Tưởng bị ung thư, hóa ra do mắc quả ớt trong phổi
Bị ho hơn 2 năm, nghi ngờ mắc ung thư phổi, ông Xu (Trung Quốc) nhẹ nhõm khi biết nguyên nhân là hít phải phần đầu một quả ớt.
Hơn 2 năm nay, ông Xu (54 tuổi) ở Chiết Giang (Trung Quốc) bị ho dai dẳng, mãi không khỏi dù đã uống thuốc.
Cuối tháng 6, ông tới Bệnh viện Chiết Giang thăm khám để tìm rõ nguyên nhân. Kết quả chụp cắt lớp cho thấy có một khối đường kính 1 cm trong phổi, nghi viêm phổi hoặc u ác tính, theo South China Morning Post.
Một cuộc kiểm tra trước phẫu thuật cũng xác nhận có một khối u ở phổi phải ông Xu, củng cố thêm khả năng ung thư phổi. Ngày 3/7, ông được đưa vào phòng phẫu thuật với tâm trạng lo lắng, chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.
Luo Jing, bác sĩ khoa Phẫu thuật lồng ngực tại Bệnh viện Chiết Giang, cho biết ca phẫu thuật ban đầu nhằm mục đích lấy mẫu mô phổi để xác định bản chất của khối u. Tuy nhiên, các bác sĩ đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra một vật lạ, hóa ra lại là phần đầu của một quả ớt trong phổi ông Xu.
Ông Xu nhớ lại cách đây hơn 2 năm, có lần ông bị sặc và ho dữ dội khi đang ăn lẩu, có thể do hít phải ớt vào lúc này.
Video đang HOT
Ông Xu cho rằng có thể bản thân hít phải ớt khi ăn lẩu 2 năm trước. Ảnh: Shutterstock.
Bác sĩ Zhu Xinhai, trưởng khoa Phẫu thuật lồng ngực Bệnh viện Chiết Giang, cho biết phần đầu ớt có thể đã đi vào phổi bệnh nhân qua đường thở. Vật thể lạ này tác động đến phổi phải, “ẩn” dưới mô nên khó phát hiện bằng các phương pháp kiểm tra thông thường.
Bác sĩ Ye Jian, trưởng khoa Hô hấp bệnh viện, cho biết thường xuyên phát hiện các vật lạ trong người bệnh nhân như xương động vật, khuyên tai, thậm chí cả răng giả.
Trường hợp hy hữu của ông Xu khiến nhiều người trên mạng xã hội Trung Quốc bất ngờ.
“Thật sự ấn tượng khi ông ấy có thể chịu đựng cơn ho trong 2 năm trước khi phải nhập viện”, một người cảm thán.
“Người đàn ông này hẳn rất vui mừng khi biết mình không bị ung thư. Đây thực sự là kết quả tốt nhất mà một bệnh nhân có thể mong đợi”, một người khác viết.
Nhiều bệnh nhân ung thư nằm chờ chết bỗng khỏi bệnh, vì sao?
Thực tế cho thấy, có nhiều bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối không còn khả năng cứu chữa, các bác sĩ đã 'bó tay' nhưng đã tự khỏi, khiến không ít người xem đây là điều thần kỳ, thậm chí còn mang màu sắc mê tín dị đoan.
Thời gian gần đây xuất hiện nhiều trường hợp ung thư giai đoạn cuối mà các bác sĩ đã "bó tay" bất ngờ tự khỏi bệnh, khi kiểm tra lại không còn tế bào ung thư nữa. Theo TS-BS Nguyễn Minh Đức - Chuyên gia trong lĩnh vực điều trị ung thư, giảng viên trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM), trong y văn thế giới đã ghi nhận hầu hết các bệnh ung thư đều có khả năng tự khỏi như: ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư gan... Nhiều bệnh nhân sau khi bác sĩ trả về nhà một thời gian đã bất ngờ tự khỏi bệnh.
