Tuổi trẻ Thanh Hóa tri ân Anh hùng liệt sỹ Lê Đình Chinh
Chiều 15/2, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã đến dâng hương, tri ân Anh hùng liệt sỹ Lê Đình Chinh – chiến sỹ hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.
Anh hùng liệt sỹ Lê Đình Chinh (SN 1960), là con cả trong một gia đình công nhân nông trường có 6 người con. Năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước chưa được bao lâu thì chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, mặc dù đang đi học phổ thông, Lê Đình Chinh vẫn xung phong nhập ngũ. Thấy con còn nhỏ tuổi (15 tuổi) nên gia đình rất lo lắng. Nhưng vì ước nguyện được phục vụ Tổ quốc của con, gia đình đã động viên con lên đường.
Sau thời gian huấn luyện tại huyện Triệu Sơn, anh Chinh được biên chế vào đại đội 6, tiểu đoàn 2, trung đoàn 12, Bộ tư lệnh công an vũ trang Nhân dân (nay là Bộ đội biên phòng). Đơn vị của anh Chinh được điều động vào chiến trường Tây Nam chiến đấu chống quân Pôn Pốt xâm phạm biên giới. Tại cuộc chiến này, anh đã bị thương và được đưa ra Bắc điều trị. Lành vết thương, anh Chinh xin trở lại đơn vị cũ tiếp tục tham gia chiến đấu. Năm 1978, đơn vị của anh Chinh đã được điều động lên Lạng Sơn, bảo vệ biên giới phía Bắc.
Lúc 18h chiều ngày 25/8/1978, thời điểm tuyến biên giới phía Bắc đang căng thẳng, cả gia đình ở quê nhà bật đài nghe thời sự. Bản tin phát nội dung chi tiết sự kiện chiến sỹ Lê Đình Chinh giải vây cho cán bộ, cứu đồng đội mình và đã hy sinh anh dũng. Khi ngã xuống Lê Đình Chinh vừa tròn 18 tuổi. Ngày 30/8/1978, anh được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì “đã lập được nhiều thành tích trong cuộc chiến đấu và phục vụ chiến đấu chống bọn xâm lược mới ở biên giới phía Bắc”.
Sau 35 năm nằm ở Nghĩa trang huyện Cao Lộc (Lạng Sơn), ngày 6/1/2013, hài cốt Lê Đình Chinh đã được đưa về an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ Hàm Rồng, Thành phố Thanh Hóa theo tâm nguyện của mẹ anh là cụ Khương Thị Chu và người thân trong gia đình.
Sau khi thắp hương tưởng nhớ liệt sỹ Lê Đình Chinh, anh Lê Văn Trung, Bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa cùng cán bộ, đoàn viên thanh niên đã thăm hỏi, động viên và tặng quà cho cụ Khương Thị Chu (mẹ anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh).
Anh Lê Văn Trung chia sẻ: Qua các hoạt động tri ân đối với thân nhân, gia đình liệt sĩ, thương bệnh binh, người có công với cách mạng… chúng tôi mong muốn xây dựng hình ảnh đẹp của tuổi trẻ Thanh Hóa sống, học tập, lao động và rèn luyện theo gương của các Anh hùng, liệt sỹ, thế hệ của cha anh đi trước. Trong thời gian tới, tuổi trẻ Thanh Hóa sẽ có những hoạt động tuyên truyền tấm gương của Anh hùng liệt sỹ Lê Đình Chinh gắn với các hoạt động cụ thể…
Lãnh đạo Tỉnh Đoàn Thanh Hóa cùng cán bộ, đoàn viên thanh niên thắp hương, tri ân Anh hùng liệt sỹ Lê Đình Chinh
Cán bộ, đoàn viên thanh niên thắp hương tri ân Anh hùng liệt sỹ Lê Đình Chinh
Video đang HOT
Lãnh đạo Tỉnh đoàn Thanh Hóa thăm, tặng quà cho cụ Khương Thị Chu (85 tuổi), là mẹ của liệt sỹ Lê Đình Chinh
HOÀNG LAM
Theo TPO
Làng thanh niên lập nghiệp hoang tàn: Không công khai thông tin dự án
Được nhà nước đầu tư hàng chục tỷ đồng, thế nhưng đến thời điểm này, không chỉ nhiều ngôi nhà bỏ hoang, đất sản xuất hoang hóa mà người dân khốn khổ khi chưa được cấp sổ đỏ... Không những thế, một số dự án chỉ định thầu không có phê duyệt, không công khai thông tin dự án.
Dự án còn nhiều bất cập!
Dự án Làng thanh niên lập nghiệp Sông Chàng (LTNLNSC) chính thức khởi công xây dựng năm 2008 với tổng vốn đầu tư hơn 32 tỷ đồng. Dự án dự kiến thu hút khoảng 150 hộ gia đình thanh niên đến sinh sống.
Làng thanh niên lập nghiệp Sông Chàng, huyện Như Xuân, Thanh Hóa.
Mỗi đoàn viên, gia đình đoàn viên thanh niên khi vào định cư ở LTNLNSC sẽ được cấp 400m2 đất ở, 3,2ha đất canh tác cùng nhiều chính sách hỗ trợ khác.
Năm 2017, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định thành lập thôn Thanh Niên, xã Xuân Hòa trên cơ sở cụm dân cư LTNLNSC. Theo đó, thôn Thanh Niên có diện tích 600ha với 124 hộ, 320 nhân khẩu.
