Tưởng con đã ngủ say sưa, mẹ lại gần mới biết mình bị “chơi đẹp”, dân mạng thốt lên “Đúng là sinh ra đã có năng khiếu làm diễn viên”
Một số đứa trẻ thông minh, nhanh trí ngay từ nhỏ, chính bố mẹ cũng phải bất ngờ vì những chiêu trò của bé.
Hầu như đứa trẻ nào cũng có giai đoạn đặc biệt thích mút ngón tay. Có bé vừa sinh ra đã biết mút tay, có bé phải đến mấy tháng tuổi mới có kĩ năng này, song cũng có bé dù đã lớn đến 2 – 3 tuổi vẫn có niềm đam mê thưởng thức ngón tay của mình. Điều này khiến các mẹ vô cùng khổ sở và lo lắng con sẽ bị nhiễm bẩn khi mút tay quá nhiều.
Em bé trong câu chuyện dưới đây cũng có sở thích đặc biệt là mút tay. Trong những bức ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội, bé trai trắng trẻo, bụ bẫm trông rất đáng yêu và ước chừng đã hơn 1 tuổi – cái tuổi mà hầu như các bé đã bỏ được thói quen mút tay. Hôm ấy, người mẹ thấy con trai ngủ say sưa, yên tâm phần nào liền lại gần để đắp thêm chăn cho con. Nào ngờ, khi vừa tới gần bé thì phát hiện ra sự thật, rằng mình đã bị con trai cho ăn cú lừa ngoạn mục.
Nhìn đằng sau, người mẹ tưởng con đã ngủ say sưa, yên ắng.
Khi lại gần con, bà mẹ thấy con trai có cử động gì rất lạ, mắt thì đã ngắm nghiền nhưng rõ ràng là mặt có nhúc nhích. Muốn xem chính xác con đang làm gì, bà mẹ bèn lật một góc chăn ra và thấy con trai đang ngậm ngón tay út trong miệng. Đến lúc này, người mẹ phì cười vì độ láu cá của con trai nên đã chụp ảnh lại chia sẻ trên mạng xã hội.
Bé không hề ngủ như mẹ nghĩ mà đang say sưa thưởng thức ngón tay với vẻ đầy thích thú. Điều đáng nói là cậu bé rất thông minh, biết nằm quay mặt vào phía trong tường, một tay còn che miệng lại để mẹ không dễ phát hiện ra.
Lại gần mới phát hiện ra sự thật.
Sau khi xem những bức ảnh hài hước này, cư dân mạng để lại nhiều bình luận gây cười: Ha ha, đúng là tố chất diễn viên bẩm sinh, mẹ cứ chuẩn bị đón nhận người nổi tiếng là vừa. Có người tỏ ra đồng cảm khi con mình cũng thích mút tay như vậy nhưng cũng không quên nhắc nhở bà mẹ rằng nên thường xuyên vệ sinh tay cho con thật sạch sẽ, cùng lắm đến 2 tuổi phải giúp bé bỏ được thói quen này.
Mút tay là thói quen cực kì phổ biến ở trẻ nhỏ. Theo nhà tâm lý học lừng danh Sigmund Freud, trẻ sẽ đi qua một chuỗi các giai đoạn phát triển tâm lý giúp hình thành nhân cách trưởng thành sau này. Trong 5 giai đoạn tâm lý ấy, năm đầu tiên trong đời, đứa trẻ sẽ trải qua “giai đoạn miệng”. Nếu trẻ sơ sinh nhận được sự chăm sóc kiên nhẫn, vui vẻ của cha mẹ trong suốt giai đoạn này, trẻ có thể giảm bớt lo lắng và bất an trong lòng. Nếu em bé trong “giai đoạn miệng” không được phát triển và chăm sóc đúng cách, em bé sẽ dễ bị lo lắng, nổi cáu và thiếu sự tin tưởng và an toàn khi lớn lên.
Cậu bé còn biết dùng một tay che chắn cẩn thận cho hành vi của mình.
Video đang HOT
Cha mẹ nên làm gì nếu trẻ mút ngón tay quá nhiều?
- Trẻ mút ngón tay khi không được quan tâm và chăm sóc: Khi không có gì để chơi, thấy nhàm chán, trẻ sẽ mút ngón tay như một thú tiêu khiển. Cha mẹ có thể chuyển sự chú ý của bé sang chỗ khác bằng cách dỗ dành, giới thiệu cho bé những điều mới lạ, điều này rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ.
- Trẻ mút ngón tay để giảm bớt lo lắng và bất an trong nội tâm: Trẻ sơ sinh và một số trẻ luôn tò mò và sợ hãi về nhiều thứ xung quanh, chẳng hạn như tiếng động lớn đột ngột, khi bé vô tình chạm tay vào người hoặc vật gì đó. Những khi ấy, trẻ cảm thấy không an toàn và sẽ mút ngón tay. Hãy ôm bé vào lòng, trấn an bé.
