Tưởng bú mẹ là an toàn nhất nhưng rất nhiều trẻ đã rơi vào nguy kịch vì tai nạn này khi bú sữa
Trong lúc được mẹ cho bú, bé gái bất ngờ sặc sữa và rơi vào tím tái, nghẹt thở. Đứng trước sinh tử của con, người cha hốt hoảng đội mưa chạy đi tìm bác sĩ cứu đứa bé.
Trong lúc được mẹ cho bú, bé gái bất ngờ sặc sữa và rơi vào tím tái, nghẹt thở. Đứng trước sinh tử của con, người cha hốt hoảng đội mưa chạy đi tìm bác sĩ cứu đứa bé. Đó là trường hợp của bé gái 23 tháng tuổi, con một đôi vợ chồng công nhân từ miền Tây lên TP.HCM mưu sinh.
BS Cao Văn Tuân, phòng khám G.B (huyện Bình Chánh, TP.HCM), người tiếp nhận điều trị cho trường hợp này chia sẻ, thời điểm xảy ra sự việc, mẹ đang cho bú sữa thì bé bất ngờ sặc rồi chuyển sang tím tái và nghẹt thở.
Thấy con gặp nguy hiểm, người cha hốt hoảng không kịp chuẩn bị gì, để nguyên người cởi trần, mặc quần đùi ẵm con giữa trời mưa để chạy sang phòng khám cầu cứu bác sĩ.
“Tôi vứt bỏ mọi thứ chạy lại đỡ cô bé đã tím ngắt trên tay cha và làm các thủ thuật cấp cứu hóc dị vật, lấy gạc móc hết dị vật trong miệng bé. Nhờ trời thương mà sau đó bé bật khóc và hồng trở lại” - BS Tuân nhớ lại.
Dù bệnh nhi đã qua cơn nguy hiểm nhưng cần đưa đến bệnh viện (BV) để để theo dõi tiếp tình trạng viêm phổi sau sặc sữa.
Bé gái sau khi thoát chết được cha mẹ dẫn đến cảm ơn BS.
Trước đó vào tháng 10/2017 cũng tại khu vực huyện Bình Chánh, một bé gái 20 ngày tuổi đã sặc sữa đến ngưng thở vì mẹ cho tắm liền sau khi bú no.
Người nhà chở em đến một nhà thuốc gần đó cấp cứu nhưng không thành công nên tiếp tục chuyển bé đến chỗ BS Cao Văn Tuân chữa trị.
Theo BS, khi đến phòng khám bệnh nhi đã qua “thời gian vàng” trong cấp cứu. Bản thân người mẹ vì quá thương con mà mất bình tĩnh và bấn loạn, chỉ biết nằm khóc mà không xử trí ngay lúc đầu cho cháu bé.
Video đang HOT
Trường hợp trẻ bị sặc sữa đến ngưng thở vì mẹ cho tắm liền sau khi bú no.
Trước tình trạng khẩn cấp, BS Tuân đã tiến hành xử lý khơi thông đường thở cho cháu bé. Rất may sau khi cấp cứu, bé gái đã qua cơn nguy kịch, mặt dần trở lại hồng hào. Bệnh nhi sau đó được chuyển tiếp đến BV Nhi đồng Thành phố để theo dõi thêm.
Bác sĩ Tuân cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị tắc nghẽn đường thở như sặc sữa, sặc cháo, sặc cơm hay hít vào đường thở các vật nhỏ như hạt dưa, đậu phộng, mảng cầu, sa bô chê, đồng tiền, kẹp giấy…
Dấu hiệu nhận biết là trẻ đang khỏe mạnh trước đó bất ngờ xuất hiện hội chứng xâm nhập: ho sặc sụa, tím tái, khó thở.
Bác sĩ cảnh báo phụ huynh cần cẩn trọng khi cho con bú để tránh dẫn đến những sự cố đáng tiếc.
BS khuyên phụ huynh không nên đê cho tre em đưa cac vât va đô chơi vao môm ngâm, mut. Không nên đê cho tre ăn thưc ăn dê hoc, các loại hạt… Nêu thây tre đang ngâm hoăc ăn nhưng thư này không nên hoang hôt, la het, măng tre vi lam như vây tre sơ hai dê bi hoc.
BS Nhi Đồng 1 hướng dẫn cách sơ cứu cho bệnh nhi hóc dị vật.
Ngươi lơn cũng cân tranh thoi quen ngâm dung cu vao miêng khi lam viêc. Nêu bi hoc hoăc nghi bi hoc vao đương thơ, cân đưa đi BV ngay.
“Đừng can thiệp nếu nạn nhân vẫn còn có thể ho, thở hay la, khóc được và đừng cố móc lấy vật lạ ra và dịch chuyển nó nếu bạn không thể thấy được nó vì có nhiều khả năng dị vật rơi vào sâu hơn” – BS Tuân phân tích.
Cách sơ cứu trẻ hóc dị vật :
Trường hợp trẻ còn tỉnh: Cho trẻ đứng. Người sơ cứu đứng phía sau lưng hoặc quỳ gối, choàng 2 tay ra phía trước ngang thắt lưng. Một tay nắm thành nắm đấm, một tay chồng lên tay còn lại, đặt ngay vào vị trí ở vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên 5 cái thật mạnh liên tiếp. Nếu dị vật chưa ra thì có thể lặp lại biện pháp này từ 6 đến 10 lần.
