Tưởng bé gái bị xâm hại vì tử cung mưng mủ, phẫu thuật BS mới biết nguyên nhân đáng sợ
Một bé gái 7 tuổi được đưa đi cấp cứu vì đau vùng bụng dưới, bác sĩ chụp cắt lớp vi tính thì phát hiện có mụn mủ nổi lên từ một bên tử cung do nhiễm trùng không rõ nguyên nhân, và cho rằng cô bé bị bạo hành gia đình hoặc bị xâm hại tình dục, nhưng sự thật hóa ra còn đáng sợ hơn.
Bác sĩ sản phụ khoa nổi tiếng ở Đài Loan, Chiêm Cảnh Toàn, chia sẻ một trường hợp: Một bé gái 7 tuổi trong phòng cấp cứu, đau dữ dội vùng bụng dưới. Bác sĩ sau khi chụp cắt lớp vi tính, phát hiện bên cạnh tử cung có những mụn mủ và mô áp xe. Ban đầu bác sĩ lo lắng cô bé bị bạo hành gia đình hoặc bị xâm hại tình dục. Sau đó, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật khẩn cấp.
Phẫu thuật phát hiện mụn mủ của cô bé 7 tuổi màu tím như khoai môn
Bác sĩ Chiêm Cảnh Toàn kể lại trong quá trình phẫu thuật, thấy mụn mủ của cô bé khác với những người bình thường, bình thường mụn mủ sẽ có màu xanh vàng, nhưng bệnh nhân nhí 7 tuổi có mụn mủ màu tím, giống như màu củ khoai môn, cảm giác rất lạ.
Trong giây tiếp theo, một tia linh cảm lóe lên, phát hiện ra giống như trực khuẩn lao. Sau khi chụp X-quang phổi, quả nhiên cô bé bị viêm phổi, bác sĩ Chiêm đã nhanh chóng hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa về bệnh truyền nhiễm và khẳng định đây là bệnh lao điển hình. Báo cáo bệnh lý vi khuẩn cũng xác nhận suy đoán của ông.
Bác sĩ Chiêm Cảnh Toàn cho biết, kết quả bé gái bị lao phổi
Bác sĩ Chiêm Cảnh Toàn tiếp tục giải thích rằng, bé gái bị nhiễm bệnh lao khiến vi khuẩn chạy đến khoang chậu tạo thành áp xe vùng chậu và mụn mủ. Bố, mẹ và chị em gái có thể là nguồn lây bệnh, và ngay cả những bạn học mà cô bé đã tiếp xúc cũng rất nguy hiểm. Vì con gái bị lao phổi nên cả nhà ai cũng phải điều trị. Mỗi người đều có những triệu chứng khác nhau sau khi bị nhiễm bệnh lao, bác sĩ Chiêm cũng đã xem xét các báo cáo tài liệu và chỉ ra rằng cũng có những trường hợp xương bị vi khuẩn lao ăn khủng khiếp.
Bệnh lao là gì?
Dược sĩ Triệu Nghệ Phân thuộc Hiệp hội Dược sĩ thành phố Đài Bắc cho rằng, bệnh lao là một bệnh lây nhiễm gây ra bởi vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis. Tuy lao có thể ảnh hưởng đến tất cả cơ quan trong cơ thể nhưng phổi và hô hấp là hai cơ quan thường xuyên bị mắc bệnh nhất. Trước khi có kháng sinh, lao là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho nhân loại vì khi đó mắc lao đồng nghĩa với việc người bệnh suy kiệt dần rồi chết.
Đa số các người bệnh không có triệu chứng nào trong giai đoạn này và bệnh cũng không lây lan. Sau khi bệnh đã phát triển, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Tùy vào cơ quan nào bị ảnh hưởng, các triệu chứng có thể bao gồm ho kéo dài trong ít nhất 3 tuần, ho kèm theo đờm hoặc máu, đau ngực, sốt, đổ mồ hôi đêm, sụt cân, ăn không ngon miệng, mệt mỏi và yếu ớt. Các triệu chứng của lao có thể gây ra do nhiều bệnh liên quan đến phổi khác.
