Tưởng ai đẻ xong cũng bị đau lưng, mẹ 9x đi khám thì chết lặng với kết luận của bác sĩ
Là người quan tâm đến sức khỏe, thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ nhưng chị Hằng chỉ phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn.
Sau sinh đau lưng mãi không thuyên giảm, bác sĩ chẩn đoán ung thư cổ tử cung giai đoạn 3A
Vốn là một người khỏe mạnh, nhưng sau khi sinh con xong được một thời gian thì chị Lê Thị Bích Hằng (31 tuổi, hiện đang sống ở Hà Nội) bị đau lưng nặng. Cứ nghĩ là bị đau lưng sau sinh nhưng vì đau mãi không khỏi, càng ngày càng nặng hơn nên chị Hằng quyết định đi khám. Lần đầu, bác sĩ chẩn đoán chị bị đau cơ, co cứng do bế con sai tư thế. Vì chị đang trong thời gian cho con bú nên bác sĩ khuyên không chữa bằng Tây y mà đi châm cứu.
Châm cứu 1 tháng nhưng tình trạng đau lưng không thuyên giảm, lúc đó con trai cũng đã được 11 tháng tuổi nên chị Hằng quyết định cai sữa cho con để chữa đau lưng. Khi đi chụp cộng hưởng từ, bác sĩ phát hiện chị có một khối u sâu trong bụng, kết luận ung thư cổ tử cung giai đoạn 3A.
Chị Hằng khi còn khỏe mạnh.
Sau khi sinh xong, chị phát hiện mình bị ung thư cổ tử cung.
“Mặc dù mình cũng là người quan tâm đến sức khỏe, thường xuyên khám định kỳ nhưng cũng không phát hiện được bệnh. Thể u của mình khá đặc biệt vì mọc từ trong ống cổ tử cung mọc ra nên đi khám bình thường không biết được. Và khi phát hiện nó đã ở giai đoạn 3 rồi, di căn sang hạch chậu phải, thâm nhiễm cơ thắt lưng cột sống.
Mới nhận kết quả thì cũng không có nhiều cảm xúc nhưng sau dần mọi việc ập tới và suy nghĩ nhiều thì mới bắt đầu hoang mang, lo sợ. Người đầu tiên nghĩ đến là con trai, nghĩ rằng giờ mình không sống lâu được nữa thì con phải làm sao đây? Mình không sợ chết mà sợ những người thân yêu đau khổ vì mình, con nhỏ thiệt thòi, bơ vơ…
Lúc nhập viện, mình xem lén hồ sơ còn thấy bác sĩ ghi giai đoạn 4. Mình sợ lắm, cứ bảo bác sĩ phải nói rõ tình trạng bệnh để biết mình còn bao nhiêu thời gian, để còn làm những việc muốn làm ” – chị Hằng nhớ lại.
Video đang HOT
Người mẹ bị ung thư có những lúc suy sụp vì bạo bệnh.
Nhưng bà mẹ trẻ đã lạc quan để vượt qua tất cả mọi đau đớn.
Chị Hằng nhanh chóng gửi cậu con trai chưa tròn 1 tuổi về quê nhờ bà ngoại chăm sóc và bắt đầu hành trình điều trị bệnh. Hàng ngày, bà mẹ trẻ phải chịu đựng từng cơn đau hành hạ. Vì đang trong quá trình chẩn đoán nên cũng không được lạm dụng thuốc giảm đau. Chị không ăn được, không ngủ được, cứ chợp mắt được 1-2 tiếng lại tỉnh dậy do quá đau.
Sau khi chuyển sang Khoa Xạ trị, nằm cùng nhiều bệnh nhân nặng, không khí u ám thảm thương, nhiều bệnh nhân đau đớn kêu khóc cả ngày cộng với cơn đau hành hạ nên chị Hằng xuống tinh thần trầm trọng. Mỗi chiều khi được đẩy xe lăn ra ngoài khuôn viên, chị cảm thấy suy sụp, tương lai trước mắt sụp đổ hết cả.
Nhìn thấy con là lại có thêm động lực để cố gắng, chiến thắng ung thư
Nhưng trong suốt thời gian đó, động lực để chị cố gắng ăn thêm 1 thìa cơm, chịu đựng đau đớn mỗi giờ chính là hình ảnh của con trai. Cả ngày chị chỉ đợi bà ngoại gửi ảnh, clip con đang vui đùa cho xem, gọi video để nhìn con một chút. Nhiêu đó cũng đủ để chị có thêm nhiều sức mạnh.
Động lực lớn nhất để người mẹ bị ung thư này cố gắng chính là nhờ cậu con trai nhỏ.
