Tuổi trẻ của Steve Jobs: Thất bại liên miên, chối bỏ con gái ruột
Đúng với câu nói khuyên người trẻ “Hãy cứ đói khát, hãy cứ dại khờ”, cố huyền thoại của làng công nghệ cũng trải qua nhiều sóng gió, vấp ngã và phải trả giá đắt khi còn trẻ tuổi.
Ngỗ nghịch, khó dạy bảo. Những năm đầu đi học, Steve Jobs là nỗi ác mộng của các thầy cô khi cùng với cậu bạn học Rick Ferrentino bày đủ trò phá phách đến mức bị đuổi về nhà 2-3 lần. Bước ngoặt thay đổi vào năm lớp 4, khi Jobs gặp gỡ cô giáo Imogene Hill. Chỉ sau vài tuần, người giáo viên này đã tìm ra cách để khơi dậy sự hào hứng học hành của ông. Ảnh: Inc.
Đối với ông, những gì tiếp thu được trong năm lớp 4 nhiều hơn bất kỳ năm nào khác ở trường. Hiểu sâu sắc giá trị của giáo viên giỏi, ông luôn tâm huyết khi chia sẻ kiến thức cho người khác. Jonathan Rotenberg, đồng sáng lập Hiệp hội Máy tính Boston, từng viết cuốn “Thầy Steve Jobs của tôi” để ca ngợi huyền thoại công nghệ đã thành người thầy vĩ đại của mình. Ảnh: AP.
Chối bỏ con gái. Năm 23 tuổi, Steve Jobs lần đầu lên chức bố, sau khi bạn gái ông có thai ngoài ý muốn. Cô con gái Lisa Jobs ra đời nhưng bị chính cha ruột từ chối trong nhiều năm. Thậm chí, Jobs còn khẳng định rằng mình bị vô sinh và không có khả năng làm cha. Ảnh: Anews.
Hai mẹ con Lisa sống khó khăn suốt nhiều năm trong khi Steve Jobs thường xuyên có tên trong danh sách những người giàu nhất nước Mỹ. Mãi sau này, mối quan hệ của hai bố con mới tốt dần. “Tôi đã từ bỏ mơ ước về một cuộc đoàn tụ ấm áp tràn đầy tình thương như trong phim, nhưng dù sao tôi vẫn tới thăm bố”, Lisa kể lại những lần cuối gặp mặt cha mình. Ảnh: Dailyhunt.
Video đang HOT
Bị sa thải khỏi chính công ty của mình. Vào năm 1983, khi Steve Jobs mới chỉ 28 tuổi, ông thấy cần có một người kinh nghiệm hơn để cố vấn công việc điều hành Apple. Người được ông tin tưởng là John Sculley, Giám đốc Marketing của Pepsi khi đó. Tuy nhiên, chỉ sau có 2 năm, chính Sculley là người khiến Steve Jobs ra khỏi Apple. Ảnh: Afflictor.
Bị đuổi việc khỏi chính công ty của mình là “cú sốc” không nhỏ với Steve Jobs. Sau này, huyền thoại công nghệ thừa nhận thuê Sculley là quyết định sai lầm của mình. Tuy nhiên, chính ông cũng khẳng định việc rời khỏi Apple là bài học đáng nhớ, “giải phóng tôi để bước vào một trong những giai đoạn sáng tạo nhất của cuộc đời”. Ảnh: Anews.
Ra mắt nhiều sản phẩm thất bại. Không ai phủ nhận bộ óc thiên tài của Steve Jobs, song trong suốt sự nghiệp, ông không ít lần cho ra mắt những “quả bom xịt” đáng quên, với doanh số hẩm hiu và sớm lâm vào cảnh khai tử như Apple Lisa, TV Macintosh, Powermac G4. Ảnh: The Daily Beast.
“Bài học tôi nhận được từ những sản phẩm không thành công đó là mọi người sẽ nhanh chóng quên những sai lầm nhỏ của bạn, miễn là bạn vẫn giữ được những canh bạc lớn trong toàn bộ chiến lược của mình”, huyền thoại công nghệ chia sẻ. Những cái tên nổi tiếng như iPod, iPhone, iPad vẫn là minh chứng cho bộ óc thiên tài của ông. Ảnh: Pinterest.
Thi ếu tôn trọng nhân viên. Xuyên suốt sự nghiệp, Steve Jobs nổi tiếng là người nóng tính và thường nặng lời với nhân viên cấp dưới mỗi khi họ phạm lỗi. Ông từng đe dọa cho một nhóm kỹ thuật viên nghỉ việc ngay sau kỳ nghỉ Giáng sinh. Tuy nhiên, chính sự khó tính, lạnh lùng của ông nhiều lần đem lại động lực làm việc cho cấp dưới. Ảnh: Fast Company.
Ken Rosen, người từng làm việc cho Steve Jobs vào những năm 80 của thế kỷ trước, kể lại rằng dù đội mình đã cố hết sức để hoàn thành yêu cầu song cố CEO vẫn lắc đầu và bỏ đi. Rosen tức giận vì cho rằng ông chỉ biết giao việc rồi phó mặc cho cấp dưới. Song, cuối cùng Rosen cùng đồng đội vẫn tìm ra cách giải quyết và gọi đó là bài học khiến “tôi nhớ rằng sẽ luôn có những thứ bạn nghĩ rằng không thể làm được, nhưng sẽ phải tìm ra cách để đối mặt với các thách thức”. Ảnh: Quazt.