Video đang HOT
Lao là một bệnh nghiêm trọng tuy nhiên bệnh chỉ phát triển trong những bệnh cảnh đặc biệt. Thông thường, một người khỏe mạnh hoàn toàn có thể chống chọi lại việc nhiễm lao. Bệnh lao chỉ thường xảy ra ở những người sức khỏe kém và có hệ miễn dịch suy giảm. Những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, đái tháo đường, hay những người có sức khỏe suy kiệt, có nhiều bệnh đồng mắc là đối tượng dễ bị nhiễm lao nhất.
Phòng ngừa bệnh lao?
Do đó, để bảo vệ sức khỏe bạn và gia đình, bạn cần nâng cao sức đề kháng cơ thể bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh.
Giữ gìn vệ sinh chỗ ở: Hầu hết các bệnh về đường hô hấp đều phải giữ gìn vệ sinh không khí thật tốt. Giữ gìn vệ sinh chỗ ở, nơi làm việc khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát. Tránh tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn lao hình thành và phát triển.
Tiêm vắc xin: Vắc xin là một biện pháp phòng bệnh lao hiệu quả nhất. Tiêm vắc xin BCG để phòng tránh bệnh lao cho trẻ em.
Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài: Khi đi ra ngoài, nên có thói quen đeo khẩu trang để tránh khói bụi của các phương tiện giao thông, nhà máy. Đặc biệt, khi đi vào bệnh viện hoặc những nơi có nguy cơ lây nhiễm lao cao phải mang khẩu trang để tránh lây nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis (tác nhân gây bệnh lao) qua không khí.
Che miệng khi ho, ngáp, hắc hơi,…: Che miệng với khăn giấy mỗi khi ho hay hắc hơi,… sau đó bỏ khăn giấy vào thùng rác. Tránh khạc nhổ bừa bãi ra đường hoặc nơi công cộng.
Tránh hút thuốc lá, thuốc lào: Không nên hút thuốc lá, khói thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Đây cũng là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh lao hiệu quả.
Đẻ mổ lần 2 đau "chết đi sống lại", lý do vì sao?
Về cơ bản, những bà mẹ phải sử dụng phương pháp sinh mổ trong lần đầu sinh con thì đến lần sinh thứ hai sẽ phải áp dụng cách thức này. Và lần sinh mổ thứ 2 sẽ đau đớn hơn lần đầu rất nhiều.
Một bà mẹ sinh mổ lần 2 kể lại trải nghiệm của mình: "Sau lần mổ lấy thai đầu tiên được tiêm thuốc mê, trong quá trình sinh tôi cảm thấy mọi thứ thật nhẹ nhàng, không có gì nghiêm trọng. Nhưng tới lần thứ hai, tôi có cảm giác thuốc mê, thuốc tê không có tác dụng với mình. Tôi cảm nhận rõ được dao rạch vào bụng mình. Lúc đó, tôi đã hét lên nhưng bác sĩ nói ca mổ vẫn phải tiếp tục. Ca mổ chỉ nửa tiếng nhưng tôi cảm thấy mình như sắp chết tới nơi rồi".
Vậy tại sao lần mổ thứ 2 lại đau đớn hơn lần đầu? Dưới đây là 4 nguyên nhân:
Kháng thuốc mê
Thường sinh con đầu lòng nếu sinh mổ, khi sử dụng thuốc tê, thuốc mê, người mẹ hầu như không bị đau đớn. Nhưng lần thứ 2 thì khác. Nhiều bà mẹ nói rằng tác dụng của thuốc mê rất ngắn, không duy trì được hết ca mổ, cơn đau dữ dội, cảm nhận thấy rõ bác sĩ đang tác động vào bụng mình như thế nào.
Lần sinh mổ thứ 2, nhiều mẹ kháng thuốc mê, thuốc tê dẫn đến cơn đau trong quá trình phẫu thuật cảm nhận được rõ (ảnh minh họa)
Tâm lý sợ hãi hơn
Mặc dù thuốc mổ được xử lý bằng thuốc ây mê nhưng đây vẫn là ca mổ nguy hiểm, nhiều bà mẹ đã thấu hiểu được đau vết mổ sau lần đầu là như thế nào.