Dự án được "vẽ" ra với nhiều mục tiêu rất chi tiết. Nhưng nhìn lại chặng đường 10 năm, dự án để lại nhiều nỗi thất vọng lớn đối với cư dân của LTNLN.
Đã 10 năm qua, người dân LTNLN mòn mỏi đợi chờ nhưng vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trẻ em dưới 6 tuổi và các hộ gia đình là người dân tộc thiểu số không được cấp thẻ Bảo hiểm y tế; nguồn nước sinh hoạt, sản xuất hiếm hoi...
Một thực trạng khác đang tồn tại là nhiều hộ dân không có mặt nhưng vẫn có tên trong danh sách sổ đăng ký hộ khẩu của Làng.
Theo anh Nguyễn Gia Cường, Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn Thanh Niên, LTNLNSC có 141 hộ, khi thành lập thôn Thanh Niên chỉ còn 121 hộ dân.
Nhiều ngôi nhà tại Làng thanh niên lập nghiệp không có người ở.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện chỉ có 55 hộ có mặt thường xuyên và sinh sống ở đây. Số còn lại, người dân xây nhà lên rồi bỏ hoang hoặc cho thuê mà không có mặt thường xuyên hay sinh sống ở đây.
Cũng theo anh Cường, trong số 121 hộ dân ở Làng, hiện nay có 35 hộ không có mặt ở làng, nhưng lại có tên danh sách trong sổ đăng ký hộ khẩu. Đồng thời, tại cụm dân cư số 2 của thôn Thanh Niên, một xóm có 13 ngôi nhà, thì hiện chỉ còn 2 gia đình đang bám trụ ở đây.
Chỉ định thầu khi không có phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Qua tìm hiểu được biết, năm 2016, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt và cấp kinh phí cho dự án"Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng các mô hình trồng cam V2, bưởi Diễn, mô hình trồng cỏ nuôi bò sinh sản nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội tại LTNLNSC".
Dự án do Tỉnh đoàn Thanh Hóa chủ trì với mục tiêu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng thành công các mô hình trồng cam V2, bưởi Diễn, trồng cỏ chăn nuôi bò sinh sản tăng hiệu quả kinh tế từ 20% trở lên so với điều kiện canh tác cũ tại LTNLNSC.
Tỉnh đoàn Thanh Hóa không công khai thông tin dự án.
Thời gian thực hiện dự án là 30 tháng (4/2016 -10/2018) với tổng kinh phí sự nghiệp khoa học gần 2,5 tỷ đồng.
Theo nguồn tin từ Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Thanh Hóa thì Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã điều tra, khảo sát thực trạng sản xuất tại LTNLN; đào tạo 5 kỹ thuật viên và tập huấn 200 lượt thanh niên.
Đơn vị chủ trì đã mua 2.000 cây cam V2; 1.400 cây ổi Đài Loan; mua và lắp đặt hệ thống tưới nước tự động nhỏ giọt cho các hộ tham gia mô hình; mua phân bón...
Tuy nhiên, đến thời điểm này (11/2018), dự án đã kết thúc các nhiệm vụ theo kế hoạch nhưng có một điều lạ là nhiều người dân ở LTNLNSC khi được hỏi lại không hay biết về dự án. Ngay đến anh Nguyễn Gia Cường, Bí thư kiêm trưởng thôn Thanh Niên cho biết cũng chưa nghe tên dự án này.
Sở KH&CN khẳng định, Tỉnh đoàn Thanh Hóa mua cây giống bưởi Diễn, cam V2, bò cái, cỏ và một số hàng hóa khác bằng hình thức chỉ định thầu nhưng không có phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định Khoản 3, Điều 15, Thông tư số 58/2016/TT-BTC; mua hệ thống tưới nước tự động nhỏ giọt bằng hình thức chào hàng cạnh tranh nhưng không có phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Mô hình chỉ còn lác đác vài cây ổi nhưng phát triển kém.
Bên cạnh đó, Tỉnh đoàn đã lựa chọn hình thức chỉ định thầu cho hợp đồng mua bò cái, cỏ giống và một số hàng hóa khác với số tiền là 159,68 triệu đồng là chưa đúng quy định tại Điều 15, Thông tư 58.
Không những thế, Tỉnh đoàn Thanh Hóa không thực hiện công khai thông tin dự án theo quy định tại Điều 18, Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30/12/2015 của liên Bộ KH&CN - Bộ Tài chính.
Cũng theo Sở KH&CN thì mô hình trồng cam V2 xen ổi và mô hình trồng bưởi Diễn xen ổi thì đa số cây ổi đã chết, trong mô hình chỉ còn lác đác vài cây ổi nhưng phát triển kém. Riêng mô hình trồng bưởi Diễn xen ổi thì cây bưởi chậm phát triển.
Duy Tuyên
Theo Dantri
Thăm, tặng quà cho đồng bào vùng tâm lũ Mường Lát Ngày 12/9, Báo Tiền Phong phối hợp với Tỉnh Đoàn Thanh Hóa đã trao nhiều phần quà hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân vùng lũ ở xã Tam Chung, huyện Mường Lát. Bản Pọong, xã Tam Chung sau hơn 10 ngày vẫn ngổn ngang Sau hơn 10 ngày, hàng trăm hộ dân (trong đó có hộ bị sập nhà, hộ có nhà bị...