Tướng công an lý giải vì sao ngày càng nhiều thảm án
Cuc trương Canh sat Hinh sư Hồ Sỹ Tiến cho răng do đạo đức xuống cấp, nơ nân dôn ep, mâu thuân lên đến đỉnh điểm và sợ bị lộ nên một số sát thủ đã cùng lúc giết nhiều nhiều.
- Thiêu tương nhận định thế nào về những vụ thảm án gân đây, đăc biêt vụ 4 ba chau bi vừa bị sat hai ơ Quang Ninh?
- Cũng như một số vụ thảm án trước đây, vụ ở Quảng Ninh có điểm chung là hung thu quen biết các nạn nhân và sát hại hết cả 4 người trong nhà để che giấu hành vi phạm tội.
Thảm án có 3 dạng chính. Thứ nhất, để giết người, cướp tài sản (thường khi bị lộ sẽ sát hại cả gia đình nạn nhân); thứ hai, giết người do mâu thuẫn; thứ 3 là gây án do bệnh tật, ngáo đá.
Nhiều thảm án xảy ra báo động sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận dân cư, trong đó nghiêm trọng là sự hủy hoại nhân cách của nghi can nghiện ma túy đá. Rõ ràng, chúng biết về các thảm án xảy ra trước đó, biết về việc phải trả giá nếu gây tội nhưng khi bị dồn nén, bị ảo giác vẫn sẵn sàng gây án.
Như Doãn Trung Dũng, kẻ gây thảm án ở Quảng Ninh, khi tôi vào hỏi cung, hắn nhận ra tôi đã trực tiếp làm vụ thảm án ở Bình Phước. Nhưng vì nghiện ma túy đá, hắn trở thành người vô nhân tính, sát hại cả 4 bà cháu. Hắn còn định giết thêm 3 người nữa… nhưng đã bị công an bắt giữ kịp thời.
- Theo thiếu tướng vì sao nhiều hung thu lại sat hai toan bô những người co măt trong gia đình, kể cả người già, trẻ em?
- Với loại thảm án giết người, cướp tài sản như vụ Lê Văn Luyện ở Bắc Giang, khi bị phát hiện hành vi cướp tài sản, hắn đã sát hại lần lượt từng người trong gia đình nạn nhân, kể cả cháu bé 18 tháng tuổi vì sợ cháu khóc sẽ bị lộ. Riêng bé 8 tuổi trốn thoát vì chui vào sâu gầm bàn.
Sat thu gây tham an 4 ngươi trong môt gia đinh ơ Bat Xat, Lao Cai thưc nghiêm lai vu an. Anh: Thanh Tuân
Với thảm án do mâu thuẫn mà sát hại cả gia đình người khác như vụ 6 người ở Bình Phước, vụ 4 người ở Nghệ An, Yên Bái, rồi vụ mới đây ở Lào Cai… là do sự thù hận đã được nâng lên đến đỉnh điểm.
Theo tôi việc sát hại nhiều người một lúc là do tâm lý sợ bị lộ, đã ra tay rồi thì giết hết những người còn lại. Chúng như say máu, không thể nghĩ được gì nữa.
Ở vụ thảm án tại Quảng Ninh, Dũng nghiện ma tuý đá, bị ảo giác nên giết người không ghê tay và thực hiện hành vi phạm tội đến cùng. Tối hôm đấy hắn không dùng ma tuý nhưng do sử dụng thường xuyên nên bị ức chế thần kinh, tâm thần không ổn định.
- Ông có lời khuyên nào cho người dân để phòng ngừa tội phạm dạng này?
- Sẽ rất khó để đưa ra một giải pháp chung cho nhiều vụ việc, nhưng có lẽ chính quyền cần nắm bắt được những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân để giải quyết dứt điểm. Chẳng hạn, mâu thuẫn trong hàng xóm láng giềng, mâu thuẫn trong phân chia thừa kế, mâu thuẫn vợ chồng… Bên cạnh đó là tăng cường giáo dục ý thức pháp luật bởi rất nhiều người ngộ nhận, thiếu hiểu biết về pháp luật và việc chấp hành pháp luật.
