Tướng Campuchia cảm ơn sự giúp đỡ của Việt Nam
Đại tướng Tổng Tư lệnh quân đội Hoàng gia Campuchia đánh giá rất cao sự hỗ trợ và giúp đỡ của Bộ Quốc phòng Việt Nam với Phnom Penh.
Ngày 26/5, tại tỉnh Kampong Speu, Quân đội Hoàng gia Campuchia đã khánh thành trụ sở làm việc của Trung tâm Phát triển kinh tế thuộc Cục Phát triển kinh tế – Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia, được xây dựng bằng nguồn vốn viện trợ của Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Đây là một trong 18 công trình cơ sở hạ tầng do Bộ Quốc phòng Việt Nam tài trợ cho các đơn vị Quân đội Campuchia năm 2015. Phát biểu tại buổi lễ, Đại tướng Pol Saroun, Tổng Tư lệnh quân đội Hoàng gia Campuchia đánh giá cao sự hỗ trợ và giúp đỡ thiết thực của Bộ Quốc phòng Việt Nam dành cho Cục Phát triển kinh tế cũng như nhiều đơn vị khác của Quân đội Hoàng gia.
Hội trường trường Sĩ quan tạo nguồn Quân đội Hoàng gia Campuchia. Ảnh: Vietnam
Sự giúp đỡ quý báu đó góp phần giúp Campuchia hiện đại hóa lực lượng vũ trang, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước, nhất là trong tình hình mới hiện nay.
Ngoài công trình nói trên, đầu tháng 5/2016, Campuchia cũng đã đưa vào sử dụng Hội trường của trường sĩ quan Campuchia, có chi phí xây dựng 240.000 USD từ nguồn viện trợ của Việt Nam. Đại tướng Pon Saruon, Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia và đại tá Nguyễn Anh Dũng, Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Campuchia, đã tham dự buổi lễ.
Video đang HOT
Đại tướng Pon Saruon nhấn mạnh quân đội Việt Nam đã giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng Khmer Đỏ và từ đó đến nay, quân đội Việt Nam luôn sát cánh, giúp đỡ, hỗ trợ quân đội và nhân dân Campuchia trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
Đại tướng Pon Saruon bày tỏ biết ơn sự giúp đỡ của Bộ Quốc phòng Việt Nam dành cho quân đội Campuchia, nhấn mạnh sự giúp đỡ này góp phần quan trọng vào công tác xây dựng lực lượng quân đội ngày một chính quy, vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng của Campuchia.
Công trình hội trường là tòa nhà hai tầng, được xây dựng trên diện tích 600 m2, có tổng kinh phí xây dựng 240.000 USD, từ nguồn viện trợ của Việt Nam cho Campuchia trong năm 2015. Hội trường này có thể phục vụ hoạt động sinh hoạt, học tập và làm việc cho khoảng 450 giảng viên, học viên.
Theo nghị định thư hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng được lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam và Campuchia ký kết năm 2015, quân đội Việt Nam hỗ trợ quân đội Campuchia khoảng 4 triệu USD cho hoạt động xây dựng cơ bản.
Thùy Dung (tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Quân đội Mỹ có thể huấn luyện, diễn tập chung với Việt Nam
Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa qua mở ra khả năng quân đội Mỹ và Việt Nam tham gia huấn luyện và diễn tập chung trên bộ, một chỉ huy quân đội Mỹ cho biết.
Sĩ quan trên tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth của Mỹ giới thiệu trực thăng săn ngầm MH 60R Seahawk với lực lượng Hải quân Việt Nam khi tàu chiến này ghé thăm Đà Nẵng vào tháng 4.2015. TUẤN TÚ
Trang tin DOD Buzz (Mỹ) ngày 25.5 dẫn lời trung tướng Stephen Lanza, chỉ huy Quân đoàn I và căn cứ hỗn hợp Lewis-McChord của Lục quân Mỹ cho hay việc quân đội Mỹ tham gia huấn luyện cùng quân đội Việt Nam là điều "đã được dự đoán dựa vào những gì lãnh đạo cấp cao của chúng tôi mong muốn".
"Tôi nghĩ rằng lực lượng quân sự Mỹ sẵn sàng tham gia huấn luyện với bất kỳ quân đội nước nào nếu có cơ hội", ông Lanza cho hay.
Trả lời phỏng vấn DOD Buzz qua điện thoại, ông Lanza và thiếu tướng Charles Flynn, chỉ huy Sư đoàn bộ binh số 25 cho biết quân đội Mỹ đang mở rộng sáng kiến mang tên "Pacific Pathways" (tạm dịch Lộ trình Thái Bình Dương hay USARPAC). Trong khuôn khổ USARPAC, quân đội Mỹ đã điều động các đơn vị quân sự đến khu vực để tham gia huấn luyện với quân đội các quốc gia đối tác.
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald thăm Đà Nẵng vào tháng 4.2015. TUẤN TÚ
Trong chương trình USARPAC mở rộng, các binh sĩ từ Singapore, Nhật Bản và Canada sẽ đến Mỹ để huấn luyện với quân nhân Mỹ từ tháng 7 - 9.2016 tại các bang Hawaii, Washington và Alaska.
Khi được hỏi liệu quân nhân Việt Nam sẽ được mời đến Mỹ tham gia huấn luyện trong tương lai theo chương trình USARPAC mở rộng, ông Lanza đáp: "Chúng tôi sẵn sàng huấn luyện dựa theo yêu cầu mà chúng tôi đưa ra với các quốc gia có yêu cầu huấn luyện với quân đội Mỹ. Vì thế nếu cơ hội đến, chúng tôi sẽ tham gia huấn luyện tùy thuộc vào nhiệm vụ và sứ mạng được giao".
Trang tin DOD Buzz nêu bật khả năng quân đội Mỹ và Việt Nam tham gia huấn luyện và diễn tập chung trên bộ sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama (từ 23 - 25.5). Tại Việt Nam, ông Obama bày tỏ kỳ vọng tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quân sự với Việt Nam và đã tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương vơi Việt Nam.
Trong cuộc họp báo tại thủ đô Hà Nội ngày 23.5, Tổng thống Obama cho biết: "Các tàu Mỹ từng ghé thăm cảng ở Việt Nam. Chúng tôi kỳ vọng tăng cường hợp tác quân đội giữa hai nước".
Mỹ và Việt Nam bắt đầu bình thường hóa quan hệ kể từ năm 1995. Hai bên đã ký Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương vào năm 2011, bao gồm hợp tác an ninh hàng hải, tìm kiếm và cứu hộ, ứng phó thảm họa và gìn giữ hòa bình.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Obama thích uống loại bia nào? Tối 23/5, Tổng thống Mỹ đã ghé một quán ăn bình dân ở phố Lê Văn Hưu để thưởng thức món bún chả và bia Hà Nội. Trên thực tế, ông là một người thích uống bia. Tổng thống dùng bún chả trong quán. Ảnh từ instagram của đầu bếp Anthony Bourdain Theo Đệ nhất phu nhân Michelle Obama, hai món chồng bà...