- Trẻ mút ngón tay vì chưa thỏa mãn việc bú sữa: Một số trẻ ăn rất nhanh khi đói, nếu thấy trẻ chưa thỏa mãn sau mỗi lần bú xong mà mút ngón tay thì mẹ nên chú ý không chọn núm bình sữa cỡ quá lớn sẽ khiến sữa chảy nhanh, trẻ bú quá nhanh, không kịp no. Tuy nhiên, cũng không nên chọn núm bình nhỏ quá, chảy chậm sẽ khiến bé cáu kỉnh. Tốt nhất nên lựa chọn núm bình sữa đúng với tháng tuổi của bé.
Đối với những trẻ thường xuyên mút ngón tay, ngậm đồ chơi, cha mẹ nên chú ý rửa tay cho con thường xuyên hơn. Không nên cấm cản bé quá mức, sau một thời gian bé sẽ tự từ bỏ thói quen này.
Con vẽ một con chó biết bay và bị cô giáo bắt vẽ lại, người mẹ có cách xử trí tinh tế đến mức các chuyên gia cũng phải khen ngợi
Sau khi câu chuyện này được chia sẻ, cách xử trí của người mẹ này đã nhận được "cơn mưa" lời khen từ cộng đồng mạng. Thậm chí, một số chuyên gia cũng khen ngợi về sự tinh tế của chị khi xử lý tình huống này.
Minh Khang (5 tuổi) vốn là đứa trẻ thông minh, hay tò mò và nghịch ngợm. Có lần trong giờ học vẽ, cô giáo giao nhiệm vụ mỗi bạn sẽ vẽ một chú cún con. Cả lớp ai cũng nghiêm túc thực hiện bài vẽ của mình. Có bạn vẽ chú chó con ở nhà, có bạn thì vẽ chú chó robot. Chỉ riêng Minh Khang là vẽ một con chó đang bay trên bầu trời.
Khi nhìn thấy hình vẽ của Minh Khang, cô giáo đã lắc đầu và bảo: "Chó không biết bay. Con vẽ sai rồi". Nghe vậy, Minh Khang liền ngẩng lên nhìn cô và hỏi: "Sao chó lại không bay được ạ? Máy bay vẫn bay được mà cô" . Nhưng cô giáo vẫn cương quyết yêu cầu cậu học trò nhỏ vẽ lại.
Minh Khang vẽ một con chó biết bay và cô giáo đã yêu cầu cậu bé phải vẽ lại (Ảnh minh họa).
Khi về nhà, Minh Khang liền đưa cho mẹ xem bức tranh con chó biết bay của mình và kể lại đầu đuôi câu chuyện. Cậu bé hỏi mẹ: "Có phải con đã vẽ sai không?" . Nhìn bức tranh chú chó mọc cánh của con trai, người mẹ biết rằng cô giáo đã không nói sai. Nhưng là một người mẹ, chị cũng không thể cấm con được tưởng tượng, sáng tạo. Thế rồi bà mẹ nhớ đến con ngựa Pony trong bộ phim My Little Pony: Friendship Is Magic (Tạm dịch: Pony bé nhỏ - Tình bạn diệu kỳ).
Chị liền hỏi Minh Khang:
- "Con nói xem con ngựa có bay được không?".
- "Không ạ".
- "Vậy nếu nó được gắn cánh thì nó có bay được không?" . Vừa nói, chị vừa đưa con ngựa Pony đến trước mặt Minh Khang.
- "Pony bay được. Pony bay được" . Đứa trẻ hét lên sung sướng.
Lúc này, người mẹ mới lấy một con chó đồ chơi ra và hỏi: "Vậy con nghĩ chó có bay được không?". Cậu bé lắc đầu và nói: "Dạ không ạ. Vì nó không có cánh".
Nghe xong, mẹ Minh Khang mỉm cười, khẽ xoa đầu con và bảo: "Đúng vậy, con chó không biết bay vì nó không có cánh. Cô giáo con nói đúng, nhưng con cũng không sai. Vì bây giờ khoa học kỹ thuật rất phát triển. Biết đâu đến một ngày nào đó, các nhà khoa học sẽ gắn cho con chó một đôi cánh và nó sẽ biết bay".
Sau khi câu chuyện này được chia sẻ trên mạng xã hội, cách xử trí của người mẹ đã nhận "cơn mưa" lời khen từ cộng đồng mạng. Thậm chí, một số chuyên gia cũng khen ngợi về sự tinh tế của chị khi xử lý tình huống này.
Tại sao những suy nghĩ kỳ lạ luôn xuất hiện trong bộ não của trẻ em?
Giáo sư Ken Robinson - cố vấn quốc tế về nghệ thuật giáo dục công tác tại trường Đại học Warwick (Anh) cho biết: Trí tưởng tượng là một tài năng mà con người sinh ra đã có sẵn. Não bộ của trẻ em không có nhiều suy nghĩ lung tung, chỉ là thế giới quan của trẻ khác với người lớn nên một số ý tưởng của con, cha mẹ không thể hiểu được.