” Bệnh của mình là giai đoạn muộn nên phác đồ điều trị không có phẫu thuật mà là xạ và truyền thuốc cho khối u teo nhỏ. Truyền xong đợt thuốc đầu tiên đã đỡ đau 80% rồi. Từ 1 người đau co không duỗi được chân, tiêm 4 mũi Morphine 1 ngày, truyền xong mình đứng dậy đi lại được luôn, vui lắm. Bác sĩ báo mình rất hợp thuốc nên cứ cố gắng chữa đi nhé!
Chi phí điều trị tốn kém lắm vì gia đình muốn dùng thuốc tốt nhất cho mình, mỗi lần truyền hết khoảng 45 triệu đồng. Phác đồ của mình lại không ấn định bao nhiêu lần truyền nên mình rất áp lực tài chính. Nhưng mọi người lại động viên mình, còn người là còn của, người mất thì tiền cũng không còn ý nghĩa gì ” – chị Hằng tâm sự.
Nhờ cố gắng ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe nên sau mỗi lần truyền chị Hằng dần khỏe hơn, có thể đi làm và đón con lên để có thêm thời gian để chăm sóc cho bé, bù đắp những ngày hai mẹ con xa nhau. Những ngày đi truyền, chị gửi con sang ông bà nội, đi truyền về đỡ mệt hơn thì lại đón con về ngay. Mỗi khi được bên con, chị Hằng luôn nghĩ ra đủ thứ trò để chơi cùng con, mệt quá thì nằm ôm con thủ thỉ tâm sự. Em bé rất ngoan, bám mẹ và yêu mẹ.
Cả gia đình chị Hằng có chuyến du lịch Đà Lạt để ăn mừng chiến thắng bệnh tật.
May mắn là sau 9 lần truyền, bác sĩ thông báo khối u của chị đã tiêu hết một cách thần kỳ, không phải truyền hóa chất nữa và hàng tháng vào viện kiểm tra định kỳ.
Để ăn mừng chiến thắng ung thư, chị Hằng cùng ông xã đã đưa con trai đi Đà Lạt một chuyến. Dù khá mệt vì sức khỏe yếu đi nhiều nhưng chị cảm thấy vui và hạnh phúc khi được cùng con trải nghiệm những điều mới mẻ, hòa mình vào thiên nhiên.
Sau cơn bạo bệnh, chị Hằng có nhiều thay đổi trong suy nghĩ và tìm thấy nhiều ý nghĩa trong cuộc sống. Đến hiện tại, chị chỉ mong mình có một cuộc sống bình thường, bình an bên những người thân yêu.
Xuất hiện chiếc bánh kem dành cho người hay bị "áp lực cột sống", dân mạng rần rần vào nhận
Xem ra có rất nhiều người có "áp lực cột sống" đấy nhỉ?
Trên đời này có một loại áp lực mà ai cũng phải trải qua, đó chính là áp lực cuộc sống. Thế nhưng gần đây, có một loại áp lực nữa cũng gây nhức nhối khắp nơi, khi có quá đông người gặp phải, ấy chính là áp lực... cột sống. Và để an ủi cho những người này, mới đây, một người đã chia sẻ hình ảnh bánh kem dành riêng cho các thành viên của hội hay phải chịu "áp lực cột sống" lên mạng xã hội. Ngay lập tức, các cư dân mạng đã rần rần vào nhận vì nó quá giống với hoàn cảnh của mình.
Dành cho những người chưa từng phải chịu "áp lực cột sống", thì đau lưng, đau cột sống là một tình trạng mà rất nhiều người trẻ mắc phải trong thời gian gần đây. Có thể do công việc hay học tập nên phải ngồi nhiều, cũng có thể do... mải chơi nên ngồi nhiều. Nhưng dù là gì, thì khi nhìn hình ảnh chú ếch trên chiếc bánh kem trên, với bộ dạng không thể thẳng nổi chiếc lưng thì hẳn là nhiều người đã liên tưởng ngay đến "áp lực cột sống" của mình.
Sao mà có nhiều người phải chịu "áp lực cột sống" thế này!
- T. Dương: Bánh này dành cho mình rồi, đau cột sống...
- H. Giang: Không thẳng nổi cái lưng.
- Wind: Tôi ngồi còn đau cột sống phải nằm cơ.
- H. Lê: Tuy nụ cười vẫn nở trên môi nhưng cột sống tôi không bao giờ là ổn.
Nguồn: Kaja Heeger via Lost Bird
Lớp "vỡ lòng" giao tiếp kiểu Gen Z: "Ủa? J z tr?" Chẳng cần dùng đến bánh mì chuyển ngữ của Doraemon vì ở đây đã có lớp bổ túc ngôn ngữ Gen Z cho ai cần. Chẳng offline một giây nào mà thành "người tối cổ" chính là cảm giác của Gen X, Gen Y khi nhìn thấy những gì Gen Z nói và viết trên cõi mạng. Rõ ràng là những từ bạn...