Tuổi trẻ Quảng Ninh chung tay làm sạch môi trường biển
Ngày 20/3, Đoàn thanh niên các đơn vị tại Quảng Ninh tổ chức Chương trình “Hãy làm sạch biển” trên vịnh Hạ Long, hưởng ứng “ Ngày chủ nhật xanh” toàn quốc lần thứ I năm 2022 do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động.
Các đoàn viên tích cực dọn rác trên đảo Lờm Bò (thuộc vịnh Hạ Long).
Chương trình do Đoàn Thanh niên các cơ quan Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Phòng An ninh chính trị nội bộ (Công an tỉnh Quảng Ninh), Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực Đông Bắc phối hợp tổ chức.
Gần 50 đoàn viên thanh niên đã tham gia các hoạt động vớt, dọn rác, làm sạch bãi biển trên đảo Lờm Bò. Đảo nằm trong vùng lõi bảo vệ tuyệt đối của Di sản – Kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, cách cảng tàu khách 12 km, cách đảo Ti tốp khoảng 2 km, sở hữu cảnh quan đẹp và các điều kiện sinh học đa dạng. Sau khi thu gom, hàng trăm kg rác thải, chủ yếu là nilon, rác thải nhựa sẽ được di chuyển về đất liền xử lý, không làm ảnh hưởng đến môi trường trên biển đảo.
Hoạt động là một trong chuỗi các chương trình hưởng ứng Tháng Thanh niên, phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, chung tay tham gia làm sạch cảnh quan môi trường biển, ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm bằng các hành động cụ thể.
Đảo Lờm Bò trên vịnh Hạ Long được các đoàn viên tích cực dọn rác.
Thông qua các hoạt động thiết thực của chương trình “ Hãy làm sạch biển” và “Ngày chủ nhật xanh”, đoàn viên thanh niên các đơn vị cũng mong muốn từng bước nâng cao nhận thức của người dân, du khách, huy động thêm nhiều nguồn lực cùng tham gia bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long nói riêng và môi trường biển, ứng phó biến đổi khí hậu nói chung, đặc biệt là trong bối cảnh vịnh Hạ Long cũng như các điểm đến du lịch nổi tiếng khác của Quảng Ninh đang mở cửa, chào đón du khách trở lại.
Nuôi loài chim diêm dúa, hay múa, ai cũng bảo khùng, chàng kỹ sư bỏ phố về quê ở Hải Dương lãi hơn nửa tỷ/năm
Tốt nghiệp Đại học Bách khoa, anh Nguyễn Văn Phương (xã An Lâm, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) được Xí nghiệp mỏ Đông Bắc (Quảng Ninh) nhận về làm việc với mức lương khá cao.
Nhưng sau mấy năm chàng kỹ sư đã từ bỏ, về quê làm giàu với mô hình nuôi chim công.
Video đang HOT
Cất bằng kỹ sư về quê... nuôi chim công
Về mảnh đất thuần nông xã An Lâm, thuộc huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương), tôi hỏi nhà Nguyễn Văn Phương, nhiều người dân không ngần ngại nói ngay: "Có phải cậu Phương "khùng" nuôi chim công không?".
Gặp Phương, tôi hỏi về biệt danh này, Phương gãi đầu phân trần: "Cũng là vì cái nghiệp nuôi loài chim công đấy. Chả là tôi từng tốt nghiệp đại học, có việc làm ổn định ở Quảng Ninh nhưng rồi lại bỏ tất cả về quê nuôi loài chim mà ở cái làng này từ xưa đến giờ chưa ai nuôi".
Anh Nguyễn Văn Phương bên trang trại nuôi chim trĩ của mình.
Chia sẻ về cơ duyên đến với nghề nuôi chim công, Phương cho biết, anh sinh ra và lớn lên ở mảnh đất thuần nông, bố mẹ chỉ làm nông nghiệp nên ngay từ khi bắt đầu đi học đại học, Phương luôn suy nghĩ phải phấn đấu thoát cảnh "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời".
Sau khi tốt nghiệp Đại học Bách khoa, Phương được Xí nghiệp Mỏ Đông Bắc ở Quảng Ninh nhận vào làm với mức lương hơn 10 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, do đặc thù công việc phải ở xa nhà, gần như mỗi năm chỉ được về nhà 1,2 lần. Năm 2013, bố Phương ốm nặng nên anh buộc phải nghỉ việc về quê chăm sóc. Khi mới về quê, Phương không có công việc cố định, phải đi làm công nhân hơn 1 năm. Nhưng lương công nhân cũng bấp bênh nên anh chuyển hướng nuôi chim công, chim trĩ.
"Khi đưa ra quyết định, người thân trong gia đình, bạn bè ra sức can ngăn vì chim công là loài chim quý hiếm, cả tỉnh không ai nuôi thì biết bán cho ai. Mọi người gọi tôi là Phương "khùng" từ đó", Phương kể.
Lúc khởi nghiệp gia đình Phương rất nghèo, phải vay mượn anh chị, họ hàng được 92 triệu đồng để mua 1 công bố mẹ (3 mái, 1 trống), 1 đàn gà chín cựa, 1 đàn vịt trời, 1 bộ chim trĩ đỏ, 1 đàn chim trĩ thịt, 1 bộ trĩ bảy màu.