Ngoài ra, việc quản lý người bị bệnh tật, người tâm thần, người nghiện cần chặt chẽ hơn. Người tâm thần sống trong gia đình có nguy cơ gây hậu hoạ rất lớn, phải có giải pháp cách ly. Người nghiện ma tuý cũng cần phải được cách ly khỏi xã hội, bởi khi họ bị ảo giác thì chẳng khác nào bị tâm thần. Nghiện mà chung sống trong cộng đồng thì khi lên cơn bố mẹ họ cũng giết. Vụ thảm án ở Quảng Ninh là ví dụ, Dũng thường xuyên sử dụng ma tuý đá.
- Theo ông, giải pháp nào để hạn chế người nghiện ma túy gây thảm án?
- Đưa ngươi nghiện vào trung tâm cai nghiện để quản lý chặt chẽ. Với người nghiện ma tuý phạm tội cần xử nghiêm với tình tiết tăng nặng để đảm bảo tính răn đe. Từ chỗ nghiện ma tuý không có tiền sử dụng, họ sẽ tham gia mua bán trái phép chất ma tuý, chơi cờ bạc để có tiền, cùng với đó là đi ăn trộm…
Như vậy, nghiện ma túy là mầm mống tội phạm, cần phải đưa người nghiện vào các trung tâm cai nghiện bắt buộc.
-Những người sống trong khu dân cư có người nghiện cần làm gì, thưa thiếu tướng?
- Hiện nay các vụ án phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng chủ yếu đều do người nghiện gây ra. Đặc biệt, hành vi giết, cướp của gần như 100% xảy ra nếu người nghiện ma tuý là thủ phạm.
Video đang HOT
Người dân sống trong những khu vực có các ngươi nghiện ma tuý, đặc biệt là ma túy đá cần nâng cao ý thức bảo vệ tài sản; giáo dục con cái tránh xa ma tuý và những người này.
Theo Công an nhân dân
Liên tiếp những vụ truy sát: Hành vi côn đồ ngoài đường phố
Hàng loạt vụ côn đồ manh động gây thương tích, thậm chí là án mạng liên tiếp xảy ra gần đây khiến dư luận không khỏi lo ngại.
Khi điểm qua từng vụ án cụ thể đều có thể dễ dàng nhận thấy nguyên nhân xuất phát từ những mâu thuẫn thật đơn giản. Từ những lời nói không vừa lòng nhau, từ ánh mắt nhìn mà kẻ côn đồ cho là nhìn "đểu", cho đến những vụ va quẹt xe trên đường... cũng có thể dẫn đến việc dùng hung khí để thanh toán nhau. Thậm chí, có lúc tự dưng đang ngồi ăn cũng bị... chém, bởi do bị chém... "lầm"...
Nam thanh niên bị chém lìa bàn tay
Ngày 13/3, thông tin từ Bệnh viện 175, nạn nhân là anh Bùi Hoàng Thiên Phương (17 tuổi) bị chém lìa bàn tay trong cuộc truy sát kinh hoàng xảy ra tối ngày 06/3 trên đường Phạm Văn Chiêu (quận Gò Vấp, Tp.HCM) đã tử vong. Ngoài bàn tay bị chém lìa, anh Phương còn bị nhiều vết thương ở đầu, chấn thương sọ não nặng.
Nghi can trực tiếp chém Phương là Nguyễn Tuấn Anh (19 tuổi, tức Bé Long) đã bị công an quận Gò Vấp bắt giữ vào ngày 10/3. Trước đó, công an đã bắt giữ Nguyễn Hữu Thiện Long (16 tuổi), và Lâm Quang Thiện (18 tuổi) vào ngày 09/3.