Trường hợp trẻ hôn mê: Đặt trẻ nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, tựa hai chân hai bên đùi trẻ. Nắm 2 bàn tay thành nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh từ dưới lên trên 5 cái liên tiếp.
Trong tình huống nạn nhân hôn mê và không thở được thì trước tiên phải hà hơi thổi ngạt 2 cái. Nếu dị vật vẫn chưa ra, trẻ vẫn chưa thở được thì kết hợp vừa hà hơi thổi ngạt vừa dùng tay ấn cho đến khi dị vật văng ra hoặc bệnh nhân khóc, thở được, hồng hào hơn.
Theo Helino
Con tử vong vì sai lầm của mẹ khi cho uống thuốc, bác sĩ nói "làm thế là hại trẻ"
Bác sĩ Phương Điền làm việc tại Bệnh viện Nhân dân Hoa Đô ở Quảng Châu, Trung Quốc đã chia sẻ về một trường hợp đáng tiếc khi người mẹ có hành động sai lầm lúc cho con uống thuốc khiến đứa trẻ nghẹt thở dẫn tới tử vong.
Ở vùng quê phía tây nam Trung Quốc, đứa trẻ 8 tuổi được bác sĩ kê đơn thuốc bắc để chữa bệnh. Tuy nhiên vì thuốc khá đắng, trẻ nhỏ thường không thích uống nên liên tục đẩy bát nước thuốc ra.
Người mẹ ở nhà một mình với con, dỗ dành mãi không được nên đã giữ chặt đứa trẻ trong lòng rồi dùng tay bóp mũi, đồ thuốc vào miệng con. Dù đứa trẻ uống được thuốc nhưng không lâu sau đã tử vong vì ngạt thở. Người mẹ sau đó hết sức hối hận.
Trong cuộc sống thực tế, việc cho trẻ uống thuốc đôi khi giống như một "trận chiến" của bố mẹ với con cái vì trẻ không chịu hợp tác. Chính vì thế có những bậc phụ huynh do mất kiên nhẫn nên đã giữ con rồi bóp mũi, bóp miệng để ép trẻ uống thuốc.
Cách làm này dù khiến trẻ uống được thuốc nhưng sẽ bị tâm lý sợ thuốc, lần sau lại không chịu uống. Hoặc nguy hiểm hơn là khiến trẻ bị sặc dẫn tới nghẹt thở, tử vong. Bác sĩ Phương Điền cũng cảnh báo các bậc phụ huynh hành động này chính là hại trẻ, không nên thực hiện.
Cảnh báo nguy hiểm khi dùng tay bóp mũi, bóp miẹng trẻ để uống thuốc
Khi bóp mũi trẻ và cho uống thuốc, trẻ chỉ có thể thở qua đường miệng, dễ gây ho, sặc dẫn tới nhiễm trùng phổi nghhiêm trọng và thậm chí là nghẹt thở.
Khi chất lỏng xâm nhập vào phổi sẽ rất phức tạp khi khám vì cần phải nội soi phế quản và việc điều trị cũng khó khăn hơn.
Bóp mũi trẻ có thể gây tổn thương niêm mạc mũi và mạch máu trong mũi nếu lực quá mạnh. Ngoài ra có thể khiến các chất dịch trong mũi chui vào tai, gây viêm tai giữa.
Việc ép buộc trẻ uống thuốc bằng cách bóp mũi, miệng sẽ càng làm cho trẻ khó chịu hơn khi uống thuốc và càng chống đối.
Trẻ từ chối uống thuốc, cha mẹ có thể chọn những loại thuốc sau:
Chọn dạng bào chế, cố gắng tránh thuốc có vị đắng: Nhiều loại thuốc có dạng bào chế và một số thuốc hiện còn được bổ sung thêm hương vị trái cây để giảm bớt vị đắng. Phụ huynh có thể hỏi bác sĩ có thể lựa chọn những loại thuốc có hương vị dễ chịu hơn cho trẻ nếu có thể.
Một số loại thuốc có thể uống với sữa: loại nước tốt nhất để uống thuốc là nước lọc nhưng có một số thuốc có thể uống với sữa. Để đảm bảo an toàn, phụ huynh nên tham khảo trước ý kiên của bác sĩ.
Khiến cho trẻ thoải mái khi uống thuốc, có thể giả vờ việc uống thuốc là một hoạt động thú vị để trẻ cũng cảm thấy muốn ăn.
Theo eva.vn
Uống thuốc tránh thai khẩn cấp, cô gái 23 tuổi ra đi vĩnh viễn Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp sau khi quan hệ, Tiểu Sảnh - 23 tuổi đã ra đi vĩnh viễn dù được y bác sĩ dốc lòng cứu chữa. "Có phải bác sĩ không? Mọi người mau đến đây, bạn gái tôi bị ngất xỉu rồi..." - Khi gọi xe cấp cứu, một người đàn ông nói với sự lo lắng tột...