"Tôi nhớ thời gian đầu khi mới nuôi tôi chăm đàn chim quý từng tí một. Khi ấp nở ra con chim công đầu tiên thậm chí tôi còn để chim công ngủ trên đầu giường, thắp điện cả đêm rồi đi khoe khắp làng. Khi chim công con được 1 tháng tuổi, tôi bán được 1,7 triệu đồng, một số tiền khá lớn", anh Phương bồi hồi nhớ lại.
Cứ như thế, đàn chim công cứ thế sinh sôi nảy nở, 3 gian chuồng lợn của bố mẹ đã được anh Phương cải tạo thành chuồng nuôi chim. "Hiện tại tôi đã có 2 trang trại nuôi chim công, chim trĩ...", anh Phương vui vẻ nói.
Đàn chim công, chim trĩ của anh Phương.
Thành công với nghề nuôi chim quý nhưng cũng có lúc anh Phương gặp thất bại. Anh tâm sự: "Năm 2018 tôi nhập 1 đàn chim công trắng, công xanh đuôi dài của Thái Lan về Việt Nam trị giá mấy trăm triệu, dịp đó, bố tôi mất, tôi chán nản bỏ bê chăm sóc nên đàn chim công bị dịch chết sạch. Sau đó, vợ con động viên nên tôi quyết tâm gây dựng lại".
Bí kíp nuôi chim công của chàng kỹ sư "khùng"
Anh Phương cho biết, thời gian đầu nuôi chim với số lượng lớn, do chưa nắm vững kỹ thuật, kinh nghiệm nên anh gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ kiên trì học hỏi từ mạng internet cũng như áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, dần dần đàn chim công cũng bắt đầu thích nghi với điều kiện sống và phát triển khỏe mạnh.
Phương cho hay, chim công vốn là loài động vật hoang dã nên có sức đề kháng cao hơn so với nhiều vật nuôi khác, chim ít khi mắc bệnh, nếu có cũng khá dễ điều trị, nhưng cũng cần phải chăm sóc kỹ, tiêm vaccine đầy đủ tránh bệnh tật về sau. Thức ăn của chim công giống như của gà, gồm các loại cám trộn với bắp, lúa, rau, chuối thái băm...
Chim công vốn là loài động vật hoang dã nên có sức đề kháng cao hơn so với nhiều vật nuôi khác.
Chuồng nuôi chim được bao quanh bởi lưới thép, phía trên lợp mái để tránh mưa gió và chim bay ra ngoài, trong chuồng treo thêm cành cây ngang cho chim đậu, phía dưới trải đệm lót sinh học để chuồng trại luôn sạch sẽ và hạn chế dịch bệnh. Chim công nuôi từ 1 tháng có thể xuất bán thương phẩm, từ 2 năm có thể cho sinh sản. Mỗi lần chúng đẻ hơn 30 trứng. Trại sử dụng máy ấp và cách chăm sóc riêng nên tỷ lệ trứng nở thành công đạt 90%.
Anh Phương đang hướng dẫn một khách hàng về quy trình nuôi chim công.
Từ bộ công bố mẹ ban đầu, đến nay mỗi năm trang trại của anh Phương xuất ra thị trường hàng trăm con chim công giống và thương phẩm.
Hiện, trong trang trại của anh Phương có khoảng hơn 200 cá thể bao gồm chim công và chim trĩ. Chim công thì có công trắng, công ngũ sắc, công má vàng. Anh Phương đang nuôi công má vàng đặc hữu của Việt Nam, là loài động vật hoang dã được xếp vào nhóm 1B, nguy cấp quý hiếm. Riêng công má vàng anh Phương đã gây dựng được hơn 10 con.
"Công giống má vàng ngày xưa tôi đi vào Tây Nguyên tìm kiếm những nhà dân nuôi bắt và được phép nuôi làm cảnh. Sau khi mua tôi sẽ làm thủ tục xin lực lượng kiểm lâm cấp phép đưa về địa phương nuôi và gây giống", anh Phương cho biết.
Ngoài chim công, anh Phương còn sở hữu đàn chim trĩ bảy màu, trĩ đỏ,... Mỗi năm, anh Phương xuất bán hàng nghìn con chim công và chim trĩ cảnh cho các khu du lịch, giới chơi chim cảnh... mua để nuôi, phối giống. Hiện naygiá chim công con dao động từ 1 đến 4 triệu đồng/con, còn chim trưởng thành từ 10 đến 40 triệu đồng/con... Nhờ đó, anh Phương thu lãi từ 500 - 600 triệu đồng/năm.
Hiện anh đang đầu tư mở rộng chuồng trại, tiếp tục nhân giống tăng đàn chim công để cung cấp ra thị trường; đồng thời sẵn sàng hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cho những người có chung niềm đam mê về loài chim quý này.
Thành đoàn Hải Phòng tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa Ngày 20/3, Thành đoàn Hải Phòng phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Tháng Thanh niên. Đoàn viên thanh niên tham gia trồng cây khởi động chương trình "Ra quân hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh toàn quốc lần thứ I năm 2022". Ảnh: Hoàng Ngọc/TTXVN Ban Thường vụ Thành đoàn...