Theo Zing
Nạn nhân mới nhất trong "nghĩa địa sáng tạo" của Apple
"Apple Glass" hay "Google Glass" là những ý tưởng thực sự thú vị.
Chúng hứa hẹn cách mạng nhiều mảng thị trường như những gì iPhone, iPod hay Mac đã từng làm. Nhưng đáng tiếc rằng, mọi sáng tạo đều phải mang lên bàn cân - ngay cả tại công ty sáng tạo nhất thế giới.
Chưa có năm nào sự chờ đợi dành cho những chiếc iPhone lại nguội lạnh như năm 2019, và lý do không chỉ là bởi iPhone 2020 sẽ mang tới nhiều cải tiến đột phá: theo chính lời của CEO Tim Cook, năm 2020 Apple sẽ có một "sản phẩm cách mạng".
Cho đến trước tháng 7, nhiều người vẫn tin rằng đó sẽ là một sản phẩm đưa Apple vào một "vừa mới vừa cũ": thực tại tăng cường. Khi vén màn ARKit vào năm 2017, Apple đã đưa iPad trở thành một trong những nền tảng AR lớn nhất thế giới. Suốt nhiều năm, Apple liên tiếp thâu tóm nhiều công ty AR và các lĩnh vực liên quan (AI, nhận diện hình ảnh, cảm biến...), trong đó có 1 công ty sản xuất mắt kính và 1 công ty VR.
Và khi Google Glass hay Microsoft Hololens thành công, người ta cũng đã hy vọng rằng Apple sẽ có câu trả lời riêng, đưa kính thực tại ảo trở thành một sản phẩm thực sự đại chúng. Apple đã từng được hy vọng thực hiện một cuộc cách mạng AR, theo cùng một cách đã từng cách mạng PC, máy nghe nhạc, điện thoại hay tablet.
Đáng tiếc rằng đối nghịch với hy vọng là thực tế. Muốn chế tạo kính AR, Apple vẫn phải đối mặt với những vấn đề ai ai rồi cũng sẽ gặp phải: làm thế nào để tích hợp một chiếc máy vi tính vào một phụ kiện thời trang? Làm thế nào Apple có thể tạo ra một chiếc kính không quá kỳ dị, nhưng vẫn mang trong mình một trải nghiệm số xứng tầm Táo Cắn Dở?
Nếu thông tin của chuỗi cung ứng là chính xác, Apple đã không thể đưa ra một câu trả lời hợp lý cho tất cả những vấn đề này. Apple đã khai tử dự án kính AR.
Đó là điều sẽ khiến nhiều người thất vọng, bởi nếu "cố đấm ăn xôi", nếu chịu chấp nhận thoả hiệp, Apple chắc chắn vẫn có thể đưa Glass ra thị trường. Tiềm năng để đặt chân vào một lĩnh vực hoàn toàn mới (kính AR) vẫn còn đó. Nhưng Apple không làm như vậy: mọi sản phẩm đều phải được mang lên bàn cân, không phải cứ "sáng tạo" là ra mắt.
Đó là nguyên tắc đi xuyên suốt lịch sử Apple. Kẻ hiểu rõ nhất mặt trái của sáng tạo cũng lại là kẻ đại diện cho tinh thần sáng tạo tại Apple - Steve Jobs. Năm 1997, trở về công ty, ông khai tử hàng chục dự án. Nổi bật nhất trong số này là Newton và Pippin:
Dĩ nhiên, đây là những dự án của Apple thời kỳ không có Steve Jobs. Nhưng đừng hiểu lầm: ngay cả khi thị trường máy vi tính vẫn còn đang rất non trẻ, khi những ý tưởng điên khùng vẫn còn đất diễn, nhà sáng lập của Táo vẫn cứ đem ý tưởng sáng tạo ra làm chết.
Trong số đó bao gồm cả những sản phẩm đi trước thời đại hàng chục năm (và hoàn toàn không thực tế):
Hơn 2 thập kỷ từ ngày "hồi sinh", 9 năm kể từ khi không còn bàn tay của Jobs, Apple vẫn cứ tiếp tục... làm chết sáng tạo. Apple Glass là một ví dụ, Apple Car là một ví dụ khác: Apple từng bỏ hàng tỷ USD vào dự án này chỉ để một chiếc xe mãi mãi không thành hình. Chắc chắn một trải nghiệm xe hơi "chính hiệu Apple" sẽ có sức hút của riêng mình, nhưng Apple cũng đã nhận ra "Apple Car" không xứng đáng để chấp nhận quá nhiều rủi ro về khâu cung ứng hay sản xuất.
Bởi một công ty nổi danh với những cuộc cách mạng cũng sẽ hiểu rất rõ mặt trái của sáng tạo. Những ý tưởng hấp dẫn thôi là chưa đủ, vì làm gì có ai có thể trốn tránh được thực tại? Nếu thực tại đem đến rủi ro thất bại quá lớn, hai chữ "sáng tạo" sẽ là không đủ để ngăn Apple tiễn ý tưởng của chính mình chìm vào dĩ vãng.
Theo Trí Thức Trẻ
Chạy trường điểm, lớp chọn bao giờ mới chấm dứt? Những mối quan hệ được phát huy, phụ huynh nhờ vả, tác động từ người này đến người khác và khi "đủ điều kiện" thì nhà trường sẽ nhận học sinh vào học. Đã là phụ huynh thì ai cũng mong muốn con mình vào được những trường điểm, những trường có chất lượng cao. Điều đặc biệt là mong muốn con mình...