tòa, Chung được đưa ra một trại giam ở Thanh Hóa. Theo lời kể của Chung, tại trại giam này, giang hồ tứ xứ hội ngộ với các phe phái khác nhau, thường đồng hương với nhau thì vào một nhóm. Chung là đàn anh của nhóm Nghệ Tĩnh. Thỉnh thoảng trong tù, nhân lúc giám thị sơ hở các nhóm vẫn có những trận chiến âm thầm giải quyết xung đột.
Nguyễn Văn Chung giờ đây đã trở thành một người đàn ông đứng tuổi và một lòng lo cho gia đình
Năm 1990, Chung vừa nhận được lệnh đặc xá, chuẩn bị được tự do thì xẩy ra chuyện. Khi giải quyết mẫu thuẫn với nhóm ở Hải Phòng, Chung đã dùng dao đâm chí mạng vào một đại ca đất Hải Phòng. Sau lần ấy, Chung lĩnh thêm 5 năm tù nữa. Đến năm 1995, Chung mới được trả tự do, kết thúc 17 năm sống trong tù.
"Về với cuộc sống đời thường, tôi trở nên lạc lõng, cô đơn. Xã hội nay đã khác, nhưng gia đình thì vẫn hoàn cảnh. Mẹ tui thương tui lắm, nhưng bố thì không có thương nên thành ra tui khổ. Mấy tháng liền, hàng ngày tôi chỉ biết đi ra đi vào một cách vô vị. Dù vậy tôi nhất quyết làm lại cuộc đời, thề không bước chân trở lại giang hồ nữa", anh Chung tâm sự.
Thế rồi, Chung được một ông chủ thuê làm bảo vệ ao cá với giá 500 ngàn /tháng. Nhờ cái uy của mình sau một thời gian ngang tàn trong quá khứ, Chung luôn hoàn thành nhiệm vụ và không còn phải sống phụ thuộc gia đình nữa. Sau này, nghe theo giới thiệu của người thân, Chung ra chợ bán hoa quả. Cũng tại đây, Chung làm quen với người bạn đời của mình bây giờ.
"Cô ây còn trẻ, có nhiều người theo đuổi lắm, nhưng không hiểu sao lại chọn tui. Lúc đó tui đã 40 tuổi nên lấy được cô ấy là hạnh phúc lớn", anh Chung tự hào kể. Năm 2007, họ cưới nhau. Hai vợ chồng cùng làm nghề buôn bán hoa quả, rồi tích góp xây được một căn nhà phía sau ga Vinh. Giờ thì ngôi nhà nhỏ của cả vợ chồng đã có thêm hai đứa con và họ sống hạnh phúc với nhau.
Anh Chung kể thêm: "Vợ chồng tui chuyên buôn bưởi. Đến mùa, tui luôn lặn lội về các huyện, xã mua bưởi để bán buôn. Giờ hỏi ai là dân buôn hoa quả ở đất Vinh nay về tui, chắc họ cũng biết. Vợ chồng tui làm nghề này tính ra cũng được gần 15 năm rồi đó",
Anh Chung thích sống thu mình, không điện thoại, không xe máy, chỉ biết đến gia đình là trên hết. Không muốn chuyện cũ ám ảnh cuộc sống đang rất hạnh phúc của mình, nhưng đôi khi như anh tâm sự, anh cần một người bạn để có thể nói lại chuyện xưa, như là bài học mình luôn phải ghi nhớ.
Theo Nguoiduatin
Đà Nẵng: 12 tháng tù cho âm mưu từ tấm vé xe nhặt được Sáng 2/7, TAND quận Hải Châu đã mở phiên tòa lưu động xét xử công khai sơ thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Nguyễn Thế Vinh (sinh năm 1989, trú Đại Lộc) và Phạm Ngân Vịnh (sinh năm 1992, trú Điện Bàn, Quảng Nam) gây ra. Tước đó, vào trưa ngày 17/3/2011, Vinh nhặt được một chiếc phiếu giữ...