Tế bào ung thư có thể tự triệt tiêu nhờ một hệ miễn dịch tốt của con người - Ảnh: PV
"Bản thân tôi cũng gặp một số bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn được trả về nhà, sau vài tháng không đi tái khám, tới khi đi tái khám thì phát hiện khỏi bệnh, không còn tế bào ung thư nữa", bác sĩ Đức cho biết.
Phân tích về điều này, bác sĩ Đức cho rằng những trường hợp ung thư giai đoạn muộn đã vượt khỏi giới hạn của y học, nhưng chưa vượt khỏi giới hạn của hệ miễn dịch của cơ thể. "Vì đây là hàng rào cuối cùng chiến đấu với các yếu tố ngoại lai cũng như tế bào lạ bên trong của cơ thể", bác sĩ Đức nói.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Đức, dù y văn có ghi nhận một số trường hợp ung thư tự khỏi bệnh nhưng nguyên nhân nào khiến những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối mà các bác sĩ đã "bó tay" có thể tự khỏi bệnh thì chưa có nghiên cứu rõ ràng.
"Các trường hợp ung thư quá muộn, quá nặng, vượt khỏi năng lực điều trị của y học hiện đại nhưng vẫn khỏi bệnh thì chắc chắn là liên quan đến năng lực hệ miễn dịch, sức mạnh ý chí, tinh thần vững vàng của bệnh nhân. Vì đây là những điều còn lại cuối cùng tốt đẹp mà tạo hóa dành cho người bệnh", bác sĩ Đức nhấn mạnh.
Ngoài ra, phân tích của bác sĩ Đức cũng cho thấy, người bệnh ung thư có hệ miễn dịch tốt chắc chắn tiên lượng sẽ tốt hơn người bệnh ung thư có hệ miễn dịch đã suy yếu. Khi đó, những bệnh nhân ung thư mà bác sĩ "bó tay" có hệ miễn dịch tốt sẽ có khả năng thoát khỏi "lưỡi hái thần chết" cao hơn.
Nhấn mạnh đến hiệu quả của những phương pháp điều trị ung thư hiện nay như: phẫu thuật, hóa trị, thuốc đích và xạ trị nhưng bác sĩ Đức cho rằng những phương pháp này chỉ có hiệu lực trong một thời gian nhất định, không thể bảo vệ chúng ta xuyên suốt quá trình trị bệnh.
Chỉ có kiến thức, thói quen, lối sống mới bảo vệ chính mình trước ung thư. Đặc biệt, hệ miễn dịch hoạt động cả ngày lẫn đêm và suốt đời bảo vệ mỗi người.
"Người bệnh cần tuân thủ điều trị, tinh thần phải lạc quan, thanh thản, giữ những thói quen khoa học tốt, nâng cao hệ thống miễn dịch thì sẽ khỏi bệnh, kể cả đó là bệnh ung thư. Thuốc lá, rượu bia, thói quen ăn nhiều thịt đỏ là kẻ thù của hệ miễn dịch. Ánh nắng, mật ong, quả lựu, trà xanh, rau củ xanh, trái cây tươi, yaourt, thể dục, ngồi thiền, tiêm ngừa là bạn tốt của hệ miễn dịch. Tầm soát ung thư đều đặn, định kỳ giúp phát hiện sớm, và điều trị dễ dàng. Chỉ đơn giản như vậy, chúng ta đã có thể tránh xa và chiến thắng ung thư. Đây là căn cơ của phòng bệnh ung thư", bác sĩ Đức chia sẻ.
Tỷ lệ ung thư đang gia tăng trong giới trẻ Ấn Độ Từ "ung thư" thường gợi lên sự sợ hãi, lo lắng và bất an. Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, trước đây, ung thư chỉ được coi là căn bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến người già, nhưng gần đây, xu hướng mắc căn bệnh nguy hiểm này lại đang xuất hiện trong giới trẻ ở Ấn Độ. Một số nghiên cứu...