Những bóng đen tâm lí đó đã khiến các bà mẹ sợ hãi hơn trong lần sinh mổ thứ 2. Vì vậy, khi phải đối diện với điều đó một lần nữa, theo bản năng, các bà mẹ sợ hãi hơn và dẫn đến các cơn đau co bóp, đau hơn.
Những cơn đau của lần sinh mổ thứ nhất trở thành nỗi ám ảnh đối với các mẹ bầu sinh con lần 2 khiến (Ảnh minh họa)
Tăng cơn đau do co thắt tử cung
Sinh mổ cũng có những cơn co thắt và cơn đau chuyển dạ. Đặc biệt là sau khi mổ, tử cung sẽ tiếp tục co bóp và tiết dịch âm đạo sau khi sinh, giống như sinh thường. Vì vậy, trong lần thứ 2, cơn đau do cơn co tử cung sẽ tăng lên vì chịu sự cộng hưởng từ vết mổ cũ.
Phục hồi chậm do lần rạch thứ hai trên cùng một chỗ
Ca sinh mổ thứ 2 được thao tác trên chính vết mổ lần đầu tiên. Vết sẹo cũ được bác sĩ cắt bỏ đi, tiếp tục phẫu thuật trên đó. Do đó, vết mổ mới này sẽ phục hồi chậm hơn, khó khăn và đau đớn hơn. Tất nhiên nó phụ thuộc vào thể chất của mỗi người.
Vết mổ lần 2 được thực hiện đúng trên vết mổ lần đầu nên đau và khó phục hồi hơn (Ảnh minh họa)
Những lưu ý với các mẹ bầu đã từng sinh mổ:
Vết mổ và tử cung phục hồi tốt trong lần đầu
Nhiều bà mẹ sinh con đầu lòng bằng phương pháp mổ lấy thai chưa lành vết mổ, tử cung có sẹo vết mổ sẽ bị vỡ khi sinh con thứ 2. Trường hợp nặng sẽ đe dọa đến tính mạng của mẹ và bé. Do đó khi mang bầu lần 2, mẹ bầu phải lưu ý chuyện này.
Lần mang bầu thứ 2 phải cách một khoảng thời gian đủ an toàn
Nói chung, những bà mẹ đã sinh mổ lần đầu, cần cân nhắc, xem xét kế hoạch sinh con lần 2, đảm bảo đủ thời gian để tử cung phục hồi. Thời gian tối thiểu là sau khoảng 2- 3 năm. Như vậy sẽ đảm bảo an toàn cho người mẹ.
Điều kiện thể chất của thai nhi
Các điều kiện cụ thể của thai nhi như trọng lượng, kích thước, vị trí thai, phát triển thể chất tốt... cũng là điều kiện tốt để mẹ bầu cân nhắc việc có thể sinh thường trong lần thứ 2 hay không.
Những bà mẹ đã sinh mổ lần đầu, cần cân nhắc, xem xét kế hoạch sinh con lần 2, đảm bảo đủ thời gian để tử cung phục hồi. (Ảnh minh họa)
Thể trạng của người mẹ
Nhiều bà mẹ không muốn sinh mổ lần thứ hai, và liệu họ có thể sinh con thành công hay không phụ thuộc vào kết quả khám của bác sĩ. Các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp sinh sản phù hợp dựa trên mong muốn của người mẹ nhưng cũng cần phải tuân thủ theo thể trạng của người mẹ có đủ an toàn hay không.
Thể trạng của người mẹ là điều kiện quan trọng nhất để quyết định sinh con, điều này đòi hỏi bác sĩ phải kiểm tra xem các điều kiện về ống sinh, khung xương chậu của mẹ có đáp ứng được không.
Người phụ nữ như mang bầu 5 tháng vì khối u buồng trứng 'khủng' Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) vừa qua đã thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u buồng trứng 'khủng', kích thước tương đương bụng bầu 5 tháng cho một nữ bệnh nhân. Bệnh nhân được các bác sĩ thăm khám sau phẫu thuật cắt bỏ khối u buồng trứng. Ảnh: GĐ&XH Ngày 15/9, thông tin từ Trung tâm Y...