Liên quan đến vụ thanh niên bị chém đứt lìa tay, khai báo tại cơ quan điều tra, tối 6/3, bạn gái của Thiện và em gái của Trịnh Công Đạt (21 tuổi) xảy ra mâu thuẫn trên mạng xã hội. Bênh vực cho bạn gái, Thiện hẹn nhóm Đạt gặp mặt "nói chuyện". Thiện đã rủ thêm Nam "Mini" (chưa rõ lai lịch) hỗ trợ, chuẩn bị hung khí; riêng Tuấn Anh mang theo 3 mã tấu tự chế. Nhóm Thiện (gồm 7 người) đi đến điểm hẹn tại Làng hoa Gò Vấp tìm Đạt. Nhưng không thấy Đạt, Nam "Mini" bất ngờ gây sự và đánh Võ Gia Phong (16 tuổi) đứng tại đây.
Sau khi bị đánh, Phong về tiệm Internet rủ Nguyễn Văn Phong (18 tuổi) và Bùi Hoàng Thiên Phương (17 tuổi) đi đánh nhau. Có quen biết với Đạt nên cả nhóm kéo nhau đi trả thù cho bạn. Đến điểm Phong bị đánh và không thấy đối thủ. Nhóm Đạt bỏ về đến trạm xăng đường Phạm Văn Chiêu thì chạm mặt với nhóm Thiện.
Ngay lập tức, Tuấn Anh cùng 3 người khác cầm mã tấu lao vào đuổi chém. Bị truy sát, nhóm Đạt chạy tán loạn, Phương không chạy kịp, bị chém đứt lìa tay, ngã chấn thương sọ não và tử vong tại bệnh viện sau 8 ngày điều trị. Phong cũng bị thương bởi nhiều nhát chém.
Hai thanh niên bị nhóm đối tượng dùng hung khí chém gây thương tích, trong đó một người bị đứt lìa bàn tay
Chỉ vì mâu thuẫn cá nhân nhưng với máu côn đồ, sự nông nổi hai nhóm thanh niên đã hẹn nhau để giải quyết mâu thuẫn bằng dao kiếm. Hậu quả là một người bị thương, một người đã bỏ mạng và chắc chắn sẽ không ít thanh niên khác phải đối mặt với lao lý.
Hành vi của nhóm thanh niên này rõ ràng đã coi thường những quy tắc trong cuộc sống, có những hành vi ngang ngược, bất chấp quy định của pháp luật chỉ vì những nguyên cớ nhỏ nhặt, mà cố tình có hành vi phạm tội.
Có lẽ, bất kỳ ai nếu được chứng kiến màn "giao đấu" bằng mã tấu, bằng gậy sắt giữa hai nhóm thanh niên đều sẽ cảm thấy &'rùng mình", lạnh người trước sự manh động, tàn khốc của con người với nhau. Họ sẵn sàng tước đi mạng sống của người khác để chỉ thỏa mãn cái tôi, sự sĩ diện ảo tưởng về cái gọi là "chiến thắng".
Giá như một trong hai nhóm thanh niên biết dừng lại, biết cách tự bảo vệ mình bằng pháp luật thay vì nắm đấm và hung khí thì sự việc đã không trở nên nghiêm trọng, mạng sống đã không trở nên mong manh đến vậy.
Trong vụ việc đau lòng này, người ta lại thấy đâu đó cái tâm lý đám đông, cái tâm lý ùa theo để cùng phạm tội. Chắc hẳn trong số thanh niên tham gia truy sát ở trên, có người không hề biết nạn nhân là ai, không có mâu thuẫn thù hằn gì nhưng khi thấy "đồng bọn" của mình truy đuổi, hành hung nạn nhân thì cũng làm theo.
Những hình ảnh này là hậu quả cũng những cuộc hỗn chiến, được chia sẻ trên mạng xã hội khiến không ít người cảm thấy chua xót.