Trong một nghiên cứu, giáo sư Robinson đã phát hiện ra rằng 98% trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo có khả năng tưởng tượng ở mức thiên tài. Nhưng 5 năm sau, chỉ còn lại 32% trẻ có thể giữ được trí tưởng tượng của mình và 10 năm tiếp theo thì tỷ lệ này chỉ còn lại rất ít. Như vậy có nghĩa là tuổi càng nhỏ, trí tưởng tượng của trẻ càng phong phú, nhưng khi lớn lên, tư duy của con sẽ dần trở nên hạn hẹp lại và trí tưởng tượng cũng mất dần.
Não bộ của trẻ em không có nhiều suy nghĩ lung tung, chỉ là thế giới quan của trẻ khác với người lớn nên một số ý tưởng của con, cha mẹ không thể hiểu được (Ảnh minh họa).
Trong khi đó, những đứa trẻ giàu trí tưởng tượng có khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn. Bởi con sẽ có cách nhìn khác rộng hơn, giúp con không bị giới hạn trong học tập và cuộc sống. Từ đó, con dễ thành công khi lớn lên. Vì thế nếu trong thời thơ ấu, cha mẹ không cố gắng bảo vệ trí tưởng tượng của con thì đó là một thiệt thòi rất lớn đối với trẻ.
Đặc biệt, giáo sư Robinson chỉ ra rằng 6 - 12 tuổi là thời kỳ hoàng kim của trí tưởng tượng. Và nếu bạn không biết tận dụng cơ hội này để nuôi dưỡng thì tài năng của con sẽ bị mai một. Do đó, để bảo vệ trí tượng tượng của con, bố mẹ KHÔNG NÊN :
1. Dập tắt sự tò mò của con
Rất nhiều cha mẹ than phiền rằng họ không thể chịu nổi khi con hỏi liên tục những câu "Tại sao...?" . Nào là: "Tại sao con chim bay? Tại sao cắt tóc lại không đau? Rồi thì tại sao khi ngừng đạp thì xe đạp sẽ bị đổ?"... Và khi rơi vào tình huống "cân não" này, hầu hết các cha mẹ đều chọn cách gạt con qua một bên: "Ra kia chơi đi để mẹ còn làm việc. Hỏi gì mà lắm thế".
Tuy nhiên, giáo sư Robinson lại chúc mừng nếu bạn có một đứa con hay hỏi, vì điều này chứng tỏ con bạn là một đứa trẻ tò mò. Nếu bạn có thể kiên nhẫn trả lời hoặc hướng dẫn con tìm câu trả lời thông qua sách báo, internet thì việc này sẽ kích thích trí tưởng tượng của trẻ rất nhiều.
2. Giới hạn suy nghĩ của con trong thế giới của người lớn
Trí tưởng tượng của người lớn không còn phong phú nữa vì theo thời gian chúng ta đã bị hạn chế bởi nhận thức của hiện thực. Song, bạn không thể dựa vào tiêu chuẩn này để bắt trẻ phải làm theo.
Khi gặp những đứa trẻ có ý tưởng mang tính kỳ dị, chúng ta không nên chê bai mà cần học cách nhìn nhận, khen ngợi, động viên và hỗ trợ. Điều này giúp trẻ có đủ niềm tin để tiếp tục phát huy trí tưởng tượng. Nói cho cùng, dù ý tưởng đó có điên rồ thế nào thì đó vẫn mãi chỉ là ý tưởng.
3. Để tư duy của con bị "nhốt" trong điện thoại, ipad
Hiện nay có nhiều trẻ em bị nghiện thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, ipad. Nghiện công nghệ về lâu dài sẽ khiến trẻ bị xói mòn tư duy và mất đi trí tưởng tượng.
Chính vì thế, cha mẹ cần phải kích thích cho não của con vận động bằng cách hạn chế cho con xem điện thoại. Bạn vẫn có thể cho con nghịch điện thoại nhưng phải hạn chế thời gian, đồng thời ngồi cạnh để cùng con thảo luận về nội dung. Điều này cũng kích thích tư duy của con năng động hơn. Song, theo giáo sư Robinson cách nhanh nhất để giúp con kích thích não bộ hoạt động chính là chơi trò chơi.
Theo giáo sư Robinson cách nhanh nhất để giúp con kích thích não bộ hoạt động chính là chơi trò chơi (Ảnh minh họa).
Nhà bác học thiên tài Albert Einstein đã từng nói: "Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức. Kiến thức có hạn, còn trí tưởng tượng là vô hạn và nó chính là nguồn gốc của sự tiến hóa tri thức". Chúng ta không kỳ vọng con của mình sẽ trở thành một nhà khoa học trong tương lai. Nhưng ít nhất trí tưởng tượng cũng giúp trẻ trở nên độc đáo, thú vị với những trải nghiệm lạ lẫm, giúp con vượt qua khỏi giới hạn an toàn của bản thân để tiến đến thành công sau này.
Bố nói muốn tái hôn, con trai chết lặng khi đọc tên cô dâu trong tấm thiệp cưới Dành dụm được một số tiền để chuẩn bị làm đám cưới với bạn gái, chàng trai không thể ngờ rằng bản thân lại bị cho ăn một "cú lừa thế kỷ". Hồi giữa tháng 5 vừa qua, một chàng trai người Campuchia đã than phiền trên mạng xã hội Facebook rằng bản thân gặp phải một tình huống vô cùng éo le,...