Báo động tình trạng hành xử côn đồ
"Manh động, nguy hiểm, sẵn sàng giết người" là những tính từ đáng sợ mà người ta đang truyền tai nhau về một bộ phận thanh niên bây giờ. Nhất là sau vụ một chàng trai chết oan uổng dưới nhát dao của 2 cô gái trẻ ở Sài Gòn vừa qua.
Vụ án mạng xảy ra vào khoảng 19h30 tại vòng xoay Dân Chủ phường 14, quận 3, TP. HCM. Khoảng thời gian trên, Võ Thanh Quang (SN 1990, quê Kon Tum) điều khiển xe máy mang BKS 52.S4 - 9xx chạy theo hướng từ quận 3 về quận 10. Khi vừa đến vòng xoay Dân Chủ thì bị va quẹt xe với 2 cô gái (chưa rõ danh tính), khiến cả 3 ngã ra đường.
Sau khi dựng xe đứng lên, cả 3 dắt xe vào lề cạnh vòng xoay để giải quyết, trong lúc thương lượng, bất ngờ 2 bên xảy ra mâu thuẫn, một trong hai cô gái rút dao mang theo bên mình rồi đâm nam thanh niên gục tại chỗ, sau đó leo lên xe rời khỏi hiện trường. Nạn nhân nhanh chóng được người dân đưa đến bệnh viện 115 để cấp cứu, nhưng do vết thương quá nặng nên đã tử vong tại bệnh viện
Chưa rõ động cơ nào khiến một trong 2 nghi can nữ kia xuống tay nhẫn tâm đến vậy, hay chỉ vì tranh cãi sau khi va chạm xe ngoài đường. Tuy nhiên, vì bất cứ lý do gì, việc đoạt mạng sống của người vô tội cũng không thể chấp nhận được. Cái ác trong lúc bột phát đã khiến gia đình nạn nhân ngất lên ngất xuống trong những ngày qua, và cả xã hội phải bàng hoàng, vừa bức xúc vừa hoảng sợ.
Hiện trường cô gái đâm gục anh Quang ( Anh Vnexpress)
Đây không phải vụ án đầu tiên khiến dư luận xã hội rúng động, lo lắng vì thói hung hãn, côn đồ của nhiều thanh, thiếu niên.Va quệt xe ngoài đường, hùa nhau đánh hội đồng chỉ vì soi đểu, rồi cầm dao đâm chết người vì mâu thuẫn giao thông... không chỉ được đưa tin nhan nhản trên các báo, mà còn xảy ra hàng ngày, hàng giờ ngoài đời thực. Những câu chuyện kể ra "tưởng như đùa": chỉ vì va xe nhau 1 chút, sẵn sàng gọi cả họ hàng hang hốc người ta ra chửi bới và xông vào đòi "xin tí huyết". Hay đi ngoài đường cảm thấy bị soi đểu là sẵn sàng đánh hội đồng nạn nhân lên bờ xuống ruộng, hoặc cầm dao đâm người đến chết..., khiến người ta phải hoảng sợ trước sự manh động của một bộ phận thanh niên bây giờ.
Trước đó, những vụ án "tày trời" như vụ Lê Văn Luyện ở Bắc Giang, vụ Nguyễn Hải Dương ở Bình Phước... đã gây rúng động dư luận, gióng lên hồi chuông cảnh báo với toàn xã hội, đặc biệt với những gia đình có con em đang tuổi vị thành niên, tuổi thành niên phải hết sức lưu tâm.
Ngoài các vụ án lớn kể trên, thời gian qua, thông tin về những vụ chém giết, truy sát... không phải là chuyện hiếm. Đặc biệt, hành động côn đồ này chủ yếu xuất hiện ở những nhóm thanh niên, những người trẻ tuổi. Điều này, khiến nhiều người khi ra đường hoặc khi đã ở trong nhà mình vẫn nơm nớp lo sợ.
Bên cạnh đó, hiện tượng tụ tập thành băng nhóm cũng đang nổi lên rất rõ. Đã có nhiều các băng nhóm mặt búng ra sữa gây ra các vụ hỗn chiến náo loạn giữa đường phố, khu dân cư khiến mọi người kinh hãi.
Đây thật sự là con số đáng báo động về tình hình trẻ hóa tội phạm. Số vụ vi phạm pháp luật do tội phạm vị thành niên gây ra cũng ngày càng đa dạng, phức tạp và tinh vi, cũng như bộc lộ sự manh động và liều lĩnh. Không chỉ là những vụ trộm cắp, cướp giật, hành hung mà còn rất nhiều vụ án giết người cướp của, hoặc do thù hằn mâu thuẫn cá nhân.
Điểm qua những vụ án trên cho thấy một thực tế đáng lo ngại là các vụ giết người, đối tượng đều còn rất trẻ, có đối tượng còn đang ngồi trên ghế nhà trường, hành vi giết người hết sức dã man, côn đồ mà động cơ đều xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ.
Môt vu an giêt ngươi xay ra ngay trên đương
Thời gian gần đây đã xảy ra nhiều án mạng liên quan đến va chạm giao thông đã khiến dư luận giật mình. Giật mình về mạng người quá nhỏ nhoi, các sát thủ ra tay quá tàn độc và ngạc nhiên vì nhiều cái chết đến từ những nguyên nhân rất nhỏ mà đáng ra chỉ cần một lời xin lỗi nhau là xong...
Thay vì nhường nhịn bỏ qua cho nhau hoặc nhờ lực lượng chức năng giải quyết thì nhiều người lại lao vào "choảng" nhau đến nỗi phải bỏ mạng. Chỉ vì va chạm giao thông nhỏ mà đánh chửi, truy sát nhau rõ ràng là biểu hiện của sự sa sút về văn hóa của một bộ phận người dân, đặc biệt là của nhiều bạn trẻ.
Nhiều năm qua, không ít vụ va chạm giao thông diễn ra và hậu quả của nó không chỉ khiến phương tiện bị hư hại, mà còn gây ra những vụ hỗn chiến đổ máu, thậm chí dẫn đến án mạng. Đáng buồn hơn, sự việc đau lòng này diễn ra ngày càng nhiều ở các đối tượng thanh niên.
Bây giờ ra đường, người ta vô cùng sợ va chạm giao thông. Chỉ sơ sảy một chút là dễ dàng bị ăn đòn bởi ngày càng nhiều người tỏ ra manh động, thích thể hiện trước người khác. Đặc biệt, không chỉ có thanh niên hư hỏng, các đối tượng côn đồ mà ngay cả những người dân bình thường, có học thức cũng có thể gây án khi mất bình tĩnh.
Thực tế chỉ ra, những sự việc "chả có gì" mà dẫn đến tai nạn là tại cả đôi bên đều cố tỏ ra "hung hăng", thậm chí nhiều đối tượng luôn "thủ" sẵn hàng nóng đi ra đường để... tiện sử dụng. Khi đã có vũ khí trong người, nhiều đối tượng không còn biết sợ, chẳng coi ai ra gì, thậm chí chủ động gây va chạm để đánh nhau.Những vụ việc tưởng như đơn lẻ trên nhưng cho thấy, hiện tượng chung là tình trạng hành xử kiểu côn đồ, coi thường pháp luật đang diễn ra ở mức đáng báo động.
Một vụ va chạm giao thông dẫn đến vụ đánh chết người...( Anh minh hoa )
Lời giải cho thói hành xử côn đồ
Vài năm trở lại đây, dư luận xã hội thi thoảng lại ngỡ người khi nghe tin về một vụ án giết người tan bạo, dã man gây rúng động dư luận. Trước nay, những vụ án giết người man rợ xảy ra không phải ít nhưng thời gian gần đây những vụ án mạng kinh hoàng thường gắn với tội phạm trẻ khiến nhiều người bàng hoàng, sửng sốt. Hàng loạt vụ phạm tội của một bộ phận người trẻ gần đây đang dấy lên sự lo ngại về tình trạng gia tăng bạo lực trong giới trẻ, tội phạm đang được trẻ hóa.
Tội phạm hình sự nói chung và cách hành xử theo kiểu côn đồ đang ngày càng trẻ hóa khiến nhiều người lo ngại. Nếu như trước đây, cách hành xử "giang hồ" xuất hiện ở những thanh thiếu niên hư hỏng, sớm bỏ học, hoặc không có sự quan tâm giáo dục của gia đình, cha mẹ ly hôn, quá chiều chuộng thì thời gian gần đây, những vụ án mạng nghiêm trọng lại xảy ra ở chính những ngôi trường phổ thông, đại học mà các thanh thiếu niên này đang theo học.
Thói hung hãn, côn đồ của nhiều thanh, thiếu niên được thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi. Tham gia giao thông, chẳng may va quẹt, họ sai mười mươi nhưng vẫn có thể "lật ngược tình thế", lấn lướt người đi đường, thậm chí vác gạch đá, mũ bảo hiểm "phang" lại ngay. Hay chỉ là một mâu thuẫn nhỏ trong giao tiếp hàng ngày với bạn bè, hàng xóm là sẵn sàng tước đi sinh mạng của người khác. Họ coi mạng sống của những người xung quanh và của chính mình như cỏ rác. Không ưng mắt thì chém người. Không hài lòng với gia đình, cha mẹ thì nhảy cầu, tự vẫn...
Căn nguyên của những hành vi này rất nhiều, có thể từ gia đình, từ xã hội và từ chính bản thân mỗi người, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là "lệch chuẩn" trong ứng xử với các hành vi xã hội; trong việc giáo dục, định hướng cho các em về đạo đức, ý thức trách nhiệm và lòng tự trọng. Và quan trọng hơn, bản thân nhiều người lớn còn hành xử như côn đồ thì tránh sao được chuyện các em "noi theo" họ?
Và khi những phim ảnh, game bạo lực vẫn còn tràn lan; môi trường giáo dục chưa chuẩn (thầy cô còn đánh chửi nhau, dùng bạo lực với chính học trò... ) thì khó có thể ngăn chặn những hành vi ngông cuồng, thích thể hiện mình của nhiều bạn trẻ.
Ngoài ra, chuyện tự xử trong những tranh chấp dân sự cũng là một nguyên nhân làm xuất hiện nhiều côn đồ". Khi nảy sinh các tranh chấp, mâu thuẫn, nếu ở nước ngoài thì họ gọi ngay cảnh sát tới. Nhưng ở ta, việc đầu tiên họ làm là tự mình giải quyết. Đến khi vượt khỏi tầm kiểm soát của bản thân thì pháp luật mới can thiệp. Nhiều vụ việc, chỉ đến khi xảy ra chuyện đánh đập, đổ máu, mất mạng thì người ta mới nghĩ đến cảnh sát, công an, cơ quan bảo vệ pháp luật.
Trước thực tế, nhiều người đã từng làm ơn mắc oán và thậm chí là đã mất mạng vì làm phước đã tạo ra một tâm lý chung trong toàn xã hội là thấy có vụ việc gì thì nên tránh xa. Đặc biệt, khi thấy đám "choai choai" ẩu đả thì chẳng ai muốn động vào, ngoài các anh cảnh sát vì đó là nhiệm vụ của họ. Đây cũng chính là mảnh đất để nuôi dưỡng những hành vi bạo lực, những thói côn đồ của thanh niên, thiếu niên.
Những thống kê đó phần nào cho thấy hiện tượng ứng xử côn đồ, hung hãn đáng báo động. Những mâu thuẫn sinh hoạt hằng ngày như va chạm trên bàn nhậu, va chạm khi tham gia giao thông, nợ nần tiền bạc... cũng có thể trở thành nguyên nhân của những vụ án mạng. Đáng lo ngại, trong nhiều vụ án, đối tượng phạm tội thể hiện hành vi quyết tâm truy sát nạn nhân.
Côn đồ "ngang nhiên" lộng hành - Người dân bất an
Không giống như trong các vụ án của người lớn, nguyên nhân thường bắt đầu từ những mâu thuẫn tình - tiền, những vụ án của giới trẻ thường bắt đầu từ những nguyên nhân tưởng chừng như rất nhỏ. Chẳng phải do những mâu thuẫn vì tiền bạc, chẳng phải để giải quyết ân oán giang hồ, cũng chẳng phải bởi sự cuồng nộ của những cơn ghen, đôi khi những thanh niên trai tráng sẵn sàng cầm dao tước đi mạng sống của đối phương chỉ vì... một cái nhìn.
Người ta thường rỉ tai nhau rằng, bước chân ra đường bây giờ nên nhịn, một sự nhịn là một vạn sự lành. Đâm xe vào "trẻ trâu" - nhịn. Bị "cà đểu", bị ăn vạ - cũng nhịn đi cho xong chuyện. Đừng nhìn ngó gì để bị bắt lỗi "nhìn đểu". Đừng mở miệng ra cười to kẻo mang tội "cười đểu". Nói chung, đúng hay sai, thì cứ im lặng là vàng, là còn sống mà về đến nhà bởi giờ đây hở tí là chém giết người, là xử lý tình huống bằng bạo lực... Thậm chí một bộ phận thanh niên đi ra đường bây giờ cầm theo bình xịt hơi cay, dao nhọn, tông... trong cốp xe để có va chạm là sẵn sàng "xiên" luôn đối phương.
Rất nhiều ý kiến cho rằng, bây giờ lứa tuổi thanh thiếu niên quá hung hãn và manh động, hễ có chuyện gì mâu thuẫn, dù nhỏ là sẵn sàng tước đi sinh mạng của người khác không cần suy nghĩ. Và tâm lý dè chừng, "tránh voi chẳng xấu mặt nào" của những người lớn khi "đụng chuyện" với đám thanh thiếu niên choai choai vô tình đã tiếp tay cho những hành vi bạo lực, côn đồ như thế này.
Một thực tế không thể phủ nhận được là sự tác động hai mặt của việc bùng nổ công nghệ thông tin. Rất nhiều học sinh bị lôi cuốn bởi sức hấp dẫn của "quán net" của các trò chơi điện tử trên mạng, chểnh mảng học tập. Các trò chơi thiếu lành mạnh, bạo lực, đẫm máu tràn lan trong thế giới game một phần tác động đến tâm lý trẻ vị thành niên. Nhiều "băng cướp nhí" vì thiếu tiền chơi game, hoặc phát sinh mâu thuẫn sẵn sàng có hành vi trộm cắp, cướp giật tài sản.
Tội phạm trẻ hoá đã không còn là câu chuyện pháp luật. Đó là chuyện của mỗi gia đình, của mỗi người làm cha, làm mẹ, và cũng là chuyện của chính những người trẻ.
Và những vụ án chấn động xã hội thời gian qua chính là hồi chuông cảnh báo với sự giáo dục nhận thức cho giới trẻ mà chúng ta đang dần "lãng quên" hoặc chưa làm đúng những gì cần làm.
Thực tế cho thấy, nhiều vụ án giết người man rợ mà hung thủ là những người tuổi đời còn quá trẻ. Điều này cho thấy, thanh thiếu niên không được giáo dục đến nơi đến chốn, thiếu hiểu biết pháp luật, không có kỹ năng sống dẫn đến có những hành vi ngang ngược, thể hiện cái tôi vượt trội không cần đúng sai, phải . Mặt khác, do gia đình thiếu quan tâm, chăm sóc dẫn đến nhiều trẻ được tự do, bị bỏ mặc... Chính vì những lý do này dẫn đến trẻ phạm tội.
Trong khi đó, dưới góc độ pháp luật, tình trạng tội phạm trẻ hóa còn có nguyên nhân từ việc pháp luật của chúng ta còn nương nhẹ trong việc xử lý đối với những người phạm tội khi chưa đủ 18 tuổi. Tuy nhiên, trước thực trạng gia tăng trẻ vị thành niên phạm tội ngày càng phức tạp và nghiêm trọng thì đòi hỏi chúng ta cần phải nhanh chóng xây dựng được chế tài pháp luật mạnh tay hơn. Luật pháp cần phải đưa ra những khung hình phạt cụ thể, nghiêm khắc đối với những người phạm tội dưới 18 tuổi, nhất là với những trường hợp phạm tội nghiêm trọng, tàn ác phải bị xử lý thật nghiêm, bất kể là thành niên hay vị thành niên.
Đã đến đúc chúng ta cần xem xét lại hiệu quả gắn kết của "tam giác": Gia đình - Nhà trường - Xã hội. Đã đến lúc ngành giáo dục, gia đình, các chuyên gia tâm lý, nhà làm luật... cần ngồi lại với nhau để phân tích cặn kẽ nguyên nhân nhằm tìm ra một giải pháp mạnh mẽ, triệt để, thiết thực nhằm hạn chế và ngăn chặn những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến tội phạm ở thanh thiếu niên.
Phía sau mỗi vụ án, đành rằng bao giờ cũng là những nỗi đau. Nhưng nỗi đau ấy sẽ còn nhân lên gấp bội lần khi mà kẻ gây án là những người còn trẻ. Chỉ vì những phút ngông cuồng, bồng bột, họ đã đẩy tuổi thanh xuân vào chốn lao tù.
Thế nào là phạm tội có tính chất côn đồ Về quy đinh trong Bộ luật hình sự hiện tại đang tồn tại khái niệm "Có tính chất côn đồ" với 2 mức độ khác nhau: Mức độ thứ nhất được hiểu là tình tiết tăng năng trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm d, khoản 1, điều 48 Bộ luật hình sự "Phạm tội có tính chất côn đồ". Mức độ thứ hai được hiểu là tình tiết định khung tội phạm tại điểm n, khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự về Tội giết người và điểm i, khoản 1 điều 104 Bộ luật hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Có thể hiểu có tính chất côn đồ là trường hợp người phạm tôi coi thường pháp luật, có hành vi ngan ngược, càn quấy, bất chấp sự ngăn cản của người khác, từ những nguyên cớ nhỏ nhặt cố tình gây sự để phạm tội, có thể đánh giá từ quá khứ của họ, nhân cách hay cách ứng xử, lối sống để nhận diện cá nhân con người được hiểu là Côn đồ. Cũng có những cách hiểu khác như đây là người chuyên gây sự, tự mình gây ra nguyên cớ sau đó lại phạm tội mà không phụ thuộc vào quá khứ hay cách ứng xử, mà xét trên chính hành vi như vậy được hiểu là côn đồ hay phạm tội có tính chất côn đồ. Tôi cô y gây thương tich hoăc gây tôn hai sưc khoe cho ngươi khac đươc quy đinh tai Điêu 104- BLHS 1999 (đa sưa đôi bô sung) như sau: "Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Có tổ chức; g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. 4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân."
Theo Tông hơp
Những phiên tòa thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận năm 2015 Năm 2015, nhiều vụ án đình đám đã được đưa ra xét xử, kẻ có tội đã phải đền tội, nhưng nỗi đau và dư âm của những phiên tòa này có lẽ sẽ vẫn còn dai dẳng. Một năm cũ sắp qua đi năm mới sắp đến, năm 2015 để lại trong lòng người nhiều cảm xúc buồn vui